Những ngôi chùa 'tiền Phật - hậu Thánh' nổi tiếng khắp Việt Nam

Những ngôi chùa 'tiền Phật - hậu Thánh' nổi tiếng khắp Việt Nam

Nhiều chùa cổ thời Lý-Trần ngoài thờ Phật còn thờ Thánh - những vị sư được thần thánh hóa. Các chùa này thường có khu thờ Thánh nằm sau khu thờ Phật, gọi là “tiền Phật - hậu Thánh”. Đây là kiểu chùa chỉ có ở Việt Nam.

1. Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.
1. Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.
Chùa có lịch sử hình thành từ thời vua Lý Thánh Tông, được xây lại ở địa điểm hiện tại vào năm 1630-1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941…
Chùa có lịch sử hình thành từ thời vua Lý Thánh Tông, được xây lại ở địa điểm hiện tại vào năm 1630-1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941…
Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian, xây dựng theo kiểu “ tiền Phật – hậu Thánh”. Từ ngoài vào trong, chùa gồm một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội, điện thờ Phật, cuối cùng là đền thờ Thánh.
Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian, xây dựng theo kiểu “ tiền Phật – hậu Thánh”. Từ ngoài vào trong, chùa gồm một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội, điện thờ Phật, cuối cùng là đền thờ Thánh.
Vị Thánh được thờ ở chùa Keo Thái Bình là ngài Dương Không Lộ (1065-1141), vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Ngài là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo triều Lý, được coi là vị sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Vị Thánh được thờ ở chùa Keo Thái Bình là ngài Dương Không Lộ (1065-1141), vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Ngài là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo triều Lý, được coi là vị sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
2. Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Tương truyền, chùa được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.
2. Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Tương truyền, chùa được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.
Theo sử sách, ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vào thời Lý Nhân Tông, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa bề thế. Đầu thế kỷ 17, chùa được trùng tu lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay
Theo sử sách, ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vào thời Lý Nhân Tông, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa bề thế. Đầu thế kỷ 17, chùa được trùng tu lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay
Phần chính của chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, được xây dựng theo lối kiến trúc “tiền Phật - hậu Thánh”, gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Trong đó chùa Thượng nằm sau cùng, ở vị trí cao nhất, là nơi thờ Thánh.
Phần chính của chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, được xây dựng theo lối kiến trúc “tiền Phật - hậu Thánh”, gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Trong đó chùa Thượng nằm sau cùng, ở vị trí cao nhất, là nơi thờ Thánh.
Vị thánh được thờ ở chùa Thầy là thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116). Cuộc đời vị thiền sư này được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại. Ngài từng được dân gian đưa vào Tứ bất tử - bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, trước khi truyền thuyết về Liễu Hạnh được phổ biến.
Vị thánh được thờ ở chùa Thầy là thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116). Cuộc đời vị thiền sư này được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại. Ngài từng được dân gian đưa vào Tứ bất tử - bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, trước khi truyền thuyết về Liễu Hạnh được phổ biến.
3. Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Theo các sử liệu xưa, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông.
3. Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Theo các sử liệu xưa, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông.
Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa có không gian kiến trúc rộng bậc nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa có không gian kiến trúc rộng bậc nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Cũng như chùa Thầy, chùa Láng thuộc hệ thống chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa cũng có cấu trúc "Tiền Phật, Hậu Thánh" với nét đặc trưng trong diện mạo kiến trúc là ngôi nhà bát giác hai tầng nằm giữa khoảng sân chính, bên trong đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Cũng như chùa Thầy, chùa Láng thuộc hệ thống chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa cũng có cấu trúc "Tiền Phật, Hậu Thánh" với nét đặc trưng trong diện mạo kiến trúc là ngôi nhà bát giác hai tầng nằm giữa khoảng sân chính, bên trong đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Tục thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh ở chùa Láng cũng có nét khác biệt so với các chùa cùng hệ. Vào ngày hội chùa, dân làng Láng dâng cả rượu, thịt do quan niệm ngài Từ Đạo Hạnh vừa là sư vừa là Thánh. Thánh Láng cũng là một tên gọi dân gian của vị thiền sư lỗi lạc thời Lý.
Tục thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh ở chùa Láng cũng có nét khác biệt so với các chùa cùng hệ. Vào ngày hội chùa, dân làng Láng dâng cả rượu, thịt do quan niệm ngài Từ Đạo Hạnh vừa là sư vừa là Thánh. Thánh Láng cũng là một tên gọi dân gian của vị thiền sư lỗi lạc thời Lý.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.