Những kiêng kị trong tháng Chạp (tháng 12 âm) bạn cần biết

Dân gian truyền lại có những điều kiêng kị trong tháng Chạp tuyệt đối không được làm, nếu không sẽ bị đen đủi, xui xẻo đủ đường.

Những kiêng kị trong tháng Chạp (tháng 12 âm) bạn cần biết
Tháng Chạp là tháng cuối năm, bước qua tháng này là tới ngày Tết cổ truyền, có lẽ vì thế mà đây là thời điểm khá quan trọng trong văn hóa tâm linh. Ông bà ta còn truyền lại cho con cháu những điều kiêng kị trong tháng Chạp không nên làm để giữ cho gia đạo an yên, bình an hạnh phúc.
Rằm tháng Chạp nên hạn chế vay mượn
Ngày rằm tháng Chạp còn được gọi là ngày Vọng vong, là thời điểm Mặt trăng và Mặt trời gần nhau nhất theo quan niệm dân gian. Các cụ xưa thường dạy trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác. Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn.
Việc kiếm tiền khó khăn trắc trở, làm ăn kém suôn sẻ, may mắn thì ít mà xui xẻo thì nhiều, dễ thua lỗ, tán gia bại sản.
Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau
Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối.
Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.
Thêm vào đó, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân càng thêm suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc bất thuận gian nan… tốt nhất nên tránh đi là hơn, một điều nhịn là chín điều lành.
Mời độc giả xem video Những kiêng kỵ khi dùng đũa bạn cần biết (Nguồn: YouTube/Nam Nguyen Hoai):
Không nhặt, dùng tiền rơi ngoài đường
Thấy tiền rơi nhặt lên không có gì là sai, nhưng nếu là những ngày trong tháng cuối năm này thì bạn đừng làm điều đó nhé.
Người ta kiêng kị trong tháng Chạp nhặt tiền rơi ngoài đường về tiêu vì tiền này thường là tiền cúng lễ, người ta cúng tiền thật trong rằm tháng Chạp để xua đi vận rủi mà chúng ta lại nhặt về dùng thì chính là mang vận rủi ấy theo mình, những điều xui xẻo sẽ cứ thế mà tới.
Nếu bạn không biết mà lỡ nhặt lên thì nên đem đi quyên góp, từ thiện, làm những điều có ích cho xã hội chứ chớ nên dùng vào việc cá nhân nhé.
Tránh làm vỡ bát đĩa
Trong tháng Chạp, đặc biệt là vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa. Theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn.
Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, gia đạo bất an, vận xui ập tới, tài lộc tiêu tan. Vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.
Không trồng cây có âm khí trong nhà
Theo dân gian, cây dâu tằm, cây tre, trúc, bạch đàn, hoa huệ… là những cây có nhiều âm khí, không thích hợp trồng trong nhà hay trước sân, sẽ mang tới những điều không may cho gia chủ.
Bạn có thể chọn những loại cây phong thủy cát tường vượng vận tăng phúc để tăng thêm vận khí cho gia đình mình mà vẫn đẹp nhà đẹp cửa.
Tránh để nhà cửa ẩm ướt, rêu mốc
Ngoài việc không an toàn và mất vệ sinh ra thì nhà bị ẩm ướt, rêu mốc mọc đầy còn là dấu hiệu của tà khí. Chính vì thế, trước khi bước sang năm mới, bạn nên xem lại nhà cửa, chỗ nào cần sửa chữa thì kịp thời sửa sang, tránh để vận xui kéo qua năm mới.
Người ta còn kiêng kị trong tháng Chạp vào viện, dễ mang chướng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chẳng may đau ốm phải nằm viện thì khi xuất viện về nhà, bạn hãy làm mẹo để bỏ xui rủi lại phía sau.
Hãy ghé vào một nơi nào đó thay quần áo mới rồi mới về nhà, những điều xui xẻo sẽ không bám theo bạn về nhà cũng như sang năm mới.
Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành thời gian ra ngoài đi dạo, hít thở khi có ánh nắng mặt trời. Dân gian cho rằng nếu bạn ru rú trong nhà cả ngày thì dương khí sẽ bị suy giảm, âm khí vượng lên.
Ánh mặt trời sẽ xua tan âm khí và trợ lực cho dương khí, giúp những chuyện không may bớt xảy ra, những điều may mắn năng ghé tới.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Khám phá cực thú vị về nguồn gốc tháng Chạp

(Kiến Thức) - Có khi nào bạn tự hỏi, vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp và người Việt kiêng kỵ thế nào trong tháng cuối cùng của năm này? 

Khám phá cực thú vị về nguồn gốc tháng Chạp
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap
 Xưa nay, người Việt vẫn quen gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, tháng "Củ mật", nhưng chưa hẳn ai cũng tỏ tường ý nghĩa và nguồn gốc của những cách gọi dân gian thú vị này. Ảnh: http: vungtau.baria-vungtau.gov.vn.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-2
 Vì sao tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp?: Tên gọi này thực chất bắt nguồn từ tiếng Hán. Người Trung Quốc xưa thường gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tức tháng cuối mùa đông) hoặc “Lạp nguyệt”. Ảnh: VietQ.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-3
 Người Việt đã đọc chệch từ “Lạp” thành “Chạp” và tháng Chạp ra đời từ chính cách gọi này. Ảnh: Guu.vn.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-4
 Gọi tháng Chạp là tháng “củ mật”, vì sao?: Trên thực tế, “củ mật” trong cách gọi này không phải là một loại củ như củ khoai, củ sắn... mà là từ Hán Việt và mang ý nghĩa sâu xa. “Củ mật” ở đây nếu phân tích kỹ càng, thì “củ” là kiểm soát, “mật” là cẩn mật, cẩn thận, vậy tóm lại “củ mật” là từ Hán Việt mang nghĩa “kiểm soát cẩn thận”. Ảnh: siteanh.com. 
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-5
 Sở dĩ người xưa có quan niệm độc đáo này là bởi tháng 12 âm lịch, tức tháng cuối cùng trong năm thường xảy ra nhiều trộm đạo, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích. Ảnh: Báo Đà Nẵng. 
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-6
 Cũng theo Wikipedia, cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật... Ảnh: Ngaynay.vn.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-7
 Những kiêng kỵ dân gian trong tháng Chạp: Người Việt xưa thường quan niệm, tháng Chạp là tháng dễ gặp “tai bay vạ gió”, vì vậy, bất kể làm việc gì cũng cần thận trọng, tính toán thiệt hơn. Theo dân gian, trong tháng 12 âm lịch, nên kiêng kỵ những việc này để tránh rước vận xui. Ảnh: CafeF.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-8
 Một là, không kê giường và gương đối diện với cửa phòng, bởi cách bài trí này phạm lỗi sai nghiêm trọng về phong thủy, khiến tà khí luẩn quẩn trong nhà. Ảnh: Sống trẻ. 
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-9
Hai là, tránh cãi cọ, mâu thuẫn, đặc biệt là cãi cọ vào sáng sớm. Đặc biệt, chớ gây mất hòa khí trong gia đình, kẻo gia đạo bất ổn. Ảnh: Vietbao.vn. 
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-10
 Ba là, cần dọn dẹp nhà cửa trước thềm năm mới, chớ để nhà bừa bộn, tránh ngủ ở nơi ẩm thấp, dễ nhiễm tà khí. Ảnh: Baodansinh.vn.
Kham pha cuc thu vi ve nguon goc thang Chap-Hinh-11
 Bốn là, cây dâu tằm, cây bạch đàn, hoa huệ... là những loại cây không nên trồng trong sân nhà dịp cuối năm, kẻo rước vận xui vào nhà. Ảnh: Blogcaycanh.vn.

Kiêng gì vào tháng Chạp 2016 để bình an, may mắn

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế bạn nên tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong tâm linh mà ông bà ta đã căn dặn để không gặp phải những bất trắc!

Kiêng gì vào tháng Chạp 2016 để bình an, may mắn
Người xưa hay rỉ tai nhau, tháng Chạp là tháng hay gặp xui xẻo, hay bị "tai bay vạ gió". Trên thực tế vì là tháng cuối năm nên người lương thiện lẫn người không lương thiện đều muốn ăn Tết sung túc. Vì vậy, những đạo chích cũng từ đây mà xuất hiện. Bên cạnh đó, cũng không có gì khó hiểu khi tiệc tùng cuối năm khiến các thanh niên ăn nhậu quên đường về rồi gây ra tai họa, chưa kể thời tiết hanh khô cuối năm cũng dễ xảy ra cháy nổ.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp phải chuẩn bị những gì?

Cũng giống như những ngày rằm hàng tháng, lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những thứ dưới đây. Thời gian cúng Rằm tháng Chạp có thể vào ngày 14 hoặc 15.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp phải chuẩn bị những gì?
Chuyên gia phong thủy Trần Quang Khải (Hà Nội) cho biết, lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp cũng đơn giản như lễ cúng các ngày rằm hàng tháng trong năm. Theo đó, việc cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những thứ sau:
Le cung Ram thang Chap phai chuan bi nhung gi?
Ảnh minh họa. 
Đồ lễ

Đọc nhiều nhất

Tin mới