Dấu hiệu có cục máu đông trong phổi sau khi nhiễm COVID-19

Bệnh nhân có thể đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Nếu thấy nghẹt thở, tim đập quá nhanh, cần đi khám ngay.

Dấu hiệu có cục máu đông trong phổi sau khi nhiễm COVID-19

Theo nghiên cứu mới đây, COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở phổi của bệnh nhân. Thời gian chịu tác động kéo dài tới 6 tháng sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Thuyên tắc phổi xảy ra khi mạch máu trong phổi của bạn bị tắc nghẽn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Bệnh có nhiều nguyên nhân, nhưng có khả năng do tình trạng chảy máu như huyết khối tĩnh mạch sâu và cục máu đông trong phổi, kể từ khi nhiễm đến 6 tháng sau đó.

Dau hieu co cuc mau dong trong phoi sau khi nhiem COVID-19
Ảnh minh họa: Safarmedical

Theo phân tích từ Thụy Điển, những người bị COVID-19 nặng và nhóm nhiễm trong đợt đầu tiên của đại dịch, có khả năng hình thành cục máu đông cao nhất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh (BMJ) ghi nhận nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu lên đến 3 tháng sau khi nhiễm COVID-19 và hình thành cục máu đông trong phổi đến 6 tháng sau đó.

Các phát hiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, cho thấy chủng ngừa không chỉ phòng chống COVID-19 mà còn cả các rủi ro liên quan khác.

Mặc dù cục máu đông cũng có khả năng xảy ra sau khi tiêm chủng, nhưng theo một nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) đứng đầu, tỷ lệ này nhỏ hơn nhiều.

Triệu chứng của cục máu đông trong phổi

Việc phát hiện cục máu đông hình thành trong phổi có thể khó khăn. Điều đó thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mức độ phổi bị ảnh hưởng hoặc kích thước của cục máu đông. Một số triệu chứng là đau ở ngực hoặc phía trên của lưng, khó thở, ho ra máu. Bạn cũng có thể bị đau, đỏ và sưng ở một bên chân, thường là bắp chân.

Thuyên tắc phổi nặng đe dọa tính mạng và có một số triệu chứng cần được điều trị khẩn cấp như nghẹt thở, tim đập rất nhanh…

Cách điều trị

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có cục máu đông trong phổi, bạn sẽ được đưa đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và điều trị thêm.

Các bệnh viện thường tiêm thuốc chống đông máu để ngăn cục máu đông lớn hơn và giảm hình thành biến chứng mới.

Nếu các xét nghiệm xác nhận bạn bị thuyên tắc phổi, bạn sẽ tiếp tục tiêm thuốc chống đông máu trong ít nhất 5 ngày. Tiếp theo sẽ là một đợt dùng thuốc viên trong ít nhất 3 tháng. Tin tốt là nhiều người sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

7 ngày liên tục ăn tỏi lúc ngủ dậy, cơ thể nhận về lợi ích kì diệu

Buổi sáng, khi bụng còn rỗng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.

7 ngày liên tục ăn tỏi lúc ngủ dậy, cơ thể nhận về lợi ích kì diệu

"thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất. Các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Đương nhiên, điều này nên được thực hiện sau khi bạn đã uống một cốc nước lọc.

7 ngày ăn tỏi lúc bụng đói, cơ thể nhận được những lợi ích nào?

Người đàn ông ho ra máu, bác sĩ sốc vì thứ bên trong phổi

Sau khi bị ho ra máu, người đàn ông Nga đã khiến các bác sỹ kinh ngạc khi tìm thấy một cây linh sam mọc trong phổi của anh ta.

Người đàn ông ho ra máu, bác sĩ sốc vì thứ bên trong phổi
Câu chuyện vô cùng kỳ lạ này xảy ra vào năm 2009 khiến các bác sĩ, nhà khoa học không chỉ ở nước Nga mà trên khắp thế giới đều lắc đầu không thể lý giải nổi.
Đó là trường hợp của anh Artyom Sidorkin (28 tuổi), một công dân ở thành phố Izhevsk của Nga. Sau khi khám cho anh Artyom, các bác sĩ phát hiện cây linh sam mọc trong phổi anh ta.

Tác hại không ngờ khi xem tivi quá 4 giờ một ngày

Ngồi hàng giờ trước màn hình tivi có thể khiến chúng ta có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch cao hơn 1,35 lần.

Tác hại không ngờ khi xem tivi quá 4 giờ một ngày

Nghiên cứu mới từ nhóm chuyên gia Đại học Bristol, Anh, khuyến cáo chúng ta không nên ngồi lì hàng giờ trước màn hình tivi để tránh nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch. Bài báo được công bố ngày 19/1 trên tạp chí European Journal of Preventive Cardiology.

Nghiên cứu được thực hiện trên 131.421 người trong độ tuổi từ 40 trở lên, không có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch. Họ được xếp vào hai nhóm là xem lâu (ít nhất 4 giờ/ngày), không bao giờ/ít khi xem tivi (dưới 2,5 giờ/ngày). Thời lượng xem tivi được đánh giá qua bảng hỏi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.