“Rợn người” với “quái vật” dưới đáy đại dương

“Rợn người” với “quái vật” dưới đáy đại dương

(Kiến Thức) - Đáy đại dương, nơi có nhiều sinh vật kỳ quái, bí ẩn là biên giới khám phá đầy thách thức đối với các nhà khoa học.

Cá mắt trống, mực heo, rận ăn lưỡi... là những sinh vật sống sâu dưới đáy biển có hình dáng kỳ quái và bí ẩn, thu hút sự tò mò của con người.
Cá mắt trống, mực heo, rận ăn lưỡi... là những sinh vật sống sâu dưới đáy biển có hình dáng kỳ quái và bí ẩn, thu hút sự tò mò của con người.
Cá mắt trống Thái Bình Dương (Pacific Barreleye) là một loài cá biển sâu với cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Nó có tên khoa học là Macropinna microstoma, thuộc nhóm các cá biển sâu đã phát triển phần thân đặc biệt để phù hợp với lối sống riêng của chúng. Những con cá này rất mong manh, mềm.
Cá mắt trống Thái Bình Dương (Pacific Barreleye) là một loài cá biển sâu với cái đầu trong suốt và đôi mắt hình ống. Nó có tên khoa học là Macropinna microstoma, thuộc nhóm các cá biển sâu đã phát triển phần thân đặc biệt để phù hợp với lối sống riêng của chúng. Những con cá này rất mong manh, mềm.
Cá Bathysaurus hay còn gọi là “thằn lằn của biển”. Loài này được tìm thấy ở độ sâu từ 600 - 3.500m dưới đáy biển, chúng là loài thú ăn thịt sống sâu nhất dưới đại dương. Loài này có bộ hàm to rộng và những chiếc răng sắc nhọn.
Cá Bathysaurus hay còn gọi là “thằn lằn của biển”. Loài này được tìm thấy ở độ sâu từ 600 - 3.500m dưới đáy biển, chúng là loài thú ăn thịt sống sâu nhất dưới đại dương. Loài này có bộ hàm to rộng và những chiếc răng sắc nhọn.
Cá rắn Viper có tên khoa học là Mesopelagic, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m. Đây là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Vào ban đêm, một số cá thể cá rắn Viper chuyển sang đen và bắt đầu phát sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên cơ thể. Một số cá rắn Viper không có sắc tố da, chúng trong suốt và hoàn toàn có thể nhìn thấu được. Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và tiêu hoá những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều.
Cá rắn Viper có tên khoa học là Mesopelagic, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m. Đây là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Vào ban đêm, một số cá thể cá rắn Viper chuyển sang đen và bắt đầu phát sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên cơ thể. Một số cá rắn Viper không có sắc tố da, chúng trong suốt và hoàn toàn có thể nhìn thấu được. Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và tiêu hoá những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều.
Cá Anglerfish là loài cá ăn thịt, nó có 1 cột sống, các vây lưng của nó được mọc lên từ giữa đầu, loài cá này có thể "biến hình" theo môi trường của con mồi đang sống, để nó dể dàng săn bắt chúng. Loài cá chết người này sống ở vừng biển sâu và có thể phát ra ánh sáng, còn được gọi là phát quang sinh học.
Cá Anglerfish là loài cá ăn thịt, nó có 1 cột sống, các vây lưng của nó được mọc lên từ giữa đầu, loài cá này có thể "biến hình" theo môi trường của con mồi đang sống, để nó dể dàng săn bắt chúng. Loài cá chết người này sống ở vừng biển sâu và có thể phát ra ánh sáng, còn được gọi là phát quang sinh học.
Mực heo có tên khoa học là Helicocranchia pfefferi, là một loài mực ống nhỏ sống ở độ sâu hơn 100m dưới đại dương. Loài vật này có hình dáng giống như một chú heo con, nguyên do là chúng có thói quen trữ nước trong mình. Đây là một sinh vật khá bí ẩn, chúng có cái đầu quay ngược khác với loài mực thông thường và bơi khá chậm chạp, có một lượng phốt pho sinh ra quanh đôi mắt to lớn giúp nó phát sáng dưới biển sâu.
Mực heo có tên khoa học là Helicocranchia pfefferi, là một loài mực ống nhỏ sống ở độ sâu hơn 100m dưới đại dương. Loài vật này có hình dáng giống như một chú heo con, nguyên do là chúng có thói quen trữ nước trong mình. Đây là một sinh vật khá bí ẩn, chúng có cái đầu quay ngược khác với loài mực thông thường và bơi khá chậm chạp, có một lượng phốt pho sinh ra quanh đôi mắt to lớn giúp nó phát sáng dưới biển sâu.
Cua nhện khổng lồ Nhật Bản có những cái chân dài ngoằng khiến người ta kinh hãi. Loài cua này có kích thước rất lớn, càng dài 4m và cơ thể dài 37cm, nặng 20kg. Chúng có thể sống thọ đến 100 năm.
Cua nhện khổng lồ Nhật Bản có những cái chân dài ngoằng khiến người ta kinh hãi. Loài cua này có kích thước rất lớn, càng dài 4m và cơ thể dài 37cm, nặng 20kg. Chúng có thể sống thọ đến 100 năm.
Rận ăn lưỡi có tên khoa học là Cymothoa exigua, là động vật ký sinh có lối sống khá kỳ dị. Chúng chui vào miệng của loài cá, bám chặt vào đầu lưỡi và sống nhờ hút máu của vật chủ. Sau khi lưỡi của vật chủ teo đi do mất máu, loài rận này dùng chân bám chặt vào cuống lưỡi và thay thế luôn vào vị trí cái lưỡi của vật chủ, tiếp tục sống nhờ hút máu.
Rận ăn lưỡi có tên khoa học là Cymothoa exigua, là động vật ký sinh có lối sống khá kỳ dị. Chúng chui vào miệng của loài cá, bám chặt vào đầu lưỡi và sống nhờ hút máu của vật chủ. Sau khi lưỡi của vật chủ teo đi do mất máu, loài rận này dùng chân bám chặt vào cuống lưỡi và thay thế luôn vào vị trí cái lưỡi của vật chủ, tiếp tục sống nhờ hút máu.

GALLERY MỚI NHẤT