Những công trình tốn kém nhất lịch sử

Những công trình tốn kém nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Tờ Richest đã liệt kê những công trình tốn kém nhất từng được xây dựng trong lịch sử nhân loại, tiêu tốn hàng chục cho đến hàng trăm tỷ USD.

1. Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ, với chi phí 425 tỷ USD: Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ (Interstate Highway System) khởi công vào năm 1955, có tổng chiều dài trên 75.000 km. Với chi phí đầu tư 425 tỷ USD vào năm 2006, đây là  công trình tốn kém nhất trong lịch sử thế giới. 90% kinh phí đầu tư dự án này được lấy từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ.
1. Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ, với chi phí 425 tỷ USD: Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ (Interstate Highway System) khởi công vào năm 1955, có tổng chiều dài trên 75.000 km. Với chi phí đầu tư 425 tỷ USD vào năm 2006, đây là công trình tốn kém nhất trong lịch sử thế giới. 90% kinh phí đầu tư dự án này được lấy từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ.
2. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), chi phí 150 tỷ USD: Trạm vũ trụ ISS là biểu tượng cho tình hữu nghị và hợp tác quốc tế. Đây là sản phẩm của 14 quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và 10 nước châu Âu. Tuy nhiên quá trình xây dựng ISS cũng gặp phải không ít khó khăn. Công trình này thậm chí còn bị chậm tiến độ mất 4 năm, với chi phí phát sinh từ 17,4 tỷ USD lên đến… 150 tỷ USD.
2. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), chi phí 150 tỷ USD: Trạm vũ trụ ISS là biểu tượng cho tình hữu nghị và hợp tác quốc tế. Đây là sản phẩm của 14 quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và 10 nước châu Âu. Tuy nhiên quá trình xây dựng ISS cũng gặp phải không ít khó khăn. Công trình này thậm chí còn bị chậm tiến độ mất 4 năm, với chi phí phát sinh từ 17,4 tỷ USD lên đến… 150 tỷ USD.
3. Giàn khoan Kashagan, chi phí 116 tỷ USD: Tọa lạc trên biển Caspian, Kashagan chính là giàn khoan dầu lớn nhất thế giới với công suất tối đa lên đến 90.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Công trình này đã tiêu tốn 116 tỷ USD đầu tư và cần công sức lao động của hàng chục ngàn công nhân để hoàn thành trong gần 40 năm.
3. Giàn khoan Kashagan, chi phí 116 tỷ USD: Tọa lạc trên biển Caspian, Kashagan chính là giàn khoan dầu lớn nhất thế giới với công suất tối đa lên đến 90.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Công trình này đã tiêu tốn 116 tỷ USD đầu tư và cần công sức lao động của hàng chục ngàn công nhân để hoàn thành trong gần 40 năm.
4. Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah, chi phí 86 tỷ USD: Dự án thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah được xây dựng nhằm củng cố danh tiếng là trung tâm kinh tế của Ả rập Xê út. Đây là dự án thành phố bằng thép khổng lồ nằm bên bờ Hồng Hải, ước tính sẽ có khoảng 4 triệu dân. Dự kiến, thành phố này sẽ hoàn thành vào năm 2020.
4. Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah, chi phí 86 tỷ USD: Dự án thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah được xây dựng nhằm củng cố danh tiếng là trung tâm kinh tế của Ả rập Xê út. Đây là dự án thành phố bằng thép khổng lồ nằm bên bờ Hồng Hải, ước tính sẽ có khoảng 4 triệu dân. Dự kiến, thành phố này sẽ hoàn thành vào năm 2020.
5. Dubailand, chi phí 76 tỷ USD: Dự án Dubailand khởi công vào năm 2003, bao gồm 25 dự án nhỏ khác như công viên Disney, rạp chiếu phim IMAX, công viên Six Flags và trung tâm thương mại. Khi hoàn thành, đây được coi là khu giải trí lớn nhất thế giới giữa sa mạc. Tuy nhiên, công trình này đã đình trệ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đến nay vẫn chưa được tiếp tục.
5. Dubailand, chi phí 76 tỷ USD: Dự án Dubailand khởi công vào năm 2003, bao gồm 25 dự án nhỏ khác như công viên Disney, rạp chiếu phim IMAX, công viên Six Flags và trung tâm thương mại. Khi hoàn thành, đây được coi là khu giải trí lớn nhất thế giới giữa sa mạc. Tuy nhiên, công trình này đã đình trệ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đến nay vẫn chưa được tiếp tục.
6. Quận kinh doanh quốc tế Songdo, chi phí ước tính 40 tỷ USD: Đây là dự án quận kinh tế trung tâm của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ước tính, chi phí của dự án là 40 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
6. Quận kinh doanh quốc tế Songdo, chi phí ước tính 40 tỷ USD: Đây là dự án quận kinh tế trung tâm của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ước tính, chi phí của dự án là 40 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
7. Đường sắt cao tốc California, chi phí 33 tỷ USD: Đây là dự án đường sắt nhằm kết nối tất cả các thành phố của bang California, trải dài từ Sacremento cho tới Los Angeles. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 9/2015. Dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2029. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thiện sau năm 2033.
7. Đường sắt cao tốc California, chi phí 33 tỷ USD: Đây là dự án đường sắt nhằm kết nối tất cả các thành phố của bang California, trải dài từ Sacremento cho tới Los Angeles. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 9/2015. Dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2029. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thiện sau năm 2033.
8. Sân bay quốc tế Kansai, chi phí 29 tỷ USD: Sân bay Quốc tế Kansai là công trình của kiến trúc sư Renzo Piano nằm giữa Vịnh Osaka với tổng diện tích 511 ha. Đây thực chất là một hòn đảo nhân tạo được thiết kế có khả năng chống động đất và bão lớn. Cây cầu ra sân bay có chiều dài 3.500 km.
8. Sân bay quốc tế Kansai, chi phí 29 tỷ USD: Sân bay Quốc tế Kansai là công trình của kiến trúc sư Renzo Piano nằm giữa Vịnh Osaka với tổng diện tích 511 ha. Đây thực chất là một hòn đảo nhân tạo được thiết kế có khả năng chống động đất và bão lớn. Cây cầu ra sân bay có chiều dài 3.500 km.
9. Đường hầm Big Dig, với mức chi phí 23,1 tỷ USD: Đường hầm Big Dig chạy xuyên qua thành phố Boston (Mỹ). Năm 1991, đường hầm này được khởi công xây dựng và được coi là “dự án thế kỷ”. Tuy nhiên, dự án này đã hoàn thành muộn hơn dự kiến tới 10 năm. Do lỗi kỹ thuật, nhà thầu dự án phải bỏ ra 407 triệu USD để khắc phục.
9. Đường hầm Big Dig, với mức chi phí 23,1 tỷ USD: Đường hầm Big Dig chạy xuyên qua thành phố Boston (Mỹ). Năm 1991, đường hầm này được khởi công xây dựng và được coi là “dự án thế kỷ”. Tuy nhiên, dự án này đã hoàn thành muộn hơn dự kiến tới 10 năm. Do lỗi kỹ thuật, nhà thầu dự án phải bỏ ra 407 triệu USD để khắc phục.
10. Đường hầm The Channel, chi phí 22,4 tỷ USD: Đường hầm eo biển Manche, nối giữa vương quốc Anh và nước Pháp, là đường hầm lớn thứ 2 thế giới. Việc xây dựng dự án khổng lồ này được bắt đầu từ năm 1988 bởi công ty Eurotunnel và phải mất tới 6 năm để hoàn thành. Công trình được khai trương vào năm 1994. Tổng chi phí xây dựng đường hầm đã đội lên nhiều hơn 80% so với dự kiến.
10. Đường hầm The Channel, chi phí 22,4 tỷ USD: Đường hầm eo biển Manche, nối giữa vương quốc Anh và nước Pháp, là đường hầm lớn thứ 2 thế giới. Việc xây dựng dự án khổng lồ này được bắt đầu từ năm 1988 bởi công ty Eurotunnel và phải mất tới 6 năm để hoàn thành. Công trình được khai trương vào năm 1994. Tổng chi phí xây dựng đường hầm đã đội lên nhiều hơn 80% so với dự kiến.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.