Những loài vật thoát cảnh tuyệt chủng nhờ sinh vật xâm lấn

Việc những sinh vật xâm lấn phát triển mạnh đã giúp nhiều loài vật khác hưởng lợi.

Những loài vật thoát cảnh tuyệt chủng nhờ sinh vật xâm lấn
Lợi ích bất ngờ
Các loài động vật xâm lấn mặc dù gây nguy hại cho môi trường, nhưng cũng đã từng giúp một số loài vật khác thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà thám hiểm và người di cư Tây Ban Nha đã đưa lợn vào Mỹ như một nguồn thực phẩm vào đầu thế kỷ 16. Hiện chúng có mặt ở ít nhất 35 bang, và theo một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, lợn rừng gây thiệt hại 1,5 tỷ USD cho mùa màng, cây rừng, đê điều và sân gôn mỗi năm.
Nhưng những con lợn rừng dường như đã giúp báo Florida - một loài động vật cực kỳ nguy cấp thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Theo ước tính, chỉ có khoảng 150 con trưởng thành và con non đang sinh tồn trong tự nhiên.
Các nghiên cứu về chế độ ăn của loài này phát hiện ra rằng lợn rừng là con mồi chính của báo. Mark Lotz, một nhà sinh vật học về báo của Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã và Cá Florida cho biết: "Lợn rừng có thể đã cứu báo Florida khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Những con báo trước đây thích ăn thịt hươu đuôi trắng, nhưng hươu đã bị tiêu hủy vào những năm 1930 để kiểm soát bọ ve gây bệnh cho gia súc. Với sự suy giảm của hươu, nơi duy nhất còn lại để báo săn mồi là miền nam Florida, nơi có số lượng lợn khá lớn".
Nhung loai vat thoat canh tuyet chung nho sinh vat xam lan
 
Các loài chim trên khắp thế giới cũng hưởng lợi không ít từ sự phát triển của các loài xâm lấn. Ở Florida, phía bắc hồ Okeechobee, sự lan rộng của loài ốc táo (một loài ốc sên lớn hay được nuôi làm cảnh) - thoát ra môi trường tự nhiên do hoạt động buôn bán cá cảnh - đã dẫn đến một sự thay đổi đáng chú ý không chỉ trong chế độ ăn mà còn tới cả cơ thể của loài diều ăn sên đang có nguy cơ tuyệt chủng.
"Nhiều người nói rằng diều ăn sên sẽ không thể ăn ốc vì ốc táo quá to. Nhưng hoá ra loài chim này phát triển mỏ to hơn, và sự tiến hoá phát triển ngay trước mắt của chúng ta. Ốc táo xâm lấn xuất hiện khắp mọi nơi, và diều ăn sên cũng vậy," Tiến sĩ Mazzotti nói.
Phát triển song hành
Các nghiên cứu sau đó đã xác nhận những phát hiện về kích thước mỏ và phát hiện ra rằng những con diều ăn sên ở vùng đầm lầy sống nhờ ốc táo xâm lấn có sức khoẻ tốt hơn và có tỷ lệ sống cao hơn trong khoảng giai đoạn 10 năm.
Robert J. Fletcher Jr., một chuyên gia về diều ăn sên từ Đại học Florida cho biết: “Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng diều ăn sên cái thích sinh sản với những con đực có mỏ lớn hơn. Bất chấp sự thích nghi như vậy và sự thay đổi chế độ ăn giữa các loài săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, các loài xâm lấn vẫn đang thắng thế.
Ví dụ, hồi năm 2015, Australia đã mất 29 loài động vật có vú và những kẻ săn mồi hoang dã có liên quan đến 28 trong số những vụ tuyệt chủng này".
Florida phải đối mặt với các vấn đề xâm lấn tương tự vì nó có những yếu tố lí tưởng: khí hậu cận nhiệt đới, hoạt động buôn bán vật nuôi phát triển mạnh và nhiều cảng nhập cảnh. Theo Ian Bartoszek, một nhà sinh vật học động vật hoang dã thuộc Tổ chức Bảo tồn Tây Nam Florida, hậu quả là bang Florida có "nhiều loài động vật không bản địa hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới." Hoặc, như Tiến sĩ Mazzotti nói về Everglades: "Tôi sẵn sàng gọi nó là Vườn quốc gia bò sát xâm lấn Everglades."
Everglades đang đón nhiều tin tốt. Theo ông Bartoszek, khi trăn Miến Điện ăn các loài động vật có vú cỡ trung bình - vốn có khả năng ăn trứng của các loài bò sát - thì những con rùa biển và cá sấu Mỹ cũng có thể được hưởng lợi.
Cho đến nay, đây là những thắng lợi tương đối nhỏ trong nỗ lực lớn hơn để chống lại các loài xâm lấn. Theo ông Bartoszek, 47 loài chim, 24 loài động vật có vú và hai loài bò sát đã được tìm thấy trong bụng của trăn.
Và ở Mỹ, giống như ở Australia, sẽ cần nhiều giải pháp hơn cá sấu để hạn chế những loài xâm lấn gây hại. Những loài săn mồi ăn các loài xâm lấn ở đâu, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn. Tiến sĩ Mazzotti nói: "Có những ví dụ rõ ràng nào về việc một loài có thể và đã được hưởng lợi từ một loài xâm lấn không? Những hậu quả khác là gì? Chúng tôi không chắc chắn nhiều về điều đó".

Thả 20 cá thể động vật về rừng Hoàng Liên: Toàn loài quý hiếm!

Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên (Lào Cai) mới thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên. Chúng thuộc 5 loài động vật quý hiếm.

Thả 20 cá thể động vật về rừng Hoàng Liên: Toàn loài quý hiếm!
Tha 20 ca the dong vat ve rung Hoang Lien: Toan loai quy hiem!
Vào sáng 23/6, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) tiến hành thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên, ở thị xã Sa Pa. 

Tái thả 169 động vật hoang dã: 2 loài cực nguy cấp!

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 169 cá thể động vật hoang dã tại rừng đặc dụng Hương Sơn. Trong số 5 loài thì có 2 loài động vật nguy cấp thuộc nhóm IIB cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tái thả 169 động vật hoang dã: 2 loài cực nguy cấp!
Tai tha 169 dong vat hoang da: 2 loai cuc nguy cap!
169 cá thể động vật hoang dã, gồm 5 loài: Rắn hổ chúa, mèo rừng, khướu bạc má, chim di đá và sáo đá được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên tại rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Kinhtedothi.   

10 cá thể động vật ở Quảng Bình quý sao được thả về tự nhiên?

Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ở Quảng Bình mới phối hợp với các đơn vị liên quan thả 10 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Tất cả đều là loài quý hiếm.

10 cá thể động vật ở Quảng Bình quý sao được thả về tự nhiên?
10 ca the dong vat o Quang Binh quy sao duoc tha ve tu nhien?
 Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ và kiểm dịch, Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ngauy 26/9 thông tin mới phối hợp với các đơn vị liên quan thả 10 cá thể động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp về với môi trường tự nhiên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới