Những ông lớn bị khai tử trong năm 2015

Những ông lớn bị khai tử trong năm 2015

(Kiến Thức) - Lululemon, DirecTV, BlackBerry... là những thương hiệu sẽ đi vào "dĩ vãng” trong năm 2015. 

 1. Lululemon: Lululemon là một hãng sản xuất quần tập yoga nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, ngày 18/3/2013, hãng phải thu hồi khẩn cấp loại quần yoga từ các cửa hàng trên toàn thế giới bởi chúng quá mỏng và có thể nhìn xuyên thấu. Đây là lần thứ 2 Lululemon dính bê bối liên quan tới chất lượng sản phẩm, khiến uy tín bị giảm sút. Báo cáo tài chính quý mới nhất của Lululemon đã cho thấy một loạt những vấn đề trong hoạt động kinh doanh. So với năm 2013, thu nhập ròng của công ty đã giảm từ 47 triệu USD xuống 19 triệu USD.
1. Lululemon: Lululemon là một hãng sản xuất quần tập yoga nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, ngày 18/3/2013, hãng phải thu hồi khẩn cấp loại quần yoga từ các cửa hàng trên toàn thế giới bởi chúng quá mỏng và có thể nhìn xuyên thấu. Đây là lần thứ 2 Lululemon dính bê bối liên quan tới chất lượng sản phẩm, khiến uy tín bị giảm sút. Báo cáo tài chính quý mới nhất của Lululemon đã cho thấy một loạt những vấn đề trong hoạt động kinh doanh. So với năm 2013, thu nhập ròng của công ty đã giảm từ 47 triệu USD xuống 19 triệu USD.
 2. DirecTV: Trong tháng 5/2014, nhà mạng AT&T của Mỹ đã chi 49 tỷ USD để mua lại hãng truyền hình vệ tinh số 1 DirecTV. Việc sát nhập với DirecTV sẽ mở rộng danh mục dịch vụ cho AT&T, bao gồm: di động, băng rộng, truyền hình, điện thoại cố định. Về phía DirecTV, việc bán mình cho AT&T cho phép hãng cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho khách hàng, lấp đầy lỗ hổng mà công ty còn thiếu so với các đối thủ truyền hình cáp khác vẫn bán dịch vụ Internet qua mạng lưới.
2. DirecTV: Trong tháng 5/2014, nhà mạng AT&T của Mỹ đã chi 49 tỷ USD để mua lại hãng truyền hình vệ tinh số 1 DirecTV. Việc sát nhập với DirecTV sẽ mở rộng danh mục dịch vụ cho AT&T, bao gồm: di động, băng rộng, truyền hình, điện thoại cố định. Về phía DirecTV, việc bán mình cho AT&T cho phép hãng cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho khách hàng, lấp đầy lỗ hổng mà công ty còn thiếu so với các đối thủ truyền hình cáp khác vẫn bán dịch vụ Internet qua mạng lưới.
 3. Hillshire Brands: Cuối tháng 5, tập đoàn chế biến và kinh doanh thực phẩm lớn nhất nước Mỹ Tyson Foods Inc đã chào giá hơn 6 tỷ USD để mua lại tập đoàn chuyên sản xuất xúc xích Hillshire Brands. Tyson Foods đã đưa ra mức giá cao hơn so với hãng Pride Corp đưa ra trước đó bởi nếu thâu tóm được Hillshire Brands, tập đoàn này sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị phần của ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm.
3. Hillshire Brands: Cuối tháng 5, tập đoàn chế biến và kinh doanh thực phẩm lớn nhất nước Mỹ Tyson Foods Inc đã chào giá hơn 6 tỷ USD để mua lại tập đoàn chuyên sản xuất xúc xích Hillshire Brands. Tyson Foods đã đưa ra mức giá cao hơn so với hãng Pride Corp đưa ra trước đó bởi nếu thâu tóm được Hillshire Brands, tập đoàn này sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị phần của ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm.
 4. Zynga: Công ty chế tạo trò chơi cho mạng xã hội Zynga là một trong những thương hiệu dẫn đầu về mức độ suy giảm ưa thích của người tiêu dùng. Có thể nói, năm 2012 là một năm khó khăn với Zynga, thể hiện qua mức độ quan tâm suy giảm của người sử dụng trên các mạng xã hội. Theo báo cáo, lượng truy cập trong quý đầu năm 2014 đã giảm gần 50% xuống còn 28 triệu, so với 52 triệu người trong cùng quý năm ngoái. Doanh thu của công ty giảm 61 triệu USD, cổ phiếu cũng giảm 45%.
4. Zynga: Công ty chế tạo trò chơi cho mạng xã hội Zynga là một trong những thương hiệu dẫn đầu về mức độ suy giảm ưa thích của người tiêu dùng. Có thể nói, năm 2012 là một năm khó khăn với Zynga, thể hiện qua mức độ quan tâm suy giảm của người sử dụng trên các mạng xã hội. Theo báo cáo, lượng truy cập trong quý đầu năm 2014 đã giảm gần 50% xuống còn 28 triệu, so với 52 triệu người trong cùng quý năm ngoái. Doanh thu của công ty giảm 61 triệu USD, cổ phiếu cũng giảm 45%.
 5. Alaska Air. Alaska Air Group Inc: Đây là một trong số ít những hãng hàng không độc lập còn lại của Mỹ. Tại thị trường phía tây Hoa Kỳ, Alaska Air là một thương hiệu mạnh, đặc biệt là tại thành phố Salt Lake, Los Angeles và Seattle. Mặc dù doanh thu và thu nhập ròng luôn tăng ổn định trong vòng 5 năm qua và được lòng khách hàng nhất, nhưng dự đoán, hãng sẽ không thể tồn tại trong năm 2015.
5. Alaska Air. Alaska Air Group Inc: Đây là một trong số ít những hãng hàng không độc lập còn lại của Mỹ. Tại thị trường phía tây Hoa Kỳ, Alaska Air là một thương hiệu mạnh, đặc biệt là tại thành phố Salt Lake, Los Angeles và Seattle. Mặc dù doanh thu và thu nhập ròng luôn tăng ổn định trong vòng 5 năm qua và được lòng khách hàng nhất, nhưng dự đoán, hãng sẽ không thể tồn tại trong năm 2015.
 6. Russell Stover: Hãng sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 tại Mỹ đang được chào bán với giá 1 tỷ USD. Theo tin đồn, một trong những người mua lại hãng này là Hershey. Với lượng vốn hóa thị trường 21,6 tỷ USD và doanh thu 7,1 tỷ USD, Hershey không gặp nhiều khó khăn khi muốn thâu tóm Russell Stover. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty có khả năng mua lại hãng sản xuất bánh kẹo này như Kraft, Mars, Nestlé.
6. Russell Stover: Hãng sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 tại Mỹ đang được chào bán với giá 1 tỷ USD. Theo tin đồn, một trong những người mua lại hãng này là Hershey. Với lượng vốn hóa thị trường 21,6 tỷ USD và doanh thu 7,1 tỷ USD, Hershey không gặp nhiều khó khăn khi muốn thâu tóm Russell Stover. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty có khả năng mua lại hãng sản xuất bánh kẹo này như Kraft, Mars, Nestlé.
 7. Shutterfly: Trong khi Shutterfly tiếp tục thống lĩnh ngành công nghiệp phát hành tranh ảnh online thì sự xuất hiện của các trang web chia sẻ miễn phí và lưu trữ trực tuyến như Instagram, Facebook và Dropbox đã ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng của Shutterfly trong tương lai. Cổ phiếu của Shutterfly sụt giảm 18% trong 12 tháng qua.
7. Shutterfly: Trong khi Shutterfly tiếp tục thống lĩnh ngành công nghiệp phát hành tranh ảnh online thì sự xuất hiện của các trang web chia sẻ miễn phí và lưu trữ trực tuyến như Instagram, Facebook và Dropbox đã ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng của Shutterfly trong tương lai. Cổ phiếu của Shutterfly sụt giảm 18% trong 12 tháng qua.
 8. Time Warner Cable: Tháng 2, tập đoàn Comcast đưa ra lời đề nghị mua lại một trong những nhà cung cấp lớn nhất về các dịch vụ video, dữ liệu và tiếng nói tại Mỹ với giá 45, 2 tỷ USD. Nếu thương vụ được thông qua sẽ tạo ra một đối thủ khổng lồ trên thị trường truyền hình cáp và Internet tại Mỹ với tổng số 30 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, nhiều phản ứng cho rằng, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ không phê chuẩn thương vụ này.
8. Time Warner Cable: Tháng 2, tập đoàn Comcast đưa ra lời đề nghị mua lại một trong những nhà cung cấp lớn nhất về các dịch vụ video, dữ liệu và tiếng nói tại Mỹ với giá 45, 2 tỷ USD. Nếu thương vụ được thông qua sẽ tạo ra một đối thủ khổng lồ trên thị trường truyền hình cáp và Internet tại Mỹ với tổng số 30 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, nhiều phản ứng cho rằng, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ không phê chuẩn thương vụ này.
 9. BlackBerry: Năm 2008, BlackBerry đã chiếm lĩnh 19,5% trên thị trường điện thoại smartphone toàn cầu. Tuy nhiên, việc ra mắt iPhone của Apple năm 2007 và hệ điều hành Android của Google năm 2008 đã khiến doanh số của BlackBerry giảm đáng kể. Theo các báo cáo mới đây, doanh thu của hãng đã giảm từ 3,1 tỷ USD xuống 966 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu liên tục giảm trong nhiều năm qua gây e ngại rằng BlackBerry sẽ khó có cơ hội đứng vững trên thị trường.
9. BlackBerry: Năm 2008, BlackBerry đã chiếm lĩnh 19,5% trên thị trường điện thoại smartphone toàn cầu. Tuy nhiên, việc ra mắt iPhone của Apple năm 2007 và hệ điều hành Android của Google năm 2008 đã khiến doanh số của BlackBerry giảm đáng kể. Theo các báo cáo mới đây, doanh thu của hãng đã giảm từ 3,1 tỷ USD xuống 966 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu liên tục giảm trong nhiều năm qua gây e ngại rằng BlackBerry sẽ khó có cơ hội đứng vững trên thị trường.
 10. Aeropostale: Aeropostale là thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ nổi tiếng của Mỹ. Để cạnh tranh với các đối thủ khác, Aeropostale sản xuất những bộ quần áo bình thường với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, việc kinh doanh của thương hiệu này gặp nhiều khó khăn khi giới trẻ chuộng sản phẩm thời trang, hợp túi tiền của nhiều nhà bán lẻ khác như Forever 21, H&M. So với năm ngoái, doanh thu của hãng đã giảm 12%, xuống còn 396 triệu USD. Trong quý I năm 2014, doanh thu của công ty chỉ còn 24,5 triệu USD, mức thấp nhất từ năm 2000.
10. Aeropostale: Aeropostale là thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ nổi tiếng của Mỹ. Để cạnh tranh với các đối thủ khác, Aeropostale sản xuất những bộ quần áo bình thường với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, việc kinh doanh của thương hiệu này gặp nhiều khó khăn khi giới trẻ chuộng sản phẩm thời trang, hợp túi tiền của nhiều nhà bán lẻ khác như Forever 21, H&M. So với năm ngoái, doanh thu của hãng đã giảm 12%, xuống còn 396 triệu USD. Trong quý I năm 2014, doanh thu của công ty chỉ còn 24,5 triệu USD, mức thấp nhất từ năm 2000.

GALLERY MỚI NHẤT