Trước đây, vào ngày Tết Hàn Thực, kiêng kỵ quan trọng nhất là không nổi lửa. Đây là kiêng kỵ bắt nguồn trong ngày lễ Tết Hàn thực ở Trung Quốc. Kiêng kỵ gì trước hết phải là kiêng lửa tức là mọi người không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà cần chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội để đúng bản chất là ngày tết với đồ ăn lạnh.
Hiện nay, ngày Tết Hàn thực không còn kiêng lửa và dùng bánh trôi, bánh chay để dâng hương, thắp hương cúng với ý nghĩa đó là thức ăn nguội (hàn thực).
Kiêng ăn mặn, sát sinh
Thắp hương ngày Tết Hàn thực kiêng mâm cơm cúng có đồ mặn và trong ngày này mọi người thường cũng ăn chay, tránh sát sinh, ăn đồ mặn. Vì vậy, Tết Hàn thực ăn chay được khuyến khích và do các món chay Tết Hàn thực giúp không sát sinh, giúp linh hồn của người đã mất được dễ dàng siêu thoát hơn.
Kiêng cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
Tết Hàn thực, bánh trôi bánh chay là món lễ vật truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên cách làm bánh Tết Hàn thực này phải đảm bảo là món bánh trôi bánh chay trắng, không màu mè như kiểu bánh ngũ sắc hiện nay thường thấy. Bánh ngày Tết Hàn thực truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường thể hiện sự tinh khiết, thanh tịnh.
Ngoài ra, văn hóa Tết Hàn thực ở Việt Nam ngoài ý nghĩa nhớ về cội nguồn thì bánh trôi bánh chay còn tôn vinh người phụ nữ Việt. Vì thế mà ngày Tết Hàn thực cúng bánh trôi bánh chay nhiều màu sắc tuy đẹp nhưng về nguyên gốc và ý nghĩa thì không còn đúng.
Tết Hàn thực 3/3 âm lịch kiêng cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc |