Những lần Liên Xô, Mỹ suýt tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân

Trong cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, nhiều cuộc chạy đua vũ trang lớn diễn ra, đặc biệt là vũ khí hạt nhân giữa 2 nước Liên Xô và Mỹ.

Những lần Liên Xô, Mỹ suýt tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân
Trong khoảng thời gian đó, không ít lần 2 bên đã tính đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công đối phương. Hành động này có thể dễ dàng gây ra những hậu quả thảm khốc trên quy mô toàn cầu.
May mắn là điều đó chưa xảy ra và nhân loại đã tránh được những thảm họa không thể tính toán được. Dưới đây là những thời điểm Liên Xô và Mỹ suýt dùng vũ khí hạt nhân để giải quyết căng thẳng, theo tư liệu của National Interest
1. Khủng hoảng Berlin năm 1961
Chỉ vài tháng sau khi Bức tường Berlin được dựng lên, tháng 10/1961 một nhà ngoại giao Mỹ có tên E. Allan Lightner bị cảnh sát Đông Đức chặn lại khi đi từ Tây Berlin sang Đông Berlin và yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
Do cho rằng cảnh sát Đông Đức không có thẩm quyền, nhà ngoại giao này từ chối và bỏ đi, nhưng sau đó ông ta quay lại với một toán lính Mỹ. Cảnh sát Đông Đức tiếp tục yêu cầu nhà ngoại giao này xuất trình giấy tờ.
Nhung lan Lien Xo, My suyt tan cong nhau bang vu khi hat nhan
 Xe tăng Mỹ và Liên Xô đối đầu trong cuộc Khủng hoảng Berlin năm 1961.
Sự việc bắt đầu trở nên căng thẳng khi người Mỹ điều xe tăng đến khu vực này. Phía Liên Xô được thông báo về sự việc và cũng ngay lập tức điều xe tăng đến đáp trả. Vụ việc căng thẳng diễn ra trong suốt ba ngày, cho đến lúc Mỹ buộc phải xuống nước và rút xe tăng trước, phía Liên Xô sau đó cũng rút xe tăng.
>> Mời quý độc giả xem video: Xem uy lực của vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới của Mỹ (Nguồn: Người Đưa Tin) 
Vụ việc này xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Liên Xô xung quanh vấn đề chia cắt Berlin. Vào cuối tháng 8/1961, tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh triển khai 216 tiêm kích chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu. Trong vụ đối đầu xe tăng này, dù bất cứ bên nào nổ súng trước thì kết quả cuối cùng sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ.
2. Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962
Cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962 là thời điểm gần sát nhất với chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ. Hành động triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung R-12 và tên lửa đạn đạo tầm trung R-14 Chusovaya của Liên Xô tại Cuba là nhằm đáp trả việc Mỹ đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung PGM-19 Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/1962.
Nhung lan Lien Xo, My suyt tan cong nhau bang vu khi hat nhan-Hinh-2
 Ảnh chụp một bãi phóng tên lửa tại Cuba năm 1962 từ máy bay do thám của Mỹ. (Ảnh: National Archive)
Trong kế hoạch đối phó với hoạt động triển khai tên lửa của Liên Xô tại Cuba, phía Mỹ từng dự định thực hiện một cuộc tấn công toàn diện nhắm vào Cuba hoặc ít nhất là ném bom các vị trí triển khai tên lửa tại Cuba. Nếu kế hoạch này được thực hiện chắc chắn cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ sẽ nổ ra.
Cuối cùng, sau nhiều vòng đàm phán, hai nhà lãnh đạo của Liên Xô và Mỹ đi đến thỏa thuận: Phía Liên Xô ngừng triển khai và rút tên lửa khỏi Cuba và phía Mỹ rút tên lửa triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia. Tuy nhiên, phía Mỹ thực hiện rút tên lửa một cách bí mật và tại thời điểm đó và dư luận lại cho rằng Liên Xô hoàn toàn có lỗi khi gây ra cuộc khủng hoảng này.
3. Xung đột tại Trung Đông năm 1973
Sau thất bại của cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967, Ai Cập quyết định tấn công Israel trong Chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973. Mặc dù ban đầu nhờ lợi thế bất ngờ quân Ai Cập giành một vài chiến thắng, nhưng ngay sau đó quân đội Israel phản công và đe dọa tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn quân số 3 của Ai Cập.
Nhung lan Lien Xo, My suyt tan cong nhau bang vu khi hat nhan-Hinh-3
Quân đội Ai Cập vượt kênh đào Suez trong những ngày đầu Chiến tranh Yom Kippur. (Ảnh: CIA) 
Trước tình hình đó, Liên Xô buộc phải lên tiếng bảo vệ đồng minh Ai Cập và hé lộ kế hoạch triển khai quân đội tại Trung Đông. Còn phía Mỹ sau khi biết được thông tin này liền phản ứng bằng cách đưa toàn bộ quân đội Mỹ, trong đó có lực lượng hạt nhân chiến lược của mình vào tình trạng báo động cao nhất. Song rốt cục quân đội Liên Xô không có mặt tại Trung Đông và vài tuần sau phía Mỹ lặng lẽ kết thúc tình trạng báo động.
Tại thời điểm ấy, nếu Liên Xô triển khai lực lượng quân đội tại Trung Đông, chắc chắn sẽ dẫn đến giao tranh trực tiếp giữa Israel và Liên Xô. Israel được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân và thủ tướng Irael khi ấy là Golda Meir không hề bày tỏ thái độ phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra tại Trung Đông khi ấy thì Mỹ và Liên Xô sẽ nâng chiến tranh hạt nhân lên quy mô toàn cầu.
4. Cuộc tập trận của NATO năm 1983
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân cuối cùng giữa Liên Xô và Mỹ xảy ra một cách tình cờ và không nhiều người biết, thậm chí trong đó có các quốc gia NATO liên quan trực tiếp.
Tháng 11/1983, Mỹ và NATO thực hiện cuộc tập trận có tên gọi “Able Archer” nhằm thử nghiệm các kênh liên lạc giữa Bắc Mỹ và châu Âu trong việc chuyển đổi từ hình thức liên lạc truyền thống sang hình thức liên lạc trong cuộc chiến tranh hạt nhân giả định.
Nhung lan Lien Xo, My suyt tan cong nhau bang vu khi hat nhan-Hinh-4
 Xe tăng NATO tham gia cuộc diễn tập Able Archer.
Mặc dù các đoạn tin được mã hóa, nhưng bằng cách nào đó Liên Xô vẫn có được những thông tin liên lạc này. Phía Liên Xô nhận định rằng cuộc diễn tập “Able Archer” là hoạt động chuẩn bị cho đòn tấn công hạt nhân.
Matxcơva lập tức báo động và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra. Cuối cùng cuộc diễn tập kết thúc và không có sự cố nào xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô, phía Liên Xô chấm dứt báo động về cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, nếu cuộc diễn tập kể trên kéo dài với thời gian bất thường, không ai đảm bảo rằng căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ sẽ không dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Lộ dự án thử vũ khí hạt nhân đầu tiên tại Mỹ

(Kiến Thức) - Nutmeg là một trong những những dự án quân sự tối mật của quân đội Mỹ nhằm tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên tại Mỹ.

Lộ dự án thử vũ khí hạt nhân đầu tiên tại Mỹ
Dự án Nutmeg là bước khởi đầu của việc hình thành khu vực gọi là Nevada Test and Training Range. Trước khi thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Mỹ, quân đội Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển Thái Bình Dương, được biết đến với tên gọi là Pacific Proving Grounds.

Vì sao chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ siêu đắt đỏ?

(Kiến Thức) - Chính phủ Mỹ đã có kế hoạch thay mới chuyên cơ Air Force One với chi phí ước tính 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng nó quá đắt đỏ.

Vì sao chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ siêu đắt đỏ?
Tổng thống đắc cử Donald Trump kêu gọi "hủy đơn đặt hàng" chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ - Air Force One (Không Lực Một) mới vì cho rằng chi phí cho nó đắt đỏ.
Dưới đây là những lý do vì sao Air Force One là máy bay có giá đắt đỏ như vậy:

9 điều đáng nhớ trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama sẽ rời Nhà Trắng vào ngày 20/1 tới đây. Cùng nhìn lại 9 điều đáng nhớ trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông chủ Nhà Trắng này. 

9 điều đáng nhớ trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama
Làm nên lịch sử
Nếu các nhà sử học chỉ được viết một điều về Tổng thống Barack Hussein Obama thì họ sẽ phải lưu ý thế hệ sau rằng: 143 năm sau khi chế độ nô lệ được bãi bỏ ở Mỹ, một nghị sĩ trẻ từ bang Illinois đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ với thông điệp "hy vọng và thay đổi" trong các cuộc vận động tranh cử. Vào thời điểm nhậm chức năm 2009, Tổng thống Obama mới 47 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới