Những lần tạo cớ gây chiến tồi tệ nhất lịch sử nhân loại (1)

(Kiến Thức) - Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều cuộc chiến tranh hay xung đột diễn ra bởi những lý do ngụy tạo để một cường quốc hay liên minh quân sự mở đường cho các hoạt động quân sự lên các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác.

Nếu như cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Douma hôm 7/4 vừa rồi được kết luận là sai sự thật thì việc Mỹ công kích vào Syria cùng đồng minh nhằm trả đũa cho một việc chưa từng xảy ra xứng đáng được xếp tiếp vào bảng xếp hạng những vụ tạo cơ gây chiến tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
Vụ cháy tòa nhà Reichstag
Tòa nhà Reichstag là tòa nhà quốc hội của Đế chế Đức, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Vào đêm ngày 27/2/1933, Reichstag bỗng dưng bốc cháy và chỉ không lâu sau đó cảnh sát Đức bắt được hung thủ gây ra vụ cháy tòa nhà quốc hội Đức là Marinus van der Lubbe, một đảng viên Đảng Cộng Sản Hà Lan đang thất nghiệp. Chính phủ Đức khi đó do Adolf Hitler đứng đầu đã ngay lập tức tận dụng sự kiện này làm một con bài chính trị cho mình.
Tòa nhà quốc hội Đức chìm trong biển lửa năm 1933. Ảnh: Sputnik.
 Tòa nhà quốc hội Đức chìm trong biển lửa năm 1933. Ảnh: Sputnik.
Theo đó, họ đặt tất cả các Đảng viên của Đảng Cộng Sản Đức ra ngoài vòng pháp luật ngay lập tức và phế bỏ hoàn toàn quyền lực chính trị của những đảng viên Đảng Cộng Sản Đức đang nằm trong chính quyền của nước này.
Chưa hết, nhân tiện việc đàn áp Đảng Cộng Sản Đức, Đảng Quốc Xã đã đàn áp luôn mọi đảng phái chính trị khác ở quốc gia này, đặt mọi đảng phái khác ra ngoài vòng pháp luật. Đây được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 2 được Đảng Quốc Xã phát động sau đó 6 năm.
Về nguyên nhân của vụ cháy tòa nhà quốc hội Đức, nhiều sử gia cho rằng vụ cháy đã được gây nên một cách có chủ ý dưới sự chỉ đạo của Hermann Goering - một thành viên cấp cao của Đảng Quốc Xã Đức nhằm ngụy tạo nên một cái cớ để đàn áp chính trị. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của vụ cháy này vẫn chỉ là giả thiết do các tài liệu liên quan đã được Đức Quốc Xã hủy ngay sau đó.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq
Ông Colin Powell và lời nói dối dẫn tới cái chết của hàng trăm nghìn người dân thường vô tội Iraq. Ảnh: Sputnik.
 Ông Colin Powell và lời nói dối dẫn tới cái chết của hàng trăm nghìn người dân thường vô tội Iraq. Ảnh: Sputnik.
Ngày 5/2/2003, Ngoại trưởng Mỹ ông Colin Powell - một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm của Mỹ đã vứt bỏ tất cả danh vọng của mình bằng lời nói dối lớn nhất thế kỷ 21 tính tới thời điểm đó.
Ngày hôm đó, tại Liên Hiệp Quốc, ông Colin Powell đã giơ trên tay một lọ thuốc chữa bệnh than (nhiều nguồn tin cho rằng đó là... lọ muối) với lời khẳng định đanh thép rằng đây là bằng chứng về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt được CIA thu giữ từ quốc gia Trung Đông này.
Hành động của Ngoại trưởng Mỹ đã khiến nhiều cường quốc trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc nhất trí về việc tấn công quân sự, lật đổ chế độ độc tài của Sadam Hussen tại Iraq mặc kệ những lời tố cáo về lời nói dối trắng trợn này của phía Iraq cũng như nhiều quốc gia khác.
Chỉ một tháng sau lời phát biểu của Colin Powell, Mỹ đã đứng đầu liên quân tấn công vào Iraq với chiến dịch quân sự lớn chưa từng có trong thế kỷ 21.

Video: Lời nói dối hùng hồn của ông Colin Powell tại Liên Hiệp Quốc năm 2003.

Cuộc chiến tranh Iraq đã gây ra thương vong cho hàng trăm nghìn người dân thường vô tội của quốc gia này, gián tiếp dẫn tới sự ra đời của tổ chức khủng bố IS. Tuy nhiên, vũ khí hóa học hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt chưa bao giờ được tìm thấy ở quốc gia này suốt hàng chục năm quân Mỹ đồn trú tại đây,
Khoảng 1 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu, ông Colin Powell cho biết thông tin ông có lúc đó là sai lầm và bài diễn thuyết hùng hồn của mình tại Liên Hiệp Quốc là không chính xác. Ông xin từ chức và về hưu nhằm cứu vãn một chút ít danh dự của mình.
Sự kiện Phụng Thiên
Sự kiện Phụng Thiên hay còn được biết tới với cái tên Sự kiện Mãn Châu do quân đội Nhật Bản dựng lên nhằm lấy cớ để xâm lược Trung Quốc năm 1931. Đây cũng là sự kiện đánh dấu việc Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra ở châu Á - Thái Bình Dương.
Lính Nhật tiến vào Mãn Châu sau khi dựng lên sự kiện Phụng Thiên. Ảnh: Sputnik.
 Lính Nhật tiến vào Mãn Châu sau khi dựng lên sự kiện Phụng Thiên. Ảnh: Sputnik.
Vào đêm ngày 18/9/1931, các nhân chứng người Trung Quốc cho biết họ nhìn thấy rõ một người lính Nhật thậm chí còn mặt quân phục được xác định danh tính là Trung sĩ Kawamoto Suemori đã đặt khối thuốc nổ gần đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt phía Nam Mãn Châu do Nhật sở hữu gần địa danh Mukden, nay là Thẩm Dương.
Vụ nổ không lớn, thậm chí còn không gây ra tổn thất gì cho hệ thống đường sắt và một tàu hỏa của Nhật vẫn đi qua đó chỉ sau ít phút. Tuy nhiên, Lục quân Đế quốc Nhật Bản vẫn buộc tội những người dân vô tội Trung Quốc hành vi phá hoại, nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để chiếm Mãn Châu.
Thủ đoạn này sớm bị phơi bày trước quốc tế sau đó khiến Nhật Bản bị cô lập về mặt ngoại giao và buộc phải rút khỏi Hội Quốc Liên vào tháng 3/1933.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Một sự kiện rất quen thuộc với người Việt Nam được Mỹ dựng lên để lấy cớ ném bom vào miền Bắc nước ta.
Diễn ra vào ngày 2/8/1964, phía Mỹ đã cho rằng các tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tấn công tàu khu trục USS Maddox của Mỹ lúc đó đang ở hải phận quốc tế, dẫn tới một cuộc đấu súng trên biển.
Hình ảnh được tàu Maddox của Mỹ ghi lại khi bị tàu phóng lôi của ta tấn công do phi phạm lãnh hải.
 Hình ảnh được tàu Maddox của Mỹ ghi lại khi bị tàu phóng lôi của ta tấn công do phi phạm lãnh hải.
Tổng thống Lyndon Johnson đã ngay lập tức điều tàu USS Turner tới hỗ trợ tàu Maddox và hai tàu này đã báo cáo rằng họ tiếp tục bị tấn công bởi "tàu địch" vào ngày 4/8/1964.
Phía Mỹ đã ngay lập tức đáp trả lại việc tàu của họ bị tấn công ở "hải phận quốc tế" bằng việc cho máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam vào ngày 7/8/1964 - chỉ chưa đầy một tuần sau khi vụ việc xảy ra.
Kèm theo đó là sự leo thang của cuộc Chiến tranh Việt Nam, dẫn tới việc 200.000 bộ binh Mỹ được chuyển đến miền Nam Việt Nam vào năm 1965, tới năm 1968 Mỹ tăng quân số tại đây lên hơn nửa triệu quân.
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài hàng thập kỷ sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, dẫn tới cái chết của khoảng 58.000 binh lính Mỹ, 3,1 triệu người Việt Nam, 300.000 người Campuchia và 62.000 người Lào.
McNamara đang lý giải về việc tàu Mỹ bị tấn công ở Vịnh Bắc Bộ và cho rằng các tàu Mỹ đang ờ "hải phận quốc tế". Vòng tròn đỏ là nơi diễn ra vu việc. Ảnh: Sputnik.
 McNamara đang lý giải về việc tàu Mỹ bị tấn công ở Vịnh Bắc Bộ và cho rằng các tàu Mỹ đang ờ "hải phận quốc tế". Vòng tròn đỏ là nơi diễn ra vu việc. Ảnh: Sputnik.
Năm 2003, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam ông Robert McNamara đã cho biết, vụ việc các tàu Mỹ bị tấn công trong Vịnh Bắc Bộ xảy ra khi các tàu này đã xâm nhập vào lãnh hải của Việt Nam và vụ tấn công hôm 4/8/1964 chưa từng xảy ra, chỉ là cái cớ mà Mỹ bịa ra để leo thang chiến tranh ở Việt Nam.
Hai năm sau lời thú nhận của ông McNamara, các tài liệu được giải mật bởi cơ quan an ninh quốc gia Mỹ NSA đã cho biết, vụ việc Vịnh Bắc Bộ hoàn toàn chỉ là bịa đặt đúng như "lời thú tội" của ông McNamara lúc bấy giờ.
(còn tiếp)

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và sự dối trá của Mỹ trong CTVN

(Kiến Thức) - Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ tồn tại, và nó chỉ là cái tên hoa mỹ mà người Mỹ dựng lên để có cớ ném bom miền Bắc Việt Nam.

Su kien Vinh Bac Bo va su doi tra cua My trong CTVN
 Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cú chạm mặt lịch sử trong Chiến tranh Việt Nam, khi lần đầu tiên Hải quân Việt Nam đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Thực chất, đây chỉ là một sự kiện do Hải quân Mỹ dựng lên nhằm "danh chính ngôn thuận" mang không quân phá hoại miền Bắc. Nguồn ảnh: History.

Giải mã tàu chiến Việt Nam đả thương chiến hạm Mỹ, tháng 8/1964

(Kiến Thức) - Tháng 8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đã có trận hải chiến lịch sử khi dũng cảm đối đầu với lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.

Giai ma tau chien Viet Nam da thuong chien ham My, thang 8/1964
Ít có lực lượng hải quân non trẻ nào trên thế giới ngay từ những ngày đầu xây dựng và phát triển lại phải đối đầu với một cường quốc hải quân ngay trong trận hải chiến đầu tiên của mình, và Hải quân Việt Nam là một trong số đó. Khi Hải quân non trẻ của ta phải chống lại các chiếm hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra vào ngày 2/8/1964. Khi các tàu phóng lôi P 4 của ta giao chiến với khu trục hạm USS Maddox của Hải quân Mỹ bên trong lãnh hải Việt Nam. Ảnh: Một tàu P-4 của Việt Nam đang cơ động tránh hỏa lực từ USS Maddox. Nguồn ảnh: War.
Giai ma tau chien Viet Nam da thuong chien ham My, thang 8/1964-Hinh-2
 Trong sự kiện này Hải quân ta đã cử ra ba tàu ngư lôi P 4 để đánh chặn, đuổi USS Maddox ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Việc các tàu phóng lôi của ta khai hỏa vào USS Maddox chính là cái cớ mà Mỹ dựng lên để ném bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Ba tàu phóng lôi của ta giao chiến với tàu USS Maddox, ảnh được chụp từ tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: K160.
Giai ma tau chien Viet Nam da thuong chien ham My, thang 8/1964-Hinh-3
 Tàu phóng lôi P 4 của Hải quân Việt Nam là dạng tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ, có độ giãn nước chỉ 19,5 tấn, chiều dài đạt 19,3 mét và lườn rộng 3,7 mét. Tàu có độ mớm nước tối đa 1 mét. Nguồn ảnh: War.

Đọc nhiều nhất

Tin mới