Những người dễ mắc chứng bệnh cục máu đông, phòng ngừa thế nào?

Huyết khối (cục máu đông) là 1 tình trạng bệnh lý rất thường gặp, có thể ảnh hưởng bất kì ai và ở mọi lứa tuổi.

Nhiều nguyên nhân xuất hiện cục máu đông
Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, bệnh viện Đa khoa melatec, cục máu đông được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
Sự tiếp xúc giữa dòng máu với các chất ở thành mạch máu hoặc trên da. Đây cũng là biểu hiện khi thành mạch máu vỡ, bề mặt da bị tổn thương.
Sự hình thành của các mảng xơ vữa trong các động mạch cũng là yếu tố làm xuất hiện các cục máu đông thường gặp. Khi các mảng xơ vữa không may bị bong ra sẽ làm cho quá trình đông máu bị kích hoạt.
Khi cơ thể có sự xuất hiện của dòng máu chảy một cách bất thường, sự rung tâm nhĩ cùng với huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông do có sự di chuyển chậm của máu.
Về vòng đời của cục máu đông, theo các chuyên gia sự hình thành cục máu đông phụ thuộc vào các phản ứng hóa học của cơ thể. Cụ thể như sau:
Sự xuất hiện của các nút tiểu cầu: Sự tổn thương mạch máu là đòn bẩy để giải phóng ra tiểu cầu, tại đây sẽ có sự tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên khối lấp đầy, quá trình chảy máu sẽ không diễn ra. Đồng thời, các tiểu cầu này cũng sẽ giải phóng ra một loại hóa chất có tác dụng thu hút thêm một số tiểu cầu và tế bào khác để chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Sự phát triển cục máu đông: Sự hình thành protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu, giúp sản sinh ra các sợi tơ huyết. Từ đây có sự kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành mạng lưới làm gia tăng số lượng tiểu cầu và tế bào. Cục máu đông được hình thành ở vùng bị tổn thương.
Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của cục máu đông: Một số protein khác sẽ thực hiện nhiệm vụ bù đắp cho số lượng protein đóng vai trò là yếu tố đông máu để cục máu đông không thể lan rộng hơn mức cần thiết.
Tiêu huyết khối: Khi những vết thương lành lại, cơ thể sẽ không cần đến cục máu đông làm nhiệm vụ cầm máu. Lúc này, sợi fibrin cứng sẽ dần được hòa tan trong máu, tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng được tách rời nhau.
Nhung nguoi de mac chung benh cuc mau dong, phong ngua the nao?
Cục máu đông hình thành trong mạch máu - ảnh minh họa
Đối tượng nguy cơ bệnh Huyết khối (cục máu đông)
Huyết khối là 1 tình trạng bệnh lý rất thường gặp, có thể ảnh hưởng bất kì ai và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên có 1 số đối tượng có nguy cơ mắc huyết khối cao, gồm có:
Huyết khối động mạch: Ở những người nghiện hút thuốc lá, những bệnh nhân có Tăng huyết áp, đái tháo đường, có rối loạn Lipid máu hay tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ não … thì thường đều có kèm theo tình trạng vữa xơ động mạch, từ đó có nguy cơ cao hình thành huyết khối gây tắc mạch (mạch chi, mạch não, mạch vành).
Những người béo phì, người có lối sống tĩnh tại, lười vận động … cũng là có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Huyết khối tĩnh mạch: Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây có thể sẽ bị huyết khối tĩnh mạch sâu:
- Tuổi cao, trên 70 tuổi.
- Bị ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang được điều trị trong vòng 6 tháng trở lại
- Bị chấn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu hay chi dưới.
- Bệnh nhân phẫu thuật cần gây mê kéo dài trên 5 tiếng.
- Bệnh nhân được điều trị bằng Estrogen/Progesterone.
- Phụ nữ trong tình trạng hậu sản.
- Dùng thuốc tránh thai.
- bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Những người có tình trạng tăng đông máu do bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Bệnh nhân nằm liệt giường trên 3 ngày hoặc đã phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đa phần các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở những bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật, ốm đau, điều trị nội trú; Hạn chế vận động (do chấn thương hoặc ngồi lâu); Uống quá nhiều rượu mỗi ngày (quá 3 – 4 đơn vị rượu mỗi ngày với nam và 2 – 3 đơn vị rượu mỗi ngày với nữ); Tuổi cao (> 70 tuổi).
Phòng ngừa bệnh cục máu đông
-Duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Kiểm soát tốt các chỉ số, huyết áp, đường máu (cố gắng duy trì ở mức bình thường hoặc có thể chấp nhận được).
- Duy trì mức độ cholesterol ở ngưỡng an toàn bằng việc ăn uống lành mạnh;
- Chế độ ăn với hàm lượng chất béo bão hòa, choleterol và muối thấp;
-Tập thể dục thường xuyên.
- Giảm cân;
- Ngưng hút thuốc lá.

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể bạn

Cục máu đông, hay huyết khối, là phản ứng giúp cơ thể cầm máu, nhưng đôi khi cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bạn.

7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể bạn
7 dau hieu canh bao co cuc mau dong trong co the ban
 Cục máu đông là gì?: Cục máu đông thường hình thành sau chấn thương nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông cũng có thể hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch dù không có chấn thương đáng kể nào. Nếu các cục máu đông không tự tan hoặc không được điều trị, chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu có cục máu đông trong phổi sau khi nhiễm COVID-19

Bệnh nhân có thể đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Nếu thấy nghẹt thở, tim đập quá nhanh, cần đi khám ngay.

Dấu hiệu có cục máu đông trong phổi sau khi nhiễm COVID-19

Theo nghiên cứu mới đây, COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở phổi của bệnh nhân. Thời gian chịu tác động kéo dài tới 6 tháng sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Thuyên tắc phổi xảy ra khi mạch máu trong phổi của bạn bị tắc nghẽn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Bệnh có nhiều nguyên nhân, nhưng có khả năng do tình trạng chảy máu như huyết khối tĩnh mạch sâu và cục máu đông trong phổi, kể từ khi nhiễm đến 6 tháng sau đó.

Dau hieu co cuc mau dong trong phoi sau khi nhiem COVID-19
Ảnh minh họa: Safarmedical

Theo phân tích từ Thụy Điển, những người bị COVID-19 nặng và nhóm nhiễm trong đợt đầu tiên của đại dịch, có khả năng hình thành cục máu đông cao nhất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh (BMJ) ghi nhận nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu lên đến 3 tháng sau khi nhiễm COVID-19 và hình thành cục máu đông trong phổi đến 6 tháng sau đó.

Các phát hiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, cho thấy chủng ngừa không chỉ phòng chống COVID-19 mà còn cả các rủi ro liên quan khác.

Mặc dù cục máu đông cũng có khả năng xảy ra sau khi tiêm chủng, nhưng theo một nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) đứng đầu, tỷ lệ này nhỏ hơn nhiều.

Triệu chứng của cục máu đông trong phổi

Việc phát hiện cục máu đông hình thành trong phổi có thể khó khăn. Điều đó thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ phổi bị ảnh hưởng hoặc kích thước của cục máu đông. Một số triệu chứng là đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Bạn cũng có thể bị đau, đỏ và sưng ở một bên chân, thường là bắp chân.

Thuyên tắc phổi nặng đe dọa tính mạng và có một số triệu chứng cần được điều trị khẩn cấp như nghẹt thở, tim đập rất nhanh…

Cách điều trị

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có cục máu đông trong phổi, bạn sẽ được đưa đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và điều trị thêm.

Các bệnh viện thường tiêm thuốc chống đông máu để ngăn cục máu đông lớn hơn và giảm hình thành biến chứng mới.

Nếu các xét nghiệm xác nhận bạn bị thuyên tắc phổi, bạn sẽ tiếp tục tiêm thuốc chống đông máu trong ít nhất 5 ngày. Tiếp theo sẽ là một đợt dùng thuốc viên trong ít nhất 3 tháng. Tin tốt là nhiều người sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

2 thực phẩm có tác dụng "phá vỡ" cục máu đông

Có một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông nên mọi người có thể ăn thêm trong chế độ ăn uống của mình.

2 thực phẩm có tác dụng "phá vỡ" cục máu đông

Cục máu đông có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ - hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ngày nay, các vấn đề liên quan đến cục máu đông ngày càng trở thành hồi chuông cảnh báo. Theo thống kê trên worldthrombosisday.org, cứ 4 người trên thế giới sẽ có 1 người tử vong liên quan đến huyết khối (cục máu đông). Điều này cho thấy, cục máu đông đang đe dọa sức khỏe của nhiều người.

Tình trạng huyết khối có thể gặp ở bất kì ai nhưng những nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm: Người thừa cân, béo phì; Người hút thuốc lá; Phụ nữ mang thai; Người dùng thuốc tránh thai; Người ít vận động; Người mắc các bệnh nhiễm trùng...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.