Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị?

Sau vụ việc một số doanh nghiệp biến rau từ chợ đầu mối thành rau VietGAP rồi tuồn vào siêu thị, nhiều người có giật mình, mất lòng tin và bắt đầu quay lưng với các sản phẩm này?

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị?
Khoảng một tuần trở lại đây, sau vụ việc rau từ chợ đầu mối và nấm có nguồn gốc từ Trung Quốc được gắn mác rau VietGAP rồi tuồn vào các siêu thị lớn để bán cho người tiêu dùng Việt, chị Hoàng Thị Hải, trú tại Đống Đa (Hà Nội) đã chính thức tẩy chay các siêu thị này.

“Nhiều năm liền tôi là khách ruột của hệ thống siêu thị kia. Thậm chí những tháng cao điểm của dịch Covid-19, tôi còn đặt rau và thực phẩm hàng tuần với đơn hàng vài triệu đồng cho 1 lần đặt, chịu mức giá cao gấp 2-3 lần rau ngoài chợ. Tin tưởng đến mức ăn dưa chuột không gọt vỏ, ăn xà lách sống không phải ngâm muối.

Vì vậy, khi biết việc rau mình ăn là hàng của chợ đầu mối “đội lốt” thì tôi choáng váng, cảm giác như mình đang bị lừa bao năm nay. Vì thế, mấy hôm nay tôi ra chợ mua cho nhanh. Vừa rẻ vừa đỡ bực mình”, chị Hải nói.

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị? ảnh 1

Nhiều người lựa chọn những siêu thị lớn khác để mua rau, củ, quả và thực phẩm thay vì mua tại các siêu thị vừa bị tố.

Không tẩy chay rau siêu thị như chị Hải, chị Nguyễn Thị Khuyên, trú tại Thanh Xuân (Hà Nội) lại lựa chọn đi mua rau của một siêu thị có thương hiệu khác.

“Gần nhà tôi có nhiều siêu thị, mình biết siêu thị đó có tuồn hàng “dởm” vào thì mình tránh, không mua ở đó nữa mà mua của siêu thị khác cho yên tâm hơn. Hơn nữa báo chí đang rầm rộ, dân tình đang bức xúc vụ rau “dởm” như vậy thì chắc không siêu thị nào dám làm “láo” trong thời điểm này đâu”, chị Khuyên nói.

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị? ảnh 2

Các gian hàng rau OCOP của các siêu thị lớn luôn thu hút khách hàng.

Theo chị Khuyên, các sản phẩm có vấn đề thì đã được xử lý rồi, trong khi đó có nhiều nhà cung cấp khác nhau, không phải ai cũng làm “láo” nên chị vẫn chọn mua rau ở siêu thị vì cảm giác an toàn hơn ngoài chợ.

“Ví dụ như cân hành ngoài chợ mấy hôm nay bán 85 nghìn đồng/kg nhưng trong siêu thị gần nhà tôi vẫn bán 65 nghìn đồng. Ghi nơi sản xuất là Hợp tác xã rau an toàn ở Vĩnh Phúc, ngày thu hoạch, hạn sử dụng. Rau cải thảo bên ngoài cũng 25 nghìn đồng/kg nhưng ở siêu thị chỉ 19 nghìn đồng/kg; rau cải bắp ngoài chợ 20 nghìn đồng/kg thì siêu thị chỉ 15 nghìn đồng…”, chị Khuyên phân tích.

Một số loại rau, củ, quả của nhiều hệ thống siêu thị có giá "mềm" hơn rau ngoài chợ.

Ngoài ra, thói quen đi siêu thị mua rau, thực phẩm của chị đã có từ nhiều năm nay nên “khó bỏ”.

Cũng là khách hàng “thân thiết” của hệ thống siêu thị vừa bị tố bán rau VietGAP “dởm”, chị Đoàn Thị Luyến, trú tại Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cảm thấy rất bực mình vì rau họ bán với giá trên trời nhưng chất lượng lại như rau ngoài chợ.

“Cảm giác mình bị lừa dối khó chịu lắm. Có khi, thời gian tới, tôi phải thuê mảnh đất tự trồng rau ăn hoặc lắp hệ thống trồng rau thuỷ canh trên sân thượng cho an tâm”, chị Luyến nói.

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị? ảnh 4

Rau tại các siêu thị được người tiêu dùng khá tin tưởng vì được đóng gói cẩn thận, ghi nơi sản xuất rõ ràng.

Theo khảo sát của PV tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các loại rau, củ, quả được bày bán đều ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, được đóng gói bao bì cẩn thận. Ngoài ra, giá các loại rau xanh cũng khá “mềm”, nhiều loại còn rẻ hơn rau được bán lẻ ngoài chợ.

Động thái của người tiêu dùng sao sau vụ rau sạch dởm vào siêu thị? ảnh 5

Các loại rau xanh được niêm yết công khai giá, nơi sản xuất và ngày thu hoạch, đóng gói.

Liên quan đến việc rau sạch “dởm” biến hình vào hàng loạt siêu thị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan đã có cuộc họp với các đơn vị trực thuộc và Hiệp hội ngành hàng về công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản vào tối ngày 22/9.

Trong đó, Bộ Trưởng cho rằng cần sự minh bạch trong các khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tránh “treo đầu dê bán thịt chó”. Để làm được như vậy, cần sự vào cuộc của hệ thống bán lẻ, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cùng tạo dựng hệ sinh thái lành mạnh.

Trước đó, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc, yêu cầu rà soát, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tập kết, phân loại, đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm và hành vi gian lận thương mại khác.

Vẫn lơ là phòng, chống dịch tại chợ đầu mối Hà Nội

Mặc dù diễn biến dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp tại các địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội, tuy nhiên ở những nơi thường xuyên tập trung đông người như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối và các chợ truyền thống, vẫn còn một số người dân chưa chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch và thực hiện tốt thông điệp “5k” của Bộ Y tế...

Vẫn lơ là phòng, chống dịch tại chợ đầu mối Hà Nội
Van lo la phong, chong dich tai cho dau moi Ha Noi

4 trường hợp F0 liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn

Đồng Nai phát hiện 4 trường hợp F0, 2 ca test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả các trường hợp này đều liên quan đến khu vực chợ đầu mối Hóc Môn.

4 trường hợp F0 liên quan đến chợ đầu mối Hóc Môn
Sáng 27/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai ra thông báo khẩn yêu cầu những người đã từng đến địa điểm chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TP HCM) trong thời gian từ ngày 1/6 đến nay, cần phải liên hệ với Trạm y tế địa phương nơi cư trú để khai báo y tế và được hướng dẫn phòng, chống COVID-19 kịp thời. Trong đó, CDC Đồng Nai đặc biệt lưu ý đối với những người mua bán, vận chuyển hàng hóa từ Đồng Nai về/đến chợ đầu mối Hóc Môn.
4 truong hop F0 lien quan den cho dau moi Hoc Mon

“Ổ dịch” COVID-19 chợ truyền thống: TPHCM có bao nhiêu chợ?

Các chợ truyền thống tại TPHCM đang là nơi bùng phát, lây lan dịch bệnh COVID-19 với tốc độ nhanh và khó kiểm soát. Hiện TP. HCM đang nỗ lực phong tỏa và khống chế dịch, đặc biệt là ở các chợ, nơi tập trung đông người.

“Ổ dịch” COVID-19 chợ truyền thống: TPHCM có bao nhiêu chợ?
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?
Chợ Sơn Kỳ: Tính đến sáng ngày 25/6, quận Tân Phú (TPHCM) đã ghi nhận 64 trường hợp dương tính với virus SAR-CoV-2 liên quan đến chợ Sơn Kỳ (quận Tân Phú). Trước diễn biến của dịch COVID-19, ngành y tế đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm khẩn diện rộng gồm 4 địa điểm với số lượng 30.000 mẫu cho người dân xung quanh khu chợ Sơn Kỳ ngay trong ngày 23/6 nhằm giúp rà soát, phát hiện sớm những mầm bệnh còn tiềm ẩn trong cộng đồng, chặn đứng nguồn lây.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-2
Chợ Bình Điền: Là một trong những chợ đầu mối lớn nhất TPHCM nằm tại khu phố 6, Quận 8. Chợ cũng là một trong những điểm lây lan dịch bệnh COVID-19. Các ca mắc virus SAR-CoV-2 đầu tiên (từ ngày 19/6) tại chợ bắt nguồn từ những công nhân làm nghề bốc vác, sau đó lây lan cho những người tiếp xúc gần.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-3
Chợ Hóc Môn: Tính đến trưa ngày 27/6, chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TPHCM) đã ghi nhận 19 ca lây nhiễm COVID-19 và nhiều ca tiếp xúc F1 được cách ly y tế. Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chợ Hóc Môn sẽ tạm dừng các hoạt động tập kết, giao thương hàng hóa trực tiếp tại chợ từ 0h ngày 28/6 đến 0h ngày 4/7.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-4
Chợ Tân Hương: Sau khi phát hiện một người buôn bán trong chợ Tân Hương nghi mắc COVID-19, cơ quan chức năng phong tỏa tạm thời khu chợ để phun khử khuẩn và điều tra dịch tễ. Lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời khu vực chợ Tân Hương (vào ngày 24/6) để điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân và các tiểu thương.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-5
Chợ Nguyễn Tri Phương: Sau khi ghi nhận 1 ca mắc COVID-19 từng đến chợ Nguyễn Tri Phương (Phường 6, quận 10, TPHCM) mua sắm. UBND phường 6 đã tạm thời phong tỏa chợ này để khử khuẩn và điều tra dịch tễ. 11 trường hợp F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, lực lượng y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 372 người là các tiểu thương và người đi chợ tại thời điểm giám sát.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-6
Chợ An Lạc: Sau khi phát hiện hơn 70 ca nhiễm COVID-19 liên quan 2 chợ đầu mối Bình Điền (Q.8) và Hóc Môn (H.Hóc Môn), 2 chợ truyền thống Sơn Kỳ và Tân Hương (Q.Tân Phú). Chợ An Lạc hoạt động cầm chừng, nhưng rất ít khách. 
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-7
Chợ Bình Thới: Mặc dù chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào nhưng để hạn chế tập trung đông người, đảm bảo quy tắc phòng chống COVID-19, Ban Quản lý chợ Bình Thới (Q.11, TP.HCM) đã phát "phiếu đi chợ" cho người dân để kiểm soát lượng người vào chợ trong một thời điểm.
“O dich” COVID-19 cho truyen thong: TPHCM co bao nhieu cho?-Hinh-8
Chợ Bình Đông: Sau khi có một ca mắc COVID-19 đến chợ này Bình Đông mua cá, rau. Trung tâm Y tế quận 8 đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho tiểu thương buôn bán tại chợ Bình Đông và người dân đã đến chợ trong khung giờ từ 7h đến 9h các ngày 12, 13/6 với tổng số người được lấy mẫu xét nghiệm tại chợ là 420 người, đang chờ kết quả xét nghiệm.

Khởi tố vụ án giết người ở Chợ Đầu mối. Nguồn: Truyền hình Thanh Hóa.



Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.