Những điều chưa biết về “đại bác trên bánh xích“

(Kiến Thức) - Đại bác trên bánh xích hay là pháo tự hành đơn giản là khẩu pháo lớn được đặt trên khung gầm xe cơ giới, có tính cơ động cao.

Khác với pháo xe kéo hay pháo mang vác, pháo tự hành có sức cơ động mạnh, một số loại có thể vừa chạy vừa bắn, khiến cho đối phương rất khó đáp trả hiệu quả. Có nhiều loại pháo tự hành: lựu pháo tự hành, pháo phản lực tự hành, pháo tấn công tự hành…
Pháo tấn công tự hành
Đại diện đầu tiên của pháo tự hành, phải kể đến pháo tấn công tiền duyên. Đây là vũ khí sát cánh cùng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong đội hình bộ binh cơ giới, làm nhiệm vụ bắn phá công sự địch.
Ngoài những pháo tự hành nòng ngắn bắn đạn nổ, còn có cả các pháo tự hành nòng dài, bắn đạn xuyên làm nhiệm vụ diệt tăng, gọi là pháo chống tăng tự hành. Chúng thường sử dụng chung khung gầm với xe tăng, ví dụ như SU-100 dựa trên thân xe tăng T-34-85, ISU-152 dựa trên thân xe tăng IS-1, IS-2… đều cùng của Liên Xô.
Tranh vẽ pháo tấn công tiền duyên SU-152 nghiền nát phòng tuyến Đức.
 Tranh vẽ pháo tấn công tiền duyên SU-152 nghiền nát phòng tuyến Đức.
SU-100 và SU-152 cũng đại diện cho hai nhánh nhỏ của pháo tự hành hoạt động ở tiền duyên.
Pháo tự hành chống tăng SU-100 sử dụng pháo 100mm, bắn đạn xuyên để chống tăng. Cùng thân xe với T-34-85, nhưng SU-100 có pháo lớn hơn, xuyên giáp mạnh hơn.
Tuy vậy khả năng đối kháng với xe tăng của SU-100 lại rất yếu, vì kém cơ động, linh hoạt. SU-100 chỉ sử dụng trong phòng ngự chống tăng, hay phục kích địch. Ngoài SU-100 của Liên Xô, còn có pháo chống tăng tự hành Jagdpanther, Stug, Elefant… của Đức
Pháo tự hành SU-152 lại dùng pháo lớn 152,4mm, bắn đạn nổ phá mảnh để diệt bộ binh, bám sát diễn biến trận đánh và hành tiến của quân ta, bắn phá công sự, chế áp hỏa lực địch.
Vì hoạt động ở tiền duyên chiến trường, nên chúng cần được bọc giáp, để chống lại hỏa lực địch. Pháo được đặt trên khung gầm xe tăng, khiến chúng cơ động hơn, yểm hộ tốt cho các mũi xung kích tiến công.
Trong giai đoạn Thế chiến thứ hai, khi kĩ thuật chưa phát triển, các loại pháo tấn công tiền duyên được sử dụng khá rộng rãi. Liên Xô và Đức là hai quốc gia sử dụng rộng rãi pháo tự hành trong Thế chiến.
Pháo phản lực tự hành: dàn đồng ca lửa
Khi các pháo tấn công tự hành và pháo chống tăng tự hành tung hoành trên tiền duyên, thì ở tuyến sau, có rất nhiều pháo tự hành khác sẵn sàng chi viện hỏa lực.
Một loại pháo tự hành lừng danh trong Chiến tranh Thế giới lần 2, đó chính là pháo phản lực BM-13, Katyusha huyền thoại. Vì hoạt động ở tuyến sau, lại có sức cơ động rất cao, thời gian phóng đạn chỉ từ 7-10 giây, có thể rời khỏi trận địa rất nhanh không sợ phản pháo, nên pháo phản lực BM-13 không cần bọc giáp, mà chỉ đặt trên khung gầm xe tải việt dã.
Pháo phản lực phóng loạt BM-13.
Pháo phản lực phóng loạt BM-13.
Uy lực khủng khiếp của Katyusha đã được chứng minh trên chiến trường. Với sức cơ động cao, các khẩu đội BM-13 di chuyển liên tục, bất ngờ bắn như đổ đạn xuống đội hình đối phương, sát thương trên diện rộng rồi lập tức rút lui. Những “dàn đồng ca Đỏ” Katyusha đã trở thành nỗi kinh hoàng của quân phát xít Đức, sát cánh cùng Hồng quân Liên Xô từ những ngày gian khổ tử thủ Moscow, cho đến ngày cắm cờ chiến thắng Berlin.
Sau này, Liên Xô tiếp tục phát triển các pháo phản lực mới mạnh mẽ hơn, tầm bắn xa hơn. Điển hình là BM-21 Grad trang bị giàn phóng 40 nòng 122mm rất uy lực, bắn xa 20-40km. Một tiểu đoàn BM-21 có thể trút đến 720 quả đạn vào trận địa địch chỉ trong 20 giây và nhanh chóng rút lui.
Đỉnh cao của pháo phản lực là BM-30 Smerch, tự động hóa cao, với tầm bắn lên đến 90km, có thể bắn các UAV dùng một lần trinh sát mục tiêu. BM-30 cũng không chỉ còn bắn diện tích như BM-21, mà còn bắn các đạn mẹ 9M55K1 chứa 5 đạn con chống thiết giáp từ khoảng cách 70-90km.
Pháo phòng không tự hành
Việc phát triển các binh đoàn cơ giới đặt ra vấn đề lớn, đó là phải có hỏa lực phòng không mạnh, và đủ sức cơ động cao để bám theo đội hình tiến công, bảo vệ cho xe tăng – thiết giáp. Vì vậy, các nhà phát triển vũ khí đã lên phương án lắp đặt các loại pháo phòng không lên xe cơ giới để đi kèm đội hình xe tăng chống máy bay.
Những loại pháo và súng máy phòng không tự hành đã ra đời ngay từ Thế chiến thứ 1, như loại pháo phòng không 77mm của Đức, 76,2mm của Anh được gắn trên xe tải.
Liên Xô cũng vào cuộc với những thiết kế pháo phòng không tự hành như ZSU-37 ra đời năm 1943 hay ZSU-57-2 đưa vào phục vụ năm 1955. Ban đầu, các loại pháo phòng không tự hành đơn thuần chỉ như là gắn pháo lên xe, được dẫn bắn bằng quang học, chỉ tăng tính cơ động mà không tăng độ chính xác.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Nhưng mọi chuyện thay đổi kể từ pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 ra đời từ những năm 1960. Với 4 pháo tự động 2A7 cỡ nòng 23mm, dẫn bắn bằng radar, ZSU-23-4 trở thành sát thủ máy bay tầm thấp, phối hợp với tên lửa phòng không tạo thành lá chắn vững chắc cho các binh đoàn xe tăng Nga. Có thể nói, ZSU-23-4 như là chuẩn mực của pháo phòng không tự hành hiện đại.
Thậm chí, sau này pháo phòng không tự hành còn được lai ghép với tên lửa để trở thành hệ thống pháo – tên lửa phòng không hiệu quả, điển hình như Pantsir-S1, Tungsuka của Nga. Sự lai ghép này biến nó trở thành một trong những vũ khí phòng không tầm thấp hiệu quả nhất, không những chống được máy bay mà còn đối phó hữu hiệu với tên lửa hành trình.
Lựu pháo tự hành chính xác cao
Trong họ hàng nhà pháo tự hành, còn có các pháo tự hành tầm xa. Chúng vẫn được bọc giáp, sử dụng lựu pháo nòng dài, để vừa có thể đấu pháo tầm xa, vừa hoạt động tầm gần như các pháo tấn công tiền duyên. Nói cách khác, chúng thực hiện được cả nhiệm vụ bắn trực tiếp và bắn gián tiếp.
Việc xuất hiện các tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa đe dọa đến sự tồn vong của các pháo tấn công tiền duyên. Bộ binh không chỉ còn biết nằm trong công sự chịu trận, mà nếu cần có thể đáp trả. Nhưng nếu không có pháo tấn công tự hành ở tiền duyên, thì pháo binh khó có khả năng bắn trực tiếp diệt mục tiêu kiên cố, mà chỉ còn có thể bắn gián tiếp hiệu quả rất thấp. Đây chính là lúc sức mạnh của máy tính điện tử phát huy uy lực.
Pháo tự hành chiến tranh hiện đại Msta-S.
Pháo tự hành chiến tranh hiện đại Msta-S.
Thay cho các pháo tự hành 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya…, Nga đưa ra mẫu Msta-S, với khả năng bắn tầm xa mà vẫn chính xác, nhờ được hiệu chỉnh bằng máy tính điện tử. Điều đó mang đến cho Msta-s khả năng vừa đi vừa bắn – đỉnh cao của pháo tự hành. Khi đó, đối phương dù có phản pháo cũng không thể bắn trúng Msta-S vừa đi vừa bắn. Mảnh văng của pháo vô nghĩa với giáp của Msta-S. Trong khi đó, chúng lại bị Msta-S phản pháo rất chính xác nhờ có máy tính điện tử. Điều đó cũng có nghĩa, lựu pháo tầm xa hoàn toàn vô dụng trước Msta-S.
Muốn tiêu diệt Msta-S chỉ có hai phương án: một là xuyên qua phòng tuyến dày đặc, xâm nhập hậu phương để bí mật tấn công tầm gần; hai là sử dụng đạn diệt tăng của pháo phản lực BM-30.

Sức mạnh “đại bác trên bánh xích” của pháo binh VN

Pháo tự hành là một loại pháo được đặt trên xe bánh xích hoặc bánh lốp, đem lại sự cơ động cao trên chiến trường. Pháo tự hành thường được dùng để làm hỏa lực hỗ trợ tầm xa trên chiến trường. Trong ảnh là xe pháo tự hành Su-100, đây là loại có trong trang bị của Binh chủng Pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Pháo tự hành là một loại pháo được đặt trên xe bánh xích hoặc bánh lốp, đem lại sự cơ động cao trên chiến trường. Pháo tự hành thường được dùng để làm hỏa lực hỗ trợ tầm xa trên chiến trường. Trong ảnh là xe pháo tự hành Su-100, đây là loại có trong trang bị của Binh chủng Pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài). 

Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ pháo tự hành diệt tăng SU-100. Loại pháo này dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-34-85, trang bị pháo chính 100mm D-10S có khả năng xuyên giáp đứng dày 125mm ở tầm 2.000m và giáp ngiêng dày 85mm ở cự ly 1.500m. Nguồn: Otvaga2004
Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ pháo tự hành diệt tăng SU-100. Loại pháo này dùng khung gầm cơ sở xe tăng T-34-85, trang bị pháo chính 100mm D-10S có khả năng xuyên giáp đứng dày 125mm ở tầm 2.000m và giáp ngiêng dày 85mm ở cự ly 1.500m. Nguồn: Otvaga2004

Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành Su-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966. Nguồn: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp
Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành Su-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966. Nguồn: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam còn thu được một số xe pháo tự hành hạng nặng M107 175mm. Loại pháo này được trang bị một nòng pháo M113 cỡ 175mm có tầm bắn 34km. Trong ảnh là xe pháo M107 tại căn cứ Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam còn thu được một số xe pháo tự hành hạng nặng M107 175mm. Loại pháo này được trang bị một nòng pháo M113 cỡ 175mm có tầm bắn 34km. Trong ảnh là xe pháo M107 tại căn cứ Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Pháo tự hành M107 175mm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Pháo tự hành M107 175mm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Sau chiến tranh, Việt Nam còn nhận thêm viện trợ từ Liên Xô một số loại pháo tự hành thế hệ mới hơn. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) cũng có trong trang bị của pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Sau chiến tranh, Việt Nam còn nhận thêm viện trợ từ Liên Xô một số loại pháo tự hành thế hệ mới hơn. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) cũng có trong trang bị của pháo binh Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài). 

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Trong ảnh là pháo 122mm của hệ thống pháo tự hành 2S1 đang khai hỏa (ảnh minh họa nước ngoài).
Pháo tự hành 2S1 Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Trong ảnh là pháo 122mm của hệ thống pháo tự hành 2S1 đang khai hỏa (ảnh minh họa nước ngoài).

Bên cạnh pháo 2S1 Gvozdika, Việt Nam cũng nhận được pháo tự hành 2S3 Akatsiya từ Liên Xô. Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) tại Lữ đoàn pháo binh 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Bên cạnh pháo 2S1 Gvozdika, Việt Nam cũng nhận được pháo tự hành 2S3 Akatsiya từ Liên Xô. Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) tại Lữ đoàn pháo binh 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội 

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn 45. Nguồn: Văn nghệ Quân đội

Thành viên kíp xe pháo lấy phần tử bắn trên giỏ ngắm của pháo tự hành Su-152. Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Thành viên kíp xe pháo lấy phần tử bắn trên giỏ ngắm của pháo tự hành Su-152. Nguồn: Văn nghệ Quân đội


Pháo binh Hàn Quốc có “địch” lại pháo binh Triều Tiên?

Theo một số nguồn tin, Lục quân Hàn Quốc sở hữu khoảng 7.000 khẩu pháo các loại gồm: pháo xe kéo cỡ 105-155mm; pháo tự hành cỡ 155mm và một số ít pháo phản lực.
Theo một số nguồn tin, Lục quân Hàn Quốc sở hữu khoảng 7.000 khẩu pháo các loại gồm: pháo xe kéo cỡ 105-155mm; pháo tự hành cỡ 155mm và một số ít pháo phản lực.

Trong 7.000 khẩu pháo, số pháo xe kéo chiếm tới gần 5.000 khẩu do Hàn Quốc sản xuất phần lớn theo thiết kế của Mỹ.
Trong 7.000 khẩu pháo, số pháo xe kéo chiếm tới gần 5.000 khẩu do Hàn Quốc sản xuất phần lớn theo thiết kế của Mỹ.

Lựu pháo M115 cỡ nòng 203mm của pháo binh Hàn Quốc. Loại pháo này do Mỹ sản xuất và dùng trong chiến tranh Triều Tiên, một số lượng nhỏ (100 khẩu) vẫn còn phục vụ tới ngày nay. Pháo M115 có tầm bắn gần 17km.
Lựu pháo M115 cỡ nòng 203mm của pháo binh Hàn Quốc. Loại pháo này do Mỹ sản xuất và dùng trong chiến tranh Triều Tiên, một số lượng nhỏ (100 khẩu) vẫn còn phục vụ tới ngày nay. Pháo M115 có tầm bắn gần 17km.

Lựu pháo KM101A1 cỡ nòng 105mm (tầm bắn khoảng 17km) do Hàn Quốc sản xuất dựa trên mẫu M101A1 của Mỹ. Hiện có khoảng 700 khẩu loại này được biên chế trong pháo binh nước này. Ngoài ra, cũng có chừng 2.300 khẩu M101 105mm do Mỹ sản xuất nằm trong kho bảo quản của Lục quân Hàn Quốc.
Lựu pháo KM101A1 cỡ nòng 105mm (tầm bắn khoảng 17km) do Hàn Quốc sản xuất dựa trên mẫu M101A1 của Mỹ. Hiện có khoảng 700 khẩu loại này được biên chế trong pháo binh nước này. Ngoài ra, cũng có chừng 2.300 khẩu M101 105mm do Mỹ sản xuất nằm trong kho bảo quản của Lục quân Hàn Quốc.

Lựu pháo M114 cỡ nòng 155mm do Mỹ sản xuất trang bị trong pháo binh Hàn Quốc (số lượng khoảng 850 khẩu).
Lựu pháo M114 cỡ nòng 155mm do Mỹ sản xuất trang bị trong pháo binh Hàn Quốc (số lượng khoảng 850 khẩu).

Lựu pháo KH179 cỡ 155mm do Hàn Quốc sản xuất, số lượng khoảng 1.000 khẩu.
 Lựu pháo KH179 cỡ 155mm do Hàn Quốc sản xuất, số lượng khoảng 1.000 khẩu.

Pháo tự hành M110 cỡ 203mm (số lượng 100 khẩu) do Mỹ sản xuất trang bị trong Quân đội Hàn Quốc. Loại pháo này có khả năng bắn viên đạn nặng 92kg đi xa 17km, hoặc 29km đối với đạn tăng tầm (lắp động cơ rocket phụ trợ). Tuy nhiên, loại pháo này dường như không còn trực chiến, chủ yếu nằm trong kho bảo quản lâu dài.
Pháo tự hành M110 cỡ 203mm (số lượng 100 khẩu) do Mỹ sản xuất trang bị trong Quân đội Hàn Quốc. Loại pháo này có khả năng bắn viên đạn nặng 92kg đi xa 17km, hoặc 29km đối với đạn tăng tầm (lắp động cơ rocket phụ trợ). Tuy nhiên, loại pháo này dường như không còn trực chiến, chủ yếu nằm trong kho bảo quản lâu dài.

Chiếm số lượng lớn nhất trong kho pháo tự hành Hàn Quốc là pháo tự hành K55/K55A1 (trên 1.000 khẩu) do nước này tự sản xuất dựa trên pháo M109A2 của Mỹ.
Chiếm số lượng lớn nhất trong kho pháo tự hành Hàn Quốc là pháo tự hành K55/K55A1 (trên 1.000 khẩu) do nước này tự sản xuất dựa trên pháo M109A2 của Mỹ.

K55/K55A1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 18km với đạn thông thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.
K55/K55A1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 18km với đạn thông thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.

Tuy không chiếm số lượng lớn hơn K55, nhưng K9 Thunder (khoảng 500 khẩu) mới là pháo tự hành hiện đại nhất, bắn xa nhất, uy lực nhất của pháo binh Hàn Quốc.
Tuy không chiếm số lượng lớn hơn K55, nhưng K9 Thunder (khoảng 500 khẩu) mới là pháo tự hành hiện đại nhất, bắn xa nhất, uy lực nhất của pháo binh Hàn Quốc.

Pháo tự hành K9 Thunder bắn xa 30km với đạn thông thường hoặc 56km với đạn tăng tầm. Tuy nhiên, khẩu pháo cũng có giá khá đắt, khoảng 3,1 triệu USD.
Pháo tự hành K9 Thunder bắn xa 30km với đạn thông thường hoặc 56km với đạn tăng tầm. Tuy nhiên, khẩu pháo cũng có giá khá đắt, khoảng 3,1 triệu USD.

Ngoài ra, pháo binh Hàn Quốc còn sở hữu chừng 500-600 pháo cối tự hành thiết kế dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh K-200.
Ngoài ra, pháo binh Hàn Quốc còn sở hữu chừng 500-600 pháo cối tự hành thiết kế dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh K-200.

Pháo cối tự hành K242A1/281A1 trang bị pháo cối cỡ 107mm và 81mm đặt ở ngay trong xe.
Pháo cối tự hành K242A1/281A1 trang bị pháo cối cỡ 107mm và 81mm đặt ở ngay trong xe.

Tuy có số lượng pháo xe kéo và pháo tự hành khá đông đảo nhưng dường như Hàn Quốc không có truyền thống dùng pháo phản lực phóng loạt. Nếu so với Triều Tiên sở hữu hàng nghìn khẩu pháo phản lực đủ kích cỡ thì Hàn Quốc chỉ trang bị khoảng 200 khẩu. Trong ảnh là hệ thống pháo phản lực phóng loạt K136/A1 có số lượng khoảng 156 khẩu.
Tuy có số lượng pháo xe kéo và pháo tự hành khá đông đảo nhưng dường như Hàn Quốc không có truyền thống dùng pháo phản lực phóng loạt. Nếu so với Triều Tiên sở hữu hàng nghìn khẩu pháo phản lực đủ kích cỡ thì Hàn Quốc chỉ trang bị khoảng 200 khẩu. Trong ảnh là hệ thống pháo phản lực phóng loạt K136/A1 có số lượng khoảng 156 khẩu.

Pháo phản lực phóng loạt K136/A1 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải Kia KM809A1 trang bị giàn phóng 36 nòng bắn đạn rocket cỡ 130mm đi xa 23km.
Pháo phản lực phóng loạt K136/A1 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải Kia KM809A1 trang bị giàn phóng 36 nòng bắn đạn rocket cỡ 130mm đi xa 23km.

Pháo phản lực mạnh nhất của pháo binh Hàn Quốc, nhưng cũng là loại pháo có số lượng ít nhất thuộc về loại M270 do Mỹ sản xuất. Hiện chỉ có khoảng 58 khẩu có trong trang bị pháo binh Hàn Quốc.
 Pháo phản lực mạnh nhất của pháo binh Hàn Quốc, nhưng cũng là loại pháo có số lượng ít nhất thuộc về loại M270 do Mỹ sản xuất. Hiện chỉ có khoảng 58 khẩu có trong trang bị pháo binh Hàn Quốc.

M270 thiết kế với 12 ống phóng bắn đạn rocket cỡ 227mm. Tùy từng loại đạn rocket được sử dụng, tầm bắn có thể đạt 30-60km.
M270 thiết kế với 12 ống phóng bắn đạn rocket cỡ 227mm. Tùy từng loại đạn rocket được sử dụng, tầm bắn có thể đạt 30-60km.

Tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới