Thuốc diệt SARS-CoV-2 công nghệ nano, hệ thống khử khuẩn diệt virus công nghệ plasma, sát khuẩn từ thảo dược… là nghiên cứu nổi bật của các tổ chức KH&CN.
Hiểu Lam
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức sự kiện Gặp gỡ 2021 vì hợp tác và phát triển với chủ đề “Các tổ chức khoa học và công nghệ vượt qua thách thức, chuyển đổi phương thức hoạt động, ứng phó với dịch COVID-19, hướng tới phát triển bền vững”. Đây là sự kiện tổ chức thường niên của VUSTA.
Phát biểu khai mạc sự kiện, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, đại dịch COVID-19 khiến các tổ chức KHCN trực thuộc VUSTA gặp nhiều khó khăn trong huy động tài chính phục vụ cho các hoạt động chuyên môn.
TSKH Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc sự kiện.
Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức KHCN đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19. Hàng chục sản phẩm nghiên cứu đã thành công như thuốc điều trị COVID-19 nhiều thành phần kết hợp Đông – Tây y, nghiên cứu bào chế thuốc diệt SARS-CoV-2 bằng công nghệ nano của Viện Y dược Nano; Hệ thống khử khuẩn diệt virus công nghệ plasma chống đại dịch COVID-19 của Viện Công nghệ VinIT; Thiết bị khử trùng không khí Air plasma của Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường đang được Bệnh viện Việt Đức đưa vào sử dụng; Dung dịch sát khuẩn từ thảo dược của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ hoá sinh; Trung tâm phát triển bài thuốc Đông y đã nghiên cứu và đang trong giai đoạn đăng ký thuốc điều trị COVID-19 và thực phẩm chức năng hoạt huyết bổ phổi hỗ trợ người mắc COVID-19.
Đặc biệt, Viện Y học Đinh Tiên Hoàng vừa nghiên cứu thành công mô hình viêm phổi đông đặc cấp tính lan toả trên động vật thực nghiệm giống trong bối cảnh của COVID-19. Mô hình này nếu đăng ký bản quyền thành công sẽ mở ra cơ hội nghiên cứu các thuốc (cả Đông y và Tây y) cho điều trị COVID-19.
Trình bày báo cáo đánh giá hoạt động của tổ chức KHCN trực thuộc VUSTA năm 2021, PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA cho biết, năm 2021, VUSTA tiếp nhận dự án ODA từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS với tổng kinh phí 6,5 triệu USD và nguồn bổ sung ứng phó COVID-19 là 900.000 USD. Phê duyệt 53 dự án tài trợ không hoàn lại từ nước ngoài do 30 tổ chức KHCN trực thuộc tiếp nhận với tổng kinh phí phê duyệt gần 7 triệu USD.
Bên cạnh nguồn kinh phí ngoài ngân sách, các tổ chức KHCN cũng thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước. Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen do Viện Kinh tế Sinh thái thực hiện đã phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sen lấy sợi. Nhiệm vụ sản xuất tá dược tan (DE=5) từ tinh bột sắn bằng phương pháp enzim do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Sinh học Công nghệ cao thực hiện đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tá dược chất lượng cao. Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ cây thuốc bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo và nấm linh chi tại Lào Cai và vùng Tây Bắc do Viện Nghiên cứu Phát triển y dược Cổ truyền Việt Nam thực hiện đã bào chế được sản phẩm viên nang cứng, phát triển được một sản phẩm hỗ trợ điều trị ưng thư được cấp phép.
PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA.
Theo Phó Chủ tịch VUSTA, trong năm 2021, một số tổ chức KHCN trực thuộc VUSTA đã huy động được khoảng 5,5 triệu USD để thực hiện các dự án, các hoạt động phòng chống COVID-19 từ các đối tác Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Autrailia. Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHA) đã hỗ trợ điều trị từ xa cho hơn 300 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại nhà ở TP HCM khỏi, không có trường hợp nào tử vong. Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ tặng nhiều sản phẩm giúp nâng cao sức khoẻ cho tuyến đầu trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng; Viện Y dược học phía Nam cung cấp test COVID-19 cho các bệnh viện, nghiên cứu máy tạo oxy và chiết xuất oxy, pha chế và sản xuất dung dịch khử khuẩn rửa tay; Liên hiệp UIA nghiên cứu, sản xuất sản phẩm nano vàng vi lượng chiết xuất từ nano vàng vi lượng và nano bạc vi lượng…
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, trong nhiều năm qua, công tác chuyên môn như các dự án luật, các hoạt động giám sát của Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các hội ngành, tổ chức KHCN trực thuộc VUSTA. Các ý kiến này đã được tiếp thu trong quá trình thẩm tra, trình Quốc hội xem xét thông qua các dự án như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuỷ sản, Luật Lâm nghiệp…
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
“Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội mong muốn VUSTA tiếp tục giới thiệu các chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức KHCN trực thuộc có tiềm lực để góp phần phục vụ hoạt động lập pháp, giám sát, thẩm tr các đề án, dự án quan trọng quốc gia mà Uỷ ban được phân công chủ trì thẩm tra” - ông Nguyễn Tuấn Anh nói và nhấn mạnh năm 2022, VUSTA tập trung yêu cầu các tổ chức KHCN cần chuyển đổi mạnh mẽ phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.
Các đại biểu trình bày tham luận, ý kiện tại sự kiện.
Tại sự kiện, VUSTA tặng bằng khen cho 27 tập thể và 36 cá nhân thuộc các tổ chức KHCN đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống COVID-19.
TSKH Phan Xuân Dũng cùng ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân.
TSKH Phan Xuân Dũng cùng Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”
“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.
Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.
Hành trình phá án: Gã trai hiếp hàng xóm trong đêm rồi sát hại
Sau khi uống rượu, hung thủ đã lẻn sang nhà hàng xóm cướp, giết, hiếp hàng nạn nhân dã man. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, sáng sớm 6/4/2013, con gái bà Nguyễn Thị Dung (SN 1962, trú tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam) là chị Lê Thị Chung (SN 1986) sang nhà mẹ ruột nhờ đến phụ giúp chị nấu nướng vì hôm đó vợ chồng chị Chung động thổ xây nhà mới. Khi đến cổng, gọi mãi không thấy mẹ trả lời, chị Chung trèo tường vào và phát hiện máu chảy qua khe cửa.
Biết có chuyện chẳng lành, chị Chung vội vàng hô hoán hàng xóm sang phá cửa vào trong. Khi cánh cửa vừa bật mở, thì bên trong là một cảnh tượng hãi hùng và vô cùng thương tâm, bà Dung nằm chết gục trên vũng máu dưới nền nhà trong tình trạng lõa thể với nhiều vết thương, trên người đắp một cái chăn. Quanh nhà nạn nhân cũng có nhiều vết máu.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Dần giải quyết công việc một cách lý trí. Trong khi đó, tình duyên của người tuổi Dậu phát triển tốt đẹp.
(Vietnamdaily) - Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai sẽ phải trả lại khu đất rộng 283,2m2 tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đồng thời nhanh chóng tháo dỡ, di dời tài sản trên đất để bàn giao về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, quản lí và xây dựng phương án khai thác theo quy định.
Đến những con phố Hà Nội này lần đầu tiên, bạn đừng dại mà tự tìm đường, hãy nhờ người dân chỉ giúp. Bởi chúng như mê cung dễ dàng "đánh gục" bạn về độ lòng vòng.
Trong tháng 1/2025, 4 con giáp này cực kỳ may mắn, họ được dự báo sẽ thu hoạch đầy bồ, tiền bạc rủng rỉnh, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, không sợ thiếu tiền.
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp và ẩm thực hấp dẫn. Sau đây là những điều lý thú về đất nước này.
Diễn ra từ năm 1914 - 1918, Thế chiến 1 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử với hàng chục triệu người thương vong. Dưới đây là một số bức ảnh lịch sử về cuộc chiến.
Các nhiếp ảnh gia chụp nhiều bức ảnh lịch sử về thủ đô Moscow của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2. Người dân Liên Xô đã thực hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại khi phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược năm 1941.
Nghị quyết 57 lần đầu tiên xác định rõ các nội dung trọng tâm cốt lõi, đó là thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng và lạm dụng quyền lực phía sau việc biếu, tặng quà cho quan chức vào các dịp lễ, Tết, nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
Mới đây, chuyên trang về ẩm thực TasteAtlas đã công bố một bản danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Điều đặc biệt là Việt Nam có một đại diện duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này.
Bảo tàng ảnh Hà Lan ở Rotterdam đã công bố một bộ sưu tập ảnh cũ ghi lại hình ảnh Trung Quốc hơn 90 năm về trước chụp bởi nữ nhà báo Ellen Thorbecke (tên khai sinh là Ellen Kolban, 1902-1973)
Syria là một quốc gia nằm ở Trung Đông với bề dày lịch sử và văn hóa kéo dài hàng ngàn năm. Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn, với di sản để lại là nhiều di tích lịch sử hấp dẫn.
Trong Chiến tranh thế giới 2, hậu phương Liên Xô đã tham gia sản xuất vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm... Những đóng góp của họ tiếp thêm sức mạnh cho Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề về quản lý hội.
Ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN".