Những chùa cổ độc đáo trên quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Những chùa cổ độc đáo trên quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang

(Kiến Thức) - Chùa Bích Động, chùa Bái Đính cổ, chùa Nhất Trụ và chùa Địch Lộng là những ngôi chùa cổ mang giá trị lịch sử, kiến trúc và cảnh quan đặc biệt mà du khách nên ghé qua nếu có dịp đến với mảnh đất Ninh Bình - quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động có lịch sử hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình -  quê hương  Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động có lịch sử hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình - quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Vể tổng quan kiến trúc, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.
Vể tổng quan kiến trúc, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động.
Trong sử sách nhà Nguyễn, hệ thống hang động của chùa Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.
Trong sử sách nhà Nguyễn, hệ thống hang động của chùa Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.
Nằm ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tên chùa được gọi kèm với chữ "cổ" để phân biệt với chùa Bái Đính "mới" gần đó.
Nằm ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tên chùa được gọi kèm với chữ "cổ" để phân biệt với chùa Bái Đính "mới" gần đó.
Ngôi chùa này được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Hai hang động chính ở nơi đây là hang Sáng và hang Tối, trong đó hang Sáng là nơi thờ Phật và Thần, hang Tối thờ Mẫu và Tiên.
Ngôi chùa này được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Hai hang động chính ở nơi đây là hang Sáng và hang Tối, trong đó hang Sáng là nơi thờ Phật và Thần, hang Tối thờ Mẫu và Tiên.
Hang tối có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo. Giữa động có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống.
Hang tối có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo. Giữa động có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống.
Các công trình quan trọng khác trong quần thể chùa Bái Đính cổ là đền thờ thần Cao Sơn thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư xưa và đền thánh Nguyễn thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, người sáng lập chùa.
Các công trình quan trọng khác trong quần thể chùa Bái Đính cổ là đền thờ thần Cao Sơn thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư xưa và đền thánh Nguyễn thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, người sáng lập chùa.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, chùa Nhất Trụ, còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa quan trọng nhất trong khu di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, chùa Nhất Trụ, còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa quan trọng nhất trong khu di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình.
Theo sử sách, chùa từng là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư nổi tiếng thời Đinh, thời Tiền Lê và Thời Lý như sư Pháp Thuận, sư Khuông Việt và sư Vạn Hạnh.
Theo sử sách, chùa từng là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư nổi tiếng thời Đinh, thời Tiền Lê và Thời Lý như sư Pháp Thuận, sư Khuông Việt và sư Vạn Hạnh.
Chùa có tên Nhất Trụ là do trước chùa có một cột đá Nhất Trụ (cột kinh Lăng Nghiêm). Được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, đây là thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam.
Chùa có tên Nhất Trụ là do trước chùa có một cột đá Nhất Trụ (cột kinh Lăng Nghiêm). Được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, đây là thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam.
Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 m, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá. Trên tám mặt của thân bát giác có khắc đầy chữ Hán, ước khoảng 2.500 chữ. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 m, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá. Trên tám mặt của thân bát giác có khắc đầy chữ Hán, ước khoảng 2.500 chữ. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Nếu Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" thì "Nam thiên đệ tam động" là động - chùa Địch Lộng nằm ở xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Nếu Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" thì "Nam thiên đệ tam động" là động - chùa Địch Lộng nằm ở xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đây là quần thể di tích danh thắng độc đáo với trung tâm là khu hang động nằm ở lưng chừng núi Địch Lộng. Trong động có các phủ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, phủ thờ Đức Thánh Mẫu.
Đây là quần thể di tích danh thắng độc đáo với trung tâm là khu hang động nằm ở lưng chừng núi Địch Lộng. Trong động có các phủ thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, phủ thờ Đức Thánh Mẫu.
Gian chính điện của chùa nằm dưới một vòm hang cao khoảng 20m, là nơi thờ Đức Phật. Đi sâu vào trong, hang động mở ra thành nhiều nhánh với tên gọi hang Tối, hang Sáng... mỗi hang lại có một vẻ đẹp huyền ảo riêng do hệ thống nhũ đá tạo ra.
Gian chính điện của chùa nằm dưới một vòm hang cao khoảng 20m, là nơi thờ Đức Phật. Đi sâu vào trong, hang động mở ra thành nhiều nhánh với tên gọi hang Tối, hang Sáng... mỗi hang lại có một vẻ đẹp huyền ảo riêng do hệ thống nhũ đá tạo ra.
Phía dưới chân núi Địch Lộng là một hệ thống kiến trúc đình, đền, được xây dựng theo thế chữ "Tam" trên một diện tích rộng hơn 1ha. Công trình nổi bật ở đây là đình thờ Lý Quốc Sư, còn được gọi là Đình Đá, vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá.
Phía dưới chân núi Địch Lộng là một hệ thống kiến trúc đình, đền, được xây dựng theo thế chữ "Tam" trên một diện tích rộng hơn 1ha. Công trình nổi bật ở đây là đình thờ Lý Quốc Sư, còn được gọi là Đình Đá, vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.