Những giả thuyết bất ngờ về cổ vật bí ẩn nhất Việt Nam

Những giả thuyết bất ngờ về cổ vật bí ẩn nhất Việt Nam

Suốt nhiều năm, vấn đề giải mã cổ vật này đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải công năng và ý nghĩa biểu tượng của hiện vật...

Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh),  cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, có thể được coi là cổ vật chứa đựng nhiều bí ẩn lịch sử nhất Việt Nam.
Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, có thể được coi là cổ vật chứa đựng nhiều bí ẩn lịch sử nhất Việt Nam.
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã cột đá chùa Dạm đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải công năng và ý nghĩa biểu tượng của hiện vật này.
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã cột đá chùa Dạm đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải công năng và ý nghĩa biểu tượng của hiện vật này.
Vào năm 1977, quan điểm đầu tiên về bản chất của cột đá chùa Dạm đã được công bố. Theo đó, cột đá này là một linga (dương vật) mang tinh thần tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa – Ấn Độ.
Vào năm 1977, quan điểm đầu tiên về bản chất của cột đá chùa Dạm đã được công bố. Theo đó, cột đá này là một linga (dương vật) mang tinh thần tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chăm Pa – Ấn Độ.
Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu đầu ngành như PGS Chu Quang Trứ, PGS Trần Lâm Biền, GS Trần Ngọc Thêm, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường...
Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu đầu ngành như PGS Chu Quang Trứ, PGS Trần Lâm Biền, GS Trần Ngọc Thêm, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường...
PGS Trần Lâm Biền nhận định: "Cột chùa Dạm là một hình ảnh của linga, một hiện vật cụ thể của sự trở về cội nguồn Đông Nam Á của dân tộc Việt, một minh chứng về ý thức giải Hoa dưới triều Lý (ở mặt tư tưởng)...”.
PGS Trần Lâm Biền nhận định: "Cột chùa Dạm là một hình ảnh của linga, một hiện vật cụ thể của sự trở về cội nguồn Đông Nam Á của dân tộc Việt, một minh chứng về ý thức giải Hoa dưới triều Lý (ở mặt tư tưởng)...”.
Đến năm 1999, một quan điểm mới xuất hiện. Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 10/1999 đã đưa ra những lập luận để chứng minh cột đá chùa Dạm có chức năng làm cột đỡ cho một ngôi chùa một cột ở phía trên.
Đến năm 1999, một quan điểm mới xuất hiện. Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 10/1999 đã đưa ra những lập luận để chứng minh cột đá chùa Dạm có chức năng làm cột đỡ cho một ngôi chùa một cột ở phía trên.
Hơn 10 năm sau, vào năm 2011, ông Nguyễn Hùng Vỹ tiếp tục đề xuất cách lý giải biểu tượng của kiến trúc cột đá chùa Dạm. Cụ thể, ông cho rằng kiến trúc một cột chùa Dạm có khả năng là một “nhiên đăng đài” - đài thắp đèn thường được đặt ở lối đi vào nhà chùa.
Hơn 10 năm sau, vào năm 2011, ông Nguyễn Hùng Vỹ tiếp tục đề xuất cách lý giải biểu tượng của kiến trúc cột đá chùa Dạm. Cụ thể, ông cho rằng kiến trúc một cột chùa Dạm có khả năng là một “nhiên đăng đài” - đài thắp đèn thường được đặt ở lối đi vào nhà chùa.
Năm 2012, nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh có bài viết nghi ngờ thuyết “nhiên đăng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ mà cho rằng cột đá chùa Dạm là một kinh tràng Phật giáo.
Năm 2012, nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh có bài viết nghi ngờ thuyết “nhiên đăng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ mà cho rằng cột đá chùa Dạm là một kinh tràng Phật giáo.
Theo dõi những nghiên cứu trên, sử gia Tạ Chí Đại Trường đã rút lại ý kiến cột đá chùa Dạm là một linga. Điều này cho thấy thuyết Linga không còn giữ vị trí độc tôn mà chỉ còn là một trong các giả thuyết về cột đá chùa Dạm.
Theo dõi những nghiên cứu trên, sử gia Tạ Chí Đại Trường đã rút lại ý kiến cột đá chùa Dạm là một linga. Điều này cho thấy thuyết Linga không còn giữ vị trí độc tôn mà chỉ còn là một trong các giả thuyết về cột đá chùa Dạm.
Ngoài các quan điểm trên, còn một giả thuyết khác cho rằng phần đỉnh cột đá có thể là tòa sen. Hình tượng rồng đội tòa sen là mô típ rất phổ biến ở trong các ngôi chùa Việt thời Lý...
Ngoài các quan điểm trên, còn một giả thuyết khác cho rằng phần đỉnh cột đá có thể là tòa sen. Hình tượng rồng đội tòa sen là mô típ rất phổ biến ở trong các ngôi chùa Việt thời Lý...
Có thể nói, mọi thứ sẽ không bị bao phủ bởi bức màn bí ẩn nếu cột đá còn nguyên vẹn. Nhưng theo truyền khẩu của người dân địa phương, cây cột đã bị sét đánh gãy vào khoảng thế kỷ 16.
Có thể nói, mọi thứ sẽ không bị bao phủ bởi bức màn bí ẩn nếu cột đá còn nguyên vẹn. Nhưng theo truyền khẩu của người dân địa phương, cây cột đã bị sét đánh gãy vào khoảng thế kỷ 16.
Phần bị đánh gãy này đã thất lạc trong nhiều thế kỷ. Nếu được các nhà khảo cổ học tìm thấy, rất có thể nó sẽ là chìa khóa để giải mã những ẩn số về cây cột đá nghìn năm tuổi của chùa Dạm.
Phần bị đánh gãy này đã thất lạc trong nhiều thế kỷ. Nếu được các nhà khảo cổ học tìm thấy, rất có thể nó sẽ là chìa khóa để giải mã những ẩn số về cây cột đá nghìn năm tuổi của chùa Dạm.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.