Những loại súng cối Việt Minh sử dụng trong Kháng chiến chống Pháp

Những loại súng cối Việt Minh sử dụng trong Kháng chiến chống Pháp

Trong kháng chiến chống Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng hiệu quả những khẩu súng cối thu được của đối phương để đánh trả lại chính đội quân nhà nghề tới từ châu Âu này.

Trong cuộc  kháng chiến chống Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng hiệu quả những khẩu súng cối thu được của quân Pháp, đồng thời cũng tự sản xuất những mẫu súng cối rất đặc biệt để góp phần đánh bại quân đội nhà nghề của thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng hiệu quả những khẩu súng cối thu được của quân Pháp, đồng thời cũng tự sản xuất những mẫu súng cối rất đặc biệt để góp phần đánh bại quân đội nhà nghề của thực dân Pháp.
Đầu tiên phải nhắc tới súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, chiều dài súng 725 mm, súng nặng 19,7 kg; tầm bắn từ 100-1.000 m; tốc độ bắn 20-25 phát/phút. M1935 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Quân đội Pháp, được Việt Nam sử dụng do thu được của Pháp và tự sản xuất.
Đầu tiên phải nhắc tới súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, chiều dài súng 725 mm, súng nặng 19,7 kg; tầm bắn từ 100-1.000 m; tốc độ bắn 20-25 phát/phút. M1935 Brandt là súng cối trang bị cho cấp đại đội của Quân đội Pháp, được Việt Nam sử dụng do thu được của Pháp và tự sản xuất.
Kế đó là súng cối 81mm kiểu 1931 Brandt của Pháp, chiều dài súng 1.265 mm, trọng lượng 58,5 kg; trọng lượng viên đạn 6,8 kg; tốc độ bắn 20 phát/phút; tầm bắn 2.850 m. M1931 Brandt là súng cối trang bị cho cấp tiểu đoàn của Pháp, được Quân đội ta sử dụng lại từ chiến lợi phẩm thu của Pháp, được trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.
Kế đó là súng cối 81mm kiểu 1931 Brandt của Pháp, chiều dài súng 1.265 mm, trọng lượng 58,5 kg; trọng lượng viên đạn 6,8 kg; tốc độ bắn 20 phát/phút; tầm bắn 2.850 m. M1931 Brandt là súng cối trang bị cho cấp tiểu đoàn của Pháp, được Quân đội ta sử dụng lại từ chiến lợi phẩm thu của Pháp, được trang bị tới tiểu đoàn và trung đoàn.
Súng cối 120 mm kiểu 1945 Brandt, được trang bị cho cấp trung đoàn của Quân đội Pháp, ở Đông Dương thường biên chế trong các đại đội súng cối hạng nặng độc lập. Lực lượng Việt Minh đã sử dụng một số súng cối loại này do thu của Pháp và tự sản xuất, trang bị cho các đại đội pháo binh độc lập.
Súng cối 120 mm kiểu 1945 Brandt, được trang bị cho cấp trung đoàn của Quân đội Pháp, ở Đông Dương thường biên chế trong các đại đội súng cối hạng nặng độc lập. Lực lượng Việt Minh đã sử dụng một số súng cối loại này do thu của Pháp và tự sản xuất, trang bị cho các đại đội pháo binh độc lập.
Tiếp theo là mẫu súng cối 60 mm kiểu M2 của Mỹ, có chiều dài 726,4 mm, trọng lượng súng 18,9 kg; tầm bắn xa nhất 1.800 m; tốc độ bắn 18 phát/phút. Súng cối 60 mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp đại đội, Quân đội ta đã thu được rất nhiều súng cối loại này và sử dụng rất hiệu quả.
Tiếp theo là mẫu súng cối 60 mm kiểu M2 của Mỹ, có chiều dài 726,4 mm, trọng lượng súng 18,9 kg; tầm bắn xa nhất 1.800 m; tốc độ bắn 18 phát/phút. Súng cối 60 mm kiểu M2 do Mỹ sản xuất trang bị cho cấp đại đội, Quân đội ta đã thu được rất nhiều súng cối loại này và sử dụng rất hiệu quả.
Ngoài ra còn có Súng cối 81 mm kiểu M1 của Mỹ, chiều dài súng là 1.263 mm, trọng lượng 61,7 kg, trọng lượng đạn từ 3,08-6,81 kg; tầm bắn hiệu quả từ 1.200-3.000 m, tốc độ bắn 18 phát/phút. Súng do Mỹ sản xuất, được sử dụng trong chiến tranh thế giới 2, chiến tranh Triều Tiên. Súng được Quân đội ta thu và sử dụng lại với số lượng lớn.
Ngoài ra còn có Súng cối 81 mm kiểu M1 của Mỹ, chiều dài súng là 1.263 mm, trọng lượng 61,7 kg, trọng lượng đạn từ 3,08-6,81 kg; tầm bắn hiệu quả từ 1.200-3.000 m, tốc độ bắn 18 phát/phút. Súng do Mỹ sản xuất, được sử dụng trong chiến tranh thế giới 2, chiến tranh Triều Tiên. Súng được Quân đội ta thu và sử dụng lại với số lượng lớn.
Súng cối 106,7 mm kiểu M2 của Mỹ, chiều dài súng 1.219 mm, khối lượng 151,2 kg; tầm bắn từ 500-4.000 m. Trong chiến tranh Đông Dương, cối M2 do Mỹ cung cấp cho Pháp, thường được trang bị trong các đại đội cối hạng nặng độc lập. Quân đội ta sử dụng một số súng cối M2 thu của Quân đội Pháp, nhưng số lượng không nhiều.
Súng cối 106,7 mm kiểu M2 của Mỹ, chiều dài súng 1.219 mm, khối lượng 151,2 kg; tầm bắn từ 500-4.000 m. Trong chiến tranh Đông Dương, cối M2 do Mỹ cung cấp cho Pháp, thường được trang bị trong các đại đội cối hạng nặng độc lập. Quân đội ta sử dụng một số súng cối M2 thu của Quân đội Pháp, nhưng số lượng không nhiều.
Súng cối 82 mm kiểu 1937 của Liên Xô, chiều dài súng 1.320 mm; khối lượng 45 kg, tầm bắn tối đa 3.100 m. Súng do Liên Xô sản xuất và trang bị cho quân đội của nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1950 Việt Nam được Trung Quốc viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực.
Súng cối 82 mm kiểu 1937 của Liên Xô, chiều dài súng 1.320 mm; khối lượng 45 kg, tầm bắn tối đa 3.100 m. Súng do Liên Xô sản xuất và trang bị cho quân đội của nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1950 Việt Nam được Trung Quốc viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực.
Súng cối 120 mm kiểu 1938 của Liên Xô, chiều dài súng 1.862 mm; khối lượng 280 kg; tầm bắn 6.000 m và được sử dụng nhiều trong Thế chiến 2. Năm 1950, Việt Nam được Trung Quốc viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc Trung đoàn pháo binh 675, Đại đoàn công pháo 351.
Súng cối 120 mm kiểu 1938 của Liên Xô, chiều dài súng 1.862 mm; khối lượng 280 kg; tầm bắn 6.000 m và được sử dụng nhiều trong Thế chiến 2. Năm 1950, Việt Nam được Trung Quốc viện trợ một số súng cối M1938, trang bị cho các đại đội cối thuộc Trung đoàn pháo binh 675, Đại đoàn công pháo 351.
Ngành Quân giới Việt Nam đã sản xuất rất nhiều kiểu súng cối với nhiều cỡ nòng khác nhau, nhưng về cơ bản có 5 kiểu chính, đó là các mẫu súng cối 50,8 mm, 60 mm, 81 mm, 120 mm, 187 mm. Đặc biệt là súng cối 187 mm, sản xuất bằng vỏ bình oxy, đạn nặng 30 kg, tầm bắn 2.000 m, trang bị cho các đơn vị bộ binh chủ lực.
Ngành Quân giới Việt Nam đã sản xuất rất nhiều kiểu súng cối với nhiều cỡ nòng khác nhau, nhưng về cơ bản có 5 kiểu chính, đó là các mẫu súng cối 50,8 mm, 60 mm, 81 mm, 120 mm, 187 mm. Đặc biệt là súng cối 187 mm, sản xuất bằng vỏ bình oxy, đạn nặng 30 kg, tầm bắn 2.000 m, trang bị cho các đơn vị bộ binh chủ lực.
Tiếp theo là súng phóng bom, được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng nhỏ hơn (đạn vượt cỡ nòng). Có nhiều cỡ súng được chế tạo như 60 mm, 120 mm, 185 mm... nhưng phổ biến nhất là phóng bom bằng cối 60 mm, tầm bắn khoảng 300 m, sử dụng trong các trận công đồn.
Tiếp theo là súng phóng bom, được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng nhỏ hơn (đạn vượt cỡ nòng). Có nhiều cỡ súng được chế tạo như 60 mm, 120 mm, 185 mm... nhưng phổ biến nhất là phóng bom bằng cối 60 mm, tầm bắn khoảng 300 m, sử dụng trong các trận công đồn.
Súng phóng lựu Kiểu 89 của Nhật Bản, có cỡ nòng 50 mm, chiều dài súng 610 mm, trọng lượng 4,7 kg; tầm bắn hiệu quả 60-120m. Súng phóng lựu Kiểu 89 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật trong thập niên 20. Sau 1945, một số được Quân đội ta thu và sử dụng lại.
Súng phóng lựu Kiểu 89 của Nhật Bản, có cỡ nòng 50 mm, chiều dài súng 610 mm, trọng lượng 4,7 kg; tầm bắn hiệu quả 60-120m. Súng phóng lựu Kiểu 89 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế quân đội Nhật trong thập niên 20. Sau 1945, một số được Quân đội ta thu và sử dụng lại.
Cuối cùng là mẫu súng cối 81 mm Kiểu 97 của Nhật Bản, có cỡ nòng 81 mm, trọng lượng 67 kg, tầm bắn 2.800 m. Súng cối 81 mm Kiểu 97 được đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1937 và sử dụng trong Thế chiến 2. Sau 1945, được Quân đội ta tịch thu với số lượng lớn, có thể dùng chung đạn với súng cối 81 mm của Quân đội Pháp. Nguồn ảnh: TL.
Cuối cùng là mẫu súng cối 81 mm Kiểu 97 của Nhật Bản, có cỡ nòng 81 mm, trọng lượng 67 kg, tầm bắn 2.800 m. Súng cối 81 mm Kiểu 97 được đưa vào biên chế quân đội Nhật năm 1937 và sử dụng trong Thế chiến 2. Sau 1945, được Quân đội ta tịch thu với số lượng lớn, có thể dùng chung đạn với súng cối 81 mm của Quân đội Pháp. Nguồn ảnh: TL.
Những trận đánh tạo "thương hiệu" của lực lượng Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.