Những máy bay chiến đấu ngoài dòng Su và Mig ở Nga

Những máy bay chiến đấu ngoài dòng Su và Mig ở Nga

(Kiến Thức) - Nhắc đến máy bay của Nga, Liên Xô, nhiều người nghĩ ngay đến Su và Mig. Tuy nhiên trong thập niên 1950 từng có một loạt máy bay chiến đấu khác ra đời.

Khi bạn nghĩ về các  máy bay chiến đấu của Nga, bạn thường nghĩ về các máy bay Su hoặc Mig. Đây là hai dòng máy bay phổ biến nhất trong các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga. Nó được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và cũng rất phổ biến trong quân đội Nga hiện đại. Ngoài ra nó cũng được bán cho nhiều nước trên thế giới khiến các máy bay Su và Mig càng nổi tiếng.
Khi bạn nghĩ về các máy bay chiến đấu của Nga, bạn thường nghĩ về các máy bay Su hoặc Mig. Đây là hai dòng máy bay phổ biến nhất trong các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga. Nó được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô và cũng rất phổ biến trong quân đội Nga hiện đại. Ngoài ra nó cũng được bán cho nhiều nước trên thế giới khiến các máy bay Su và Mig càng nổi tiếng.
Tuy nhiên, thực tế công nghiệp máy bay quân sự Liên Xô không chỉ có hai loại máy bay này. Theo Englishrussia, trong thập niên 1950, Viện thiết kế Myasishchev đã đưa ra một số mẫu thiết kế máy bay phản lực chiến đấu và dân dụng cho Liên Xô với kiểu dáng và cách thức khác so với hai dòng máy bay Su và Mig.
Tuy nhiên, thực tế công nghiệp máy bay quân sự Liên Xô không chỉ có hai loại máy bay này. Theo Englishrussia, trong thập niên 1950, Viện thiết kế Myasishchev đã đưa ra một số mẫu thiết kế máy bay phản lực chiến đấu và dân dụng cho Liên Xô với kiểu dáng và cách thức khác so với hai dòng máy bay Su và Mig.
Những máy bay này được sản xuất với số lượng rất nhỏ và chỉ một vài chiếc trong số chúng còn nguyên vẹn. Trong đó có một số máy bay ném bom chiến lược khá hầm hố như Myasischev M-4, M-50. Tên các máy bay được đặt theo người kỹ sư trưởng Myasishchev và thường được gọi tắt là M. Chẳng hạn M-50, M-18... Trong ảnh là một chiếc M-50.
Những máy bay này được sản xuất với số lượng rất nhỏ và chỉ một vài chiếc trong số chúng còn nguyên vẹn. Trong đó có một số máy bay ném bom chiến lược khá hầm hố như Myasischev M-4, M-50. Tên các máy bay được đặt theo người kỹ sư trưởng Myasishchev và thường được gọi tắt là M. Chẳng hạn M-50, M-18... Trong ảnh là một chiếc M-50.
Đây là chiếc M-4, NATO định danh là Bison. Nó là một máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ do Vladimir Myasishchev thiết kế, chế tạo tại Liên Xô trong thập niên 1950. Loại máy bay này có khả năng tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ.
Đây là chiếc M-4, NATO định danh là Bison. Nó là một máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ do Vladimir Myasishchev thiết kế, chế tạo tại Liên Xô trong thập niên 1950. Loại máy bay này có khả năng tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ.
Theo Wikipedia, chiếc máy bay dài 47,2m, sải cánh 50m, cao 14m. Nó có 4 động cơ Mikulin AM-3A cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa 947 km/h. Tầm bay tối đa của M-4 đạt 8.100 km và trần bay 11.000m. Trang bị vũ khí của chiếc M-4 gồm 9 khẩu pháo 23mm kiểu NR-23 hoặc 6 khẩu pháo 23mm kiểu AM-23. Bên cạnh đó nó có thể mang 4 tên lửa hành trình treo ngoài và 24 tấn bom bên trong khoang gồm cả bom hạt nhân và bom thường.
Theo Wikipedia, chiếc máy bay dài 47,2m, sải cánh 50m, cao 14m. Nó có 4 động cơ Mikulin AM-3A cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa 947 km/h. Tầm bay tối đa của M-4 đạt 8.100 km và trần bay 11.000m. Trang bị vũ khí của chiếc M-4 gồm 9 khẩu pháo 23mm kiểu NR-23 hoặc 6 khẩu pháo 23mm kiểu AM-23. Bên cạnh đó nó có thể mang 4 tên lửa hành trình treo ngoài và 24 tấn bom bên trong khoang gồm cả bom hạt nhân và bom thường.
Ngoài ra, công ty Myasishchev cũng từng thiết kế một máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên M-50. Thiết kế này chỉ có một nguyên mẫu duy nhất được chế tạo và bay thử lần đầu vào năm 1959.
Ngoài ra, công ty Myasishchev cũng từng thiết kế một máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang tên M-50. Thiết kế này chỉ có một nguyên mẫu duy nhất được chế tạo và bay thử lần đầu vào năm 1959.
Chiếc máy bay này dài 57,48m nhưng sải cánh chỉ dài 35m. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 200 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực Soloviev D-15 với lực đẩy 13 tấn mỗi động cơ giúp máy bay đạt vận tốc cực đại là 1950 km/h. Chiếc M-50 có tầm bay kém hơn M-4 nhưng trần bay cao hơn (7400 km so với 8100 km và 16.500m so với 11000m).
Chiếc máy bay này dài 57,48m nhưng sải cánh chỉ dài 35m. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay là 200 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực Soloviev D-15 với lực đẩy 13 tấn mỗi động cơ giúp máy bay đạt vận tốc cực đại là 1950 km/h. Chiếc M-50 có tầm bay kém hơn M-4 nhưng trần bay cao hơn (7400 km so với 8100 km và 16.500m so với 11000m).
Vũ khí mang theo của chiếc M-50 gồm 30 tấn bom hoặc tên lửa trong khoang vũ khí. Tính năng của nó được đánh giá tương đương với chiếc B-58 Hustler của Mỹ nhưng không rõ lý do vì sao nó không được lựa chọn để sản xuất hàng loạt.
Vũ khí mang theo của chiếc M-50 gồm 30 tấn bom hoặc tên lửa trong khoang vũ khí. Tính năng của nó được đánh giá tương đương với chiếc B-58 Hustler của Mỹ nhưng không rõ lý do vì sao nó không được lựa chọn để sản xuất hàng loạt.
Một dự án khác của Myasishchev khá táo bạo là thiết kế máy bay ném bom sử dụng động cơ hạt nhân. Chiếc máy bay này được đặt tên là M-60. Người ta dự định tích hợp lò phản ứng hạt nhân lên máy bay để giúp máy bay mở rộng tầm bay đến rất xa.
Một dự án khác của Myasishchev khá táo bạo là thiết kế máy bay ném bom sử dụng động cơ hạt nhân. Chiếc máy bay này được đặt tên là M-60. Người ta dự định tích hợp lò phản ứng hạt nhân lên máy bay để giúp máy bay mở rộng tầm bay đến rất xa.
Theo Webcitation, đến năm 1957, một thiết kế M-60 được trình bày với hai động cơ đặt ở giá treo dưới cánh. Nó được dự kiến sẽ đạt tốc độ 1.989 dặm một giờ với tầm bay lên đến 15.500 dặm và trần bay tối đa lên tới gần 20 km. Tuy nhiên sau đó vào năm 1959, dự án M-60 bị hủy bỏ vì những khó khăn trong công nghệ tích hợp động cơ hạt nhân lên máy bay. Sự kết thúc của M-60 cũng là sự chấm dứt cho các máy bay dòng Myasishchev.
Theo Webcitation, đến năm 1957, một thiết kế M-60 được trình bày với hai động cơ đặt ở giá treo dưới cánh. Nó được dự kiến sẽ đạt tốc độ 1.989 dặm một giờ với tầm bay lên đến 15.500 dặm và trần bay tối đa lên tới gần 20 km. Tuy nhiên sau đó vào năm 1959, dự án M-60 bị hủy bỏ vì những khó khăn trong công nghệ tích hợp động cơ hạt nhân lên máy bay. Sự kết thúc của M-60 cũng là sự chấm dứt cho các máy bay dòng Myasishchev.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.