Trong bối cảnh vĩ mô không thuận lợi và nhiều thông tin kém tích cực xuất hiện, thị trường chứng khoán tháng 10/2022 sụt giảm khá mạnh. Kết phiên giao dịch ngày 31/10, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.027,94 điểm, tương ứng giảm hơn 9,2% so với tháng trước đó.
Đáng chú ý, không ít cổ phiếu vốn hóa nghìn tỷ giảm mạnh hơn rất nhiều thị trường chung, mất hơn 1/3 thị giá trong tháng 10. Dòng tiền vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng quay trở lại mạnh mẽ trong bối cảnh biến số vĩ mô còn biến động, đặc biệt là khi FED đang nỗ lực kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất.
VN-Index kết phiên 2/11. |
Hướng tới những phiên giao dịch tháng 11, thông tin nhà đầu tư có thể tham khảo là dữ liệu quá khứ về VN-Index trong tháng 11 của những năm trước. Theo thống kê trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, VN-Index có 10 lần tăng điểm vào tháng 10 còn số lần giảm là 12.
Việc TTCK Việt Nam thường biến động xấu vào tháng 11 có thể bởi đây là giai đoạn thị trường rơi vào vùng trống thông tin hỗ trợ. Ngoài ra, kỳ họp Quốc hội diễn với nhiều quyết sách quan trọng cũng diễn ra trong khoảng thời gian này có thể khiến tâm lý giới đầu tư thêm phần thận trọng.
Ngoài ra, năm nay, những biến động từ bên ngoài có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các quyết sách quan trọng về vĩ mô trong thời gian tới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lãi suất, tín dụng,... Động lực tăng trưởng của thị trường sẽ chỉ thực sự rõ ràng hơn khi tình hình thị trường trái phiếu dần ổn định và dòng tiền quay trở lại.
Dù có những bất lợi khi thị trường tiền tệ bị thắt chặt, song một số chuyên gia chứng khoán vẫn đánh giá triển vọng tăng trưởng tích cực ở một số ngành kinh tế của Việt Nam
Theo Chứng khoán SSI, ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN), cuối năm 2022 kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ. Những doanh nghiệp bất động sản Khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách thu hút vốn FDI của Chính phủ như: IDC, SZC, ITA, NTL, KBC, IDV, HPI, D2D…
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang dần thực hiện chính sách mở cửa kinh tế nên các ngành xuất khẩu như dệt may (GIL, TCM, TNG, MSH,…), thủy sản (FMC, VHC, ANV, SEA,…), gỗ (AGG, GTA, GTD, PTB,…), cao su (DRC, DPR, PHR, GVR,…) sẽ được hưởng lợi.
Trong khi các ngành sản xuất hàng hóa sẽ gặp khó như thép (HSG, HPG, NKG, SMC,…), phân bón (DCM, BFC, ĐV, LAS,…), giấy (HHP, GVT, INN,…), hóa chất (DGC, NET, CSV, LIX, DPM,...).