Những động vật không cánh... bay siêu giỏi

Những động vật không cánh... bay siêu giỏi

(Kiến Thức) - Nhóm các loài động vật này dù không có cánh nhưng vẫn dễ dàng bay nhảy trong không trung một cách tài tình nhất.

Rắn cây thiên đường, rắn bay thiên đường có tên khoa học là Chrysopelea paradisi, sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Rắn cây thiên đường, rắn bay thiên đường có tên khoa học là Chrysopelea paradisi, sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Rắn cây thiên đường có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24 m. Cơ thể chúng có thể làm dẹt tối đa để có thể uốn lượn khi đang bay như đang bò trên mặt đất.
Rắn cây thiên đường có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24 m. Cơ thể chúng có thể làm dẹt tối đa để có thể uốn lượn khi đang bay như đang bò trên mặt đất.
Thằn lằn bay (Draco Lizards) sống trong các vùng rừng rậm Đông Nam Á, Tiểu lục địa Ấn Độ và Sri Lanka. Chúng có khả năng "bay" bằng cách sử dụng "đôi cánh", tạo thành từ xương sườn và mảnh da nối.Nó thường "bay" từ các cành cây này sang cành cây khác hoặc "bay" xuống dưới đất.
Thằn lằn bay (Draco Lizards) sống trong các vùng rừng rậm Đông Nam Á, Tiểu lục địa Ấn Độ và Sri Lanka. Chúng có khả năng "bay" bằng cách sử dụng "đôi cánh", tạo thành từ xương sườn và mảnh da nối.Nó thường "bay" từ các cành cây này sang cành cây khác hoặc "bay" xuống dưới đất.
Phần mang 2 bên của thằn lằn có thể xếp gọn sát thân, những khi "bay" chúng mới xòe ra. Mỗi lần "bay" của thằn lằn có thể lên đến hàng chục mét.
Phần mang 2 bên của thằn lằn có thể xếp gọn sát thân, những khi "bay" chúng mới xòe ra. Mỗi lần "bay" của thằn lằn có thể lên đến hàng chục mét.
Nhện phồng (Ballooning Spiders). Để đi đến những nơi khác nhau, con nhện di chuyển bằng một phương pháp gọi là “khí cầu” (ballooning). Chúng phóng ra hàng loạt tơ, những sợi tơ này trông giống như một “tấm thảm bay” bay lên cao nơi nào có dòng không khí ấm.
Nhện phồng (Ballooning Spiders). Để đi đến những nơi khác nhau, con nhện di chuyển bằng một phương pháp gọi là “khí cầu” (ballooning). Chúng phóng ra hàng loạt tơ, những sợi tơ này trông giống như một “tấm thảm bay” bay lên cao nơi nào có dòng không khí ấm.
Những con nhện được mang theo lên rất cao, từ đó phân tán ra xa và rộng. Đôi lúc nó có thể lên cao đến khoảng 4.700 - 5.000 m và đi xa hàng trăm đến hàng ngàn dặm.
Những con nhện được mang theo lên rất cao, từ đó phân tán ra xa và rộng. Đôi lúc nó có thể lên cao đến khoảng 4.700 - 5.000 m và đi xa hàng trăm đến hàng ngàn dặm.
Mực bay Thái Bình Dương còn có các tên là mực bay Nhật Bản hay Todarodes pacificus. Mực có một vòi nước, thực chất là cơ, có tác dụng lấy nước từ bên này và đẩy nước ra ngoài từ bên kia và đó cũng là cơ chế bay của mực. Mực có 8 chân và 2 xúc tu. Giữa các tua là miệng, trong miệng mực có phần giống lưỡi và răng, nó có tới 3 trái tim.
Mực bay Thái Bình Dương còn có các tên là mực bay Nhật Bản hay Todarodes pacificus. Mực có một vòi nước, thực chất là cơ, có tác dụng lấy nước từ bên này và đẩy nước ra ngoài từ bên kia và đó cũng là cơ chế bay của mực. Mực có 8 chân và 2 xúc tu. Giữa các tua là miệng, trong miệng mực có phần giống lưỡi và răng, nó có tới 3 trái tim.
Mực bay thường sống ở vùng nước gần mặt biển, có nhiệt độ từ 5 đến 27 độ. Chúng có thể bay được khoảng 30m trên bề mặt nước để tránh kẻ thù và tiết kiệm năng lượng khi di cư.
Mực bay thường sống ở vùng nước gần mặt biển, có nhiệt độ từ 5 đến 27 độ. Chúng có thể bay được khoảng 30m trên bề mặt nước để tránh kẻ thù và tiết kiệm năng lượng khi di cư.
Ếch bay hay còn được gọi là ếch dù, chúng sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới Malaysia và Borneo. Khi bị tấn công hay để bắt mồi, chúng sẽ bay từ trên cây và nhờ vào 4 chi có màng da giúp chúng lượn trong không khí.
Ếch bay hay còn được gọi là ếch dù, chúng sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới Malaysia và Borneo. Khi bị tấn công hay để bắt mồi, chúng sẽ bay từ trên cây và nhờ vào 4 chi có màng da giúp chúng lượn trong không khí.
Nhờ có màng da lớn chúng có thể "bay" lượn trong không trung và tiếp đất nhẹ nhàng.
Nhờ có màng da lớn chúng có thể "bay" lượn trong không trung và tiếp đất nhẹ nhàng.
Loài cá bay thuộc họ Cá chuồn (Exocoetidae), có một cặp vây lớn và một cặp vây nhỏ. Khi bay, chúng đập vây giống như chim vỗ cánh và có thể bay trên mặt nước từ 200m đến 400m.
Loài cá bay thuộc họ Cá chuồn (Exocoetidae), có một cặp vây lớn và một cặp vây nhỏ. Khi bay, chúng đập vây giống như chim vỗ cánh và có thể bay trên mặt nước từ 200m đến 400m.
Có hơn 50 loài cá "biết bay", sống ở các vùng biển ấm trên thế giới. Chúng có thể "bay" lên khỏi mặt nước để tránh kẻ thù săn đuổi bên dưới, và mở rộng đôi vây ngực dài để lượn trong không khí.
Có hơn 50 loài cá "biết bay", sống ở các vùng biển ấm trên thế giới. Chúng có thể "bay" lên khỏi mặt nước để tránh kẻ thù săn đuổi bên dưới, và mở rộng đôi vây ngực dài để lượn trong không khí.
Có đến 44 loài sóc bay khác nhau được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới. Sóc bay có một màng lông co giãn trải dài giữa chân trước và chân sau.
Có đến 44 loài sóc bay khác nhau được tìm thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới. Sóc bay có một màng lông co giãn trải dài giữa chân trước và chân sau.
Khi loài sóc muốn "bay", chúng mở rộng chi trước và chi sau làm căng lớp màng như chiếc dù để lướt đi.
Khi loài sóc muốn "bay", chúng mở rộng chi trước và chi sau làm căng lớp màng như chiếc dù để lướt đi.

GALLERY MỚI NHẤT