Những loại rau mùa hè “ngậm” nhiều hóa chất nhất chợ

Nhiều người không ngại phun thuốc kích thích tăng trưởng khiến rau "lớn nhanh như thổi". Do đó đi chợ bỏ túi mẹo hay sau để chọn được rau ngon không "ngậm" hóa chất.

Những loại rau dễ "tắm" hóa chất

oại rau này quen thuộc trong bữa cơm mọi nhà nhưng đây cũng ;là loại rau bị "tắm" nhiều thuốc trừ sâu nhất. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Đậu đũa

Loại nữa là quả đậu đũa. Loại quả này hay bị sâu đục quả nên người trồng phải phun thường xuyên mới cho thu hoạch được. Nhưng loại quả này rất nhanh già. Đó là mâu thuẫn của việc trồng rau khiến người trồng rau đôi khi phải bán non khi còn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Nhung loai rau mua he “ngam” nhieu hoa chat nhat cho
Đậu đũa hay bị sâu đục quả nên người trồng phải phun thường xuyên.

Rau bí

Rau bí là món ăn dân gian quen thuộc nhưng ngày nay vẫn được phun nhiều phân và thuốc trong sản xuất nông nghiệp. Không ít người vì lợi nhuận trước mắt nên phun thuốc kích thích để rau bí vươn dài bắt mắt. 

Rau bí lá mềm, mỏng, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen, khoảng cách các đốt dài... là những loại rau bí b

Rau bí an toàn thường có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ. 

Những lưu ý khi chọn thực phẩm an toàn

- Khi lựa chọn rau củ ngoài chợ về dụng chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Nên mua ở những nơi có thương hiệu, uy tín và an toàn. Những nơi rau củ có nguồn gốc, có nhãn hiệu để chúng ta có thể truy xuất được, đảm bảo chất lượng.

- Biết cách lựa những rau củ đảm bảo chất lượng về hình dáng bên ngoài rau củ phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, dập nát. Màu sắc phải tự nhiên không bắt mắt một cách bất thường, không héo úa quá. Khi cầm rau củ phải cảm thấy nặng tay, giòn, chắc.

- Lưu ý trên bề mặt rau củ không dính những chất lạ như màu trắng, nếu có thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư. Rau củ cũng không có mùi lạ nếu không phải mùi đặc trưng của thực phẩm.

Nhung loai rau mua he “ngam” nhieu hoa chat nhat cho-Hinh-2
Cách xử lý rau khi mua ở chợ về. 

Cách rửa rau "đánh bay" thuốc trừ sâu

- Phương pháp ngâm nước vo gạo: Đầu tiên bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau.

Ngoài ra, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.

- Ngâm với nước muối pha loãng: Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, theo giới chuyên gia, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch... sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch.

Chị em cần chú ý nên dùng chậu nhiều nước để loại bỏ đất cát tốt hơn. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất. Sau khi rửa sạch, bạn nên gọt vỏ củ quả - đây là bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.

Ngoài ra, chế biến rau củ quả hay thịt, cá... ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy liên kết dai dẳng của hóa chất trên thực phẩm. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi sẽ luôn giúp bạn có được sức khỏe an toàn hơn.

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị?

Sau vụ việc một số doanh nghiệp biến rau từ chợ đầu mối thành rau VietGAP rồi tuồn vào siêu thị, nhiều người có giật mình, mất lòng tin và bắt đầu quay lưng với các sản phẩm này?

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị?

Vườn rau treo trên sân thượng và tuyệt chiêu đuổi côn trùng bằng thuốc lào

Không ít người trầm trồ trước khu vườn treo của chị Hương Lan ở Phú Thọ. Họ càng thấy thú vị hơn khi biết tuyệt chiêu đuổi côn trùng mà chị áp dụng cho vườn rau sạch của mình.

Vườn rau treo trên sân thượng và tuyệt chiêu đuổi côn trùng bằng thuốc lào

Vuon rau treo tren san thuong va tuyet chieu duoi con trung bang thuoc lao

Vườn treo độc đáo của "nông dân sân thượng" ở Phú Thọ.

Đam mê trồng rau sạch nhưng sân thượng nhà chị Phạm Hương Lan (SN 1979) ở Cẩm Khê, Phú Thọ lại có mái che, không đủ ánh sáng để trồng rau xanh. Cái khó ló cái khôn, với sân thượng 20m2 có 3 mặt thoáng, chị Lan đầu tư hệ thống vườn treo để tận dụng ánh sáng xung quanh nhà.

Bà chủ khu vườn kể: “Bỏ không sân thượng thì tiếc, tôi thuê thợ làm hệ thống khung giàn treo để trồng các chậu rau, vừa có rau sạch ăn hàng ngày vừa che mát cho nhà luôn”.

Vuon rau treo tren san thuong va tuyet chieu duoi con trung bang thuoc lao-Hinh-2

Khu vườn trồng cây bán thủy canh ở tầng 2 và sân thượng được chị Lan triển khai từ năm 2017.

“Hệ thống khung treo làm bằng thép và sơn tĩnh điện chống rỉ được gắn lên khoảng trống giữa các cột và tường nhà. Mỗi chậu trồng cây bán thủy canh tôi mua năm 2017 là 50.000đ/chiếc. Tổng đầu tư hơn 10 triệu đồng cho khu vườn có 150 chậu treo và hệ thống tưới nước tự động này”, chị Lan cho biết.

Ban đầu, khi biết chị có ý định trồng rau sạch trên sân thượng mọi người trong gia đình đều can ngăn. Bởi việc đầu tư cho khu vườn sân thượng vừa tốn kém vừa mất công. Thế nhưng, để có được rau hữu cơ thật sạch phục vụ cho bữa ăn gia đình, chị Lan vẫn quyết tâm trồng.

Đam mê là vậy nhưng phải mất 2 năm, qua nhiều vụ rau thất bại, tốn nhiều tiền mua giống, mua phân bón… chị Lan mới tích lũy được nhiều kinh nghiệm để thực sự làm chủ khu vườn của mình.

Vuon rau treo tren san thuong va tuyet chieu duoi con trung bang thuoc lao-Hinh-3

Khu vườn treo cung cấp đủ loại rau trái cho cả gia đình.

“Bây giờ tôi đúng nghĩa nông dân tầng thượng, trồng chơi ăn thật. Mùa nào nhà tôi cũng có đủ các loại rau xanh cho cả gia đình”, chị Lan hào hứng chia sẻ.

Nhiều bạn bè và người đam mê làm nông dân sân thượng tìm đến học tập mô hình trồng rau sạch độc đáo của chị Lan.

Chị Lan cho biết, mỗi chậu treo có đường kính 20cm, có thể chứa 2 lít nước bên dưới. Vì thế tùy cây, tùy điều kiện thời tiết mà chị tưới hàng ngày hoặc 2-3 hôm mới phải tưới nước một lần.

“Chậu nhỏ nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Sáu năm trồng rau luân phiên nhiều vụ tôi chưa phải thay đất nhưng hàng tuần đều bổ sung dưỡng chất cho cây bằng cách phun qua lá hoặc bón trực tiếp vào đất”, chị Lan chia sẻ.

Mùa đông chị Lan trồng bắp cải, su hào, súp lơ. Mùa hè chị trồng dưa lê, dưa lưới, dưa Hàn Quốc, cà chua, rau muống… Khu vườn luôn xanh mát quanh năm, mùa nào thức ấy.

“Có điều vườn đẹp mà toàn bị các em cây "quay lưng" với chủ. Cây có đặc tính hướng sáng nên phần ngọn lá mọc hướng ra ngoài tường nhà. Muốn có ảnh đẹp sống ảo là tôi phải xuống đường hoặc sang nhà hàng xóm chụp mới được”, chị Lan cười nói.

Vuon rau treo tren san thuong va tuyet chieu duoi con trung bang thuoc lao-Hinh-4

Để ngắm được thành quả khu vườn treo, chị Lan phải sang nhà hàng xóm ngắm nhờ hoặc xuống đường nhìn lên.

Tuyệt chiêu đuổi côn trùng

Điều đặc biệt ở khu vườn treo của chị Lan là không hề thấy bóng dáng của sâu, bướm. Tuyệt chiêu đuổi côn trùng của chị là sử dụng thuốc lào.

“Lấy thuốc lào ngâm với nước nóng để qua đêm, sáng hôm sau lọc nước đó đem phun. Mỗi tuần phun 1 lần, đảm bảo không có con bướm nào dám bay tới đẻ trứng”, chị Lan chia sẻ kinh nghiệm.

Vuon rau treo tren san thuong va tuyet chieu duoi con trung bang thuoc lao-Hinh-5

Các túi bã thuốc lào được treo cạnh chậu cây để đuổi côn trùng.

Bã thuốc lào sau khi ngâm lọc lấy nước, chị Lan cho vào túi lưới và treo cạnh chậu cây cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng. “Chỗ nào cũng có thuốc lào, chồng tôi còn trêu, hỏi tôi nghiện thuốc lào à”, chị Lan cười kể lại.

Nước thuốc lào còn được chị Lan dùng khi làm đất trồng rau. Sau khi trộn đất để trồng cây, nữ nông dân sân thượng sẽ tưới thật đẫm nước thuốc lào để tiêu diệt trứng sâu, cuốn chiếu hay sên nhỏ.

"Để có được khu vườn rau sạch, xanh và đẹp, ngoài việc đảm bảo cây luôn đủ nước, đủ dinh dưỡng phải thêm cả niềm đam mê nữa. Bù lại, sau mỗi ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, chỉ cần lên khu vườn này là mọi mệt nhọc như tan biến hết", chị Lan nói.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cảnh tiêu điều, rau củ chết khô tại vùng rau sạch lớn nhất Đà Nẵng

Nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn khiến nhiều loại rau màu bị cháy khô, nông dân bỏ đất canh tác tại vùng rau sạch lớn nhất Đà Nẵng.

Cảnh tiêu điều, rau củ chết khô tại vùng rau sạch lớn nhất Đà Nẵng

Canh tieu dieu, rau cu chet kho tai vung rau sach lon nhat Da Nang

Vùng trồng rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) được coi là vùng rau sạch lớn nhất của TP.Đà Nẵng với diện tích khoảng 7ha cùng 50 hộ dân tham gia sản xuất. Các loại rau, củ nơi đây cung cấp cho hầu hết các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố.

Canh tieu dieu, rau cu chet kho tai vung rau sach lon nhat Da Nang-Hinh-2

Tuy nhiên, hiện có đến quá nửa diện tích tại vùng rau này đang bị bỏ hoang vì nước sông nhiễm mặn, nước giếng khoan nhiễm phèn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.