Những lễ duyệt binh chấn động Trung Quốc cổ đại

Những lễ duyệt binh chấn động Trung Quốc cổ đại

(Kiến Thức) - Cuộc “đại duyệt binh” lớn nhất xã hội Trung Quốc cổ đại phải kể đến cuộc “Thú Lạp” (săn bắn) dưới triều Minh. Vĩnh Lạc hoàng đế là người khởi xướng. 

Từ cổ chí kim cho dù là quốc gia nào, nhận thức khác nhau, văn hóa dân tộc, tư tưởng dân tộc có khác nhau thì  lễ duyệt binh đều có điểm chung thể hiện danh tiếng, thực lực của quân đội và sức mạnh của chính quyền. Ảnh minh họa.
Từ cổ chí kim cho dù là quốc gia nào, nhận thức khác nhau, văn hóa dân tộc, tư tưởng dân tộc có khác nhau thì lễ duyệt binh đều có điểm chung thể hiện danh tiếng, thực lực của quân đội và sức mạnh của chính quyền. Ảnh minh họa.
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc duyệt binh đã được giai cấp thống trị coi trọng. Các cuộc duyệt binh đã trở thành một trong nghi lễ mang tính chất và quy mô tranh trọng và hùng tráng nhất. Theo ghi chép trong sử sách, cuộc duyệt binh sớm nhất đã xuất hiện cách đây hơn 4000 năm. Ảnh minh họa.
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc duyệt binh đã được giai cấp thống trị coi trọng. Các cuộc duyệt binh đã trở thành một trong nghi lễ mang tính chất và quy mô tranh trọng và hùng tráng nhất. Theo ghi chép trong sử sách, cuộc duyệt binh sớm nhất đã xuất hiện cách đây hơn 4000 năm. Ảnh minh họa.
Đương thời, thủ lĩnh của bộ lạc Hoa Hạ ở phương Bắc muốn phát triển đại nghiệp về Giang Nam nên đã từng mời các thủ lĩnh của các bộ lạc khác cùng tiến hành đại hội với quy mô lớn tại tỉnh Hà Nam. Trong lần đại hội đó, các binh sỹ tay cầm các binh khí được trang trí lông vũ, thực hiện nghi thức tế trời trong tiếng nhạc tiếng hát rầm trời, biểu thị thịnh tình đón tiếp các thủ lĩnh của các bộ lạc phương Nam. Ảnh minh họa.
Đương thời, thủ lĩnh của bộ lạc Hoa Hạ ở phương Bắc muốn phát triển đại nghiệp về Giang Nam nên đã từng mời các thủ lĩnh của các bộ lạc khác cùng tiến hành đại hội với quy mô lớn tại tỉnh Hà Nam. Trong lần đại hội đó, các binh sỹ tay cầm các binh khí được trang trí lông vũ, thực hiện nghi thức tế trời trong tiếng nhạc tiếng hát rầm trời, biểu thị thịnh tình đón tiếp các thủ lĩnh của các bộ lạc phương Nam. Ảnh minh họa.
Thời Xuân Thu, hoạt động duyệt binh cũng bắt đầu được chú trọng hơn. Các cuộc diễu binh bắt đầu được tiến hành từ những hình thức đi săn. Quân đội xếp thành đội hình, đại thần hoặc người có quyền lực tối cao như hoàng đế sẽ dẫn đầu đội quân, dương cung bắn tên phát động cuộc đi săn. Ảnh minh họa.
Thời Xuân Thu, hoạt động duyệt binh cũng bắt đầu được chú trọng hơn. Các cuộc diễu binh bắt đầu được tiến hành từ những hình thức đi săn. Quân đội xếp thành đội hình, đại thần hoặc người có quyền lực tối cao như hoàng đế sẽ dẫn đầu đội quân, dương cung bắn tên phát động cuộc đi săn. Ảnh minh họa.
Những hoạt động diễu binh này ngày đó gọi là “Sưu” nghĩa là đi săn vào mùa xuân. Sau này phát triển thành các cuộc kiểm tra duyệt binh hoặc chiến xa định kỳ. Nếu kiểm tra duyệt binh mỗi năm 1 lần được gọi là “Sưu”, nếu kiểm duyệt chiến xa ba năm một lần được gọi là “Đại duyệt”, cùng kiểm tra duyệt binh và chiến xa 5 năm một lần được gọi là “Đại sưu”. Ảnh minh họa.
Những hoạt động diễu binh này ngày đó gọi là “Sưu” nghĩa là đi săn vào mùa xuân. Sau này phát triển thành các cuộc kiểm tra duyệt binh hoặc chiến xa định kỳ. Nếu kiểm tra duyệt binh mỗi năm 1 lần được gọi là “Sưu”, nếu kiểm duyệt chiến xa ba năm một lần được gọi là “Đại duyệt”, cùng kiểm tra duyệt binh và chiến xa 5 năm một lần được gọi là “Đại sưu”. Ảnh minh họa.
Khi Tần Thủy Hoàng dẹp tan 6 nước thống nhất Trung Quốc càng coi trọng việc rèn luyện và kiểm duyệt đối với quân đội. Tuy tài liệu sử sách không còn nhiều, nhưng chỉ cần nhìn vào đội quân tượng binh mã trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể tưởng tượng được quy mô hoành tráng của những lần duyệt binh vào thời đó. Ảnh minh họa.
Khi Tần Thủy Hoàng dẹp tan 6 nước thống nhất Trung Quốc càng coi trọng việc rèn luyện và kiểm duyệt đối với quân đội. Tuy tài liệu sử sách không còn nhiều, nhưng chỉ cần nhìn vào đội quân tượng binh mã trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể tưởng tượng được quy mô hoành tráng của những lần duyệt binh vào thời đó. Ảnh minh họa.
Thời Tây Hán, quân Hán cũng thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập quân sự với các quy mô lớn nhỏ để kiểm duyệt và sát hạch binh lính. Cho dù là cấp kinh thành hay ở các địa phương thì hoạt động này được diễn ra thường niên vào mùa thu hàng năm và được gọi bằng tên “Thu xạ”, “Hiệu duyệt” hay “Đô thí”. Ảnh minh họa.
Thời Tây Hán, quân Hán cũng thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập quân sự với các quy mô lớn nhỏ để kiểm duyệt và sát hạch binh lính. Cho dù là cấp kinh thành hay ở các địa phương thì hoạt động này được diễn ra thường niên vào mùa thu hàng năm và được gọi bằng tên “Thu xạ”, “Hiệu duyệt” hay “Đô thí”. Ảnh minh họa.
Thời Tam Quốc, nước Thục cũng tiến hành đại hội võ thuật. Trước khi Gia Cát Lượng Bắc phạt đã từng tổ chức luyện thể lực và kỹ thuật cho binh sỹ thông qua các hoạt động như tổ chức thi đấu võ thuật. Đông Ngô cũng xây dựng quy chế kiểm tra và sát hạch binh lính. Ảnh minh họa.
Thời Tam Quốc, nước Thục cũng tiến hành đại hội võ thuật. Trước khi Gia Cát Lượng Bắc phạt đã từng tổ chức luyện thể lực và kỹ thuật cho binh sỹ thông qua các hoạt động như tổ chức thi đấu võ thuật. Đông Ngô cũng xây dựng quy chế kiểm tra và sát hạch binh lính. Ảnh minh họa.
Thời Lưỡng Tấn, giai cấp thống trị cũng rất chú trọng việc luyện tập cho quân đội. Ngoài việc diễn tập theo từng đội quân ra, còn tiến hành thực hành diễn tập chiến đấu. Thời Nam Triều cũng chú trọng việc diễn tập cho thủy binh. Ảnh minh họa.
Thời Lưỡng Tấn, giai cấp thống trị cũng rất chú trọng việc luyện tập cho quân đội. Ngoài việc diễn tập theo từng đội quân ra, còn tiến hành thực hành diễn tập chiến đấu. Thời Nam Triều cũng chú trọng việc diễn tập cho thủy binh. Ảnh minh họa.
Triều Minh cũng quy định, cứ ba năm tổ chức đại duyệt binh một lần. Chu Nguyên Chương rất coi trọng việc rèn luyện đội ngũ trong quân đội. Ông còn ban bố “Giáo luyện quân sĩ luật”, yêu cầu rất cao và nghiêm minh trong việc rèn luyện binh sĩ. Quân đội cũng có quy chế thưởng phạt công minh để đảm bảo chất lượng rèn binh. Ảnh minh họa.
Triều Minh cũng quy định, cứ ba năm tổ chức đại duyệt binh một lần. Chu Nguyên Chương rất coi trọng việc rèn luyện đội ngũ trong quân đội. Ông còn ban bố “Giáo luyện quân sĩ luật”, yêu cầu rất cao và nghiêm minh trong việc rèn luyện binh sĩ. Quân đội cũng có quy chế thưởng phạt công minh để đảm bảo chất lượng rèn binh. Ảnh minh họa.
Nhưng cuộc “đại duyệt binh” lớn nhất phải kể đến cuộc “Thú Lạp” (săn bắn) dưới triều Minh. Vĩnh Lạc hoàng đế Chu Đệ đã từng làm một cuộc đại duyệt binh gây chấn động thế giới. Năm thứ 18 Vĩnh Lạc, Chu Đệ đã cho mời 20 quốc gia các nước ở khu vực Tây Á với số lượng sứ đoàn tham gia lên đến 600 người. Ảnh minh họa.
Nhưng cuộc “đại duyệt binh” lớn nhất phải kể đến cuộc “Thú Lạp” (săn bắn) dưới triều Minh. Vĩnh Lạc hoàng đế Chu Đệ đã từng làm một cuộc đại duyệt binh gây chấn động thế giới. Năm thứ 18 Vĩnh Lạc, Chu Đệ đã cho mời 20 quốc gia các nước ở khu vực Tây Á với số lượng sứ đoàn tham gia lên đến 600 người. Ảnh minh họa.
Chu Đệ đã phái 6.000 kỵ binh tinh nhuệ mở đường đón tiếp các sứ đoàn ở cửa ải Gia Dụ. Sau khi hoàn thành nghi thức ngoại giao tại Bắc Kinh, Chu Đệ bố trí cho các sứ đoàn đi thăm quan ngắm cảnh Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô. Sau hai tháng các sứ đoàn các nước nhận được thông báo mời tham dự đại hội “Thú Lạp” với quy mô vô cùng lớn ở xung quanh thành Bắc Kinh. Ảnh minh họa.
Chu Đệ đã phái 6.000 kỵ binh tinh nhuệ mở đường đón tiếp các sứ đoàn ở cửa ải Gia Dụ. Sau khi hoàn thành nghi thức ngoại giao tại Bắc Kinh, Chu Đệ bố trí cho các sứ đoàn đi thăm quan ngắm cảnh Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô. Sau hai tháng các sứ đoàn các nước nhận được thông báo mời tham dự đại hội “Thú Lạp” với quy mô vô cùng lớn ở xung quanh thành Bắc Kinh. Ảnh minh họa.
Tháng 3 năm thứ 19 Vĩnh Lạc, đại hội “ Thú Lạp” chính thức khai mạc với tổng cộng gồm 10 vạn binh sỹ tham gia và trở thành cuộc diễu binh có quy mô vô cùng lớn thời bấy giờ. Ảnh minh họa.
Tháng 3 năm thứ 19 Vĩnh Lạc, đại hội “ Thú Lạp” chính thức khai mạc với tổng cộng gồm 10 vạn binh sỹ tham gia và trở thành cuộc diễu binh có quy mô vô cùng lớn thời bấy giờ. Ảnh minh họa.
Đến triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh cũng thường xuyên tổ chức kiểm duyệt binh sỹ theo định kỳ. Lễ đại duyệt binh thường do hoàng thượng đích thân tham gia với nghi thức duyệt binh vô cùng trang trọng. Sau này đời vua Càn Long, Gia Khánh đều có ghi chép về việc duyệt binh. Sau đời Ung Chính, quy chế về đại duyệt binh càng được xây dựng kiện toàn và hoàn thiện. Ngoài đại duyệt binh do hoàng đế đích thân tham gia thì dưới triều Thanh cũng có nhiều hình thức duyệt binh khác nhau với nhiều quy mô khác nhau. Ảnh minh họa.
Đến triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh cũng thường xuyên tổ chức kiểm duyệt binh sỹ theo định kỳ. Lễ đại duyệt binh thường do hoàng thượng đích thân tham gia với nghi thức duyệt binh vô cùng trang trọng. Sau này đời vua Càn Long, Gia Khánh đều có ghi chép về việc duyệt binh. Sau đời Ung Chính, quy chế về đại duyệt binh càng được xây dựng kiện toàn và hoàn thiện. Ngoài đại duyệt binh do hoàng đế đích thân tham gia thì dưới triều Thanh cũng có nhiều hình thức duyệt binh khác nhau với nhiều quy mô khác nhau. Ảnh minh họa.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.