Lễ cúng Rằm tháng Chạp phải chuẩn bị những gì?

Cũng giống như những ngày rằm hàng tháng, lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những thứ dưới đây. Thời gian cúng Rằm tháng Chạp có thể vào ngày 14 hoặc 15.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp phải chuẩn bị những gì?
Chuyên gia phong thủy Trần Quang Khải (Hà Nội) cho biết, lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp cũng đơn giản như lễ cúng các ngày rằm hàng tháng trong năm. Theo đó, việc cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những thứ sau:
Le cung Ram thang Chap phai chuan bi nhung gi?
Ảnh minh họa. 
Đồ lễ
- Hương
- Hoa tươi
- Hoa quả
- Trầu cau
- Nước sạch
- Nến
Ngoài lễ chay như trên cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm:
Rượu Thịt gà luộc. Xôi (hoặc bánh chưng). Khoanh giò/chả. Các món mặn khác.
Cách khấn ngày Rằm tháng Chạp
Trước khi cũng gia tiên, chúng ta phải cúng ông Công trước.
VĂN KHẤN CÚNG THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
VĂN KHẤN CÚNG GIA TIÊN
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là: ……….........
Ngụ tại: ………………….................
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Sớ cầu an
Nhiều gia đình có thói quen cứ đến tháng 11 âm lịch lên chùa làm sớ để cầu sức khỏe, bình an cho các thành viên trong gia đình trong cả năm. Các lá sớ bắt đầu từ ngày Rằm tháng Chạp đến hết tết nguyên tiêu (tức ngày Rằm tháng Giêng), gồm tất cả 7 lá sớ. Tuy nhiên, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương, khu vực nói chung và tâm lý, tín ngưỡng của từng gia đình nói riêng mà họ lên chùa làm sớ hay không.
Ý nghĩa của việc cúng Rằm
Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:
• Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì thế đây là những thời điểm thuận lợi để khấn gia tiên giúp thần thức của người đã khuất thoát khỏi những phiền não và có thể tự do tới với cảnh giới an lạc và dễ dàng đón nhận những tình cảm, lời cầu nguyện và ước mong của con cháu.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo

Vì sao ngày cúng ông Công ông Táo là ngày “mở cổng trời“?

(Kiến Thức) - Ngày 23 tháng Chạp tức ngày cúng ông Công ông Táo theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời". Vì sao lại có cách gọi này?

Vì sao ngày cúng ông Công ông Táo là ngày “mở cổng trời“?
Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Công ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Vậy có đúng?
"Hồn đi mây về gió"
Ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu "hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng “củ mật”?

Có bao giờ bạn tự hỏi, củ mật là củ gì và tại sao người ta lại gọi tháng Chạp là tháng củ mật không?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng “củ mật”?
Vào tháng Chạp – tháng cuối cùng trong năm âm lịch, chúng ta hay được nghe đi nghe lại câu “tháng củ mật, cẩn thận tài sản”. Thoạt đầu, nhiều người nghĩ củ mật là tên của một loại củ rất quý giá đến mức người ta phải trông ngày trông đêm, đề phòng mất trộm. Nhưng thực ra, chẳng có loại củ nào tên là củ mật trên đời cả.
Vi sao thang Chap lai duoc goi la thang “cu mat”?
Thực ra, "củ mật" không phải là một loại củ... 

Cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp sao cho chuẩn?

Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc - Đại học Xây dựng tư vấn bài cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp sao cho chuẩn?
Văn sớ, theo nghĩa hẹp, là các hình thức văn tự của con người cầu xin thần linh trong các nghi lễ, thủ tục tâm linh, được coi như sợi dây hay con đường kết nối tâm linh; còn theo nghĩa rộng, những văn tự tôn kính Phật, thánh, gia tiên, hay trời đất đều là văn sớ, là cầu nối giữa người thường với thế giới bên kia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới