Những chiến dịch táo bạo nhưng ngớ ngẩn trong Thế chiến II

Một tướng Mỹ điều động hàng trăm binh sĩ tiến vào lãnh thổ Đức nhằm cứu con rể, nhưng chỉ vài người trở về sau khi chiến dịch thất bại.

Những chiến dịch táo bạo nhưng ngớ ngẩn trong Thế chiến II
Tướng Mỹ đẩy hàng trăm lính vào lãnh thổ địch để cứu con rể
Trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II tại châu Âu, trại tù binh chiến tranh Hammelburg ở Đức trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công táo bạo nhưng vô ích. Các thành viên của lực lượng phản ứng nhanh Baum (theo tên của Abraham Baum, người chỉ huy lực lượng) nhận lệnh thọc sâu vào lãnh địa của phát xít Đức khoảng 100 km để giải phóng các tù binh ở Hammelburg vào ngày 26/3/1945. Tướng George Patton, người ra mệnh lệnh vô cùng mạo hiểm này, tin rằng con rể của ông là một tù nhân tại trại Hammelburg, The Washington Post đưa tin. Quyết định vội vàng của Patton đã đẩy 314 binh sĩ Mỹ và 57 phương tiện cơ giới vào một chiến dịch mà họ biết khả năng thất bại rất cao.
Tướng George Patton của quân đội Mỹ trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Ảnh: History.
Tướng George Patton của quân đội Mỹ trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Ảnh: History. 
Lực lượng Baum đối mặt với sự kháng cự quyết liệt khi họ tiến tới Hammelburg, khiến họ mất nhiều xe tăng và một trung đội bộ binh. Khi họ tới trại giam, 30% binh sĩ trong đội quân đã tử trận. Họ cũng phát hiện ra rằng những người chỉ huy đã tính toán quá thấp số lượng tù binh. Các sĩ quan chỉ huy nói rằng chỉ 300 tù binh trong trại giam, song trên thực tế các binh sĩ đếm được khoảng 10.000 người.
Hai ngày sau, quân Đức phản công. Nhiều binh sĩ Mỹ cố gắng chạy vào trong những khu rừng gần đó. Baum bị thương bởi một viên đạn. Quân Đức hủy diệt toàn bộ phương tiện cơ giới của phía Mỹ và tiêu diệt 26 người. Chỉ vài người có thể quay trở lại chiến tuyến của phe Đồng minh, còn những người khác trở thành tù binh – giống như những người mà họ muốn cứu. Vào ngày 6/4/1945, sư đoàn thiết giáp số 14 của quân Mỹ tấn công và giải phóng trại giam. Chiến thắng của họ khiến chiến dịch của lực lượng Baum trở nên không cần thiết.
Chiến dịch ngớ ngẩn của cơ quan tình báo Đức
Mặc dù Adolf Hitler, Quốc trưởng Đức Quốc xã, hoãn chiến dịch xâm lược Anh (mang tên Sư tử biển) vào ngày 9/9/1940, Wulf Schmidt, một điệp viên Đức, vẫn nhảy dù xuống lãnh thổ Anh vào ngày 14/9/1940. Ngay khi Wulf vừa chạm đất, người Anh đã bắt hắn. Wulf là một phần của Chiến dịch Lena, một kịch bản mà cơ quan tình báo quân đội Đức vạch ra để dọn đường cho một cuộc xâm lược không bao giờ diễn ra. Trên thực tế, ngay cả khi Chiến dịch Sư tử biển và Chiến dịch Lena diễn ra, chắc chắn chúng sẽ không thể giúp Đức xâm lược thành công Anh. Toàn bộ những điệp viên tham gia Chiến dịch Lena không thể nói thành thạo tiếng Anh và cũng chẳng hiểu phong tục của người Anh.
Giới chức Anh thừa nhận rằng, ngoài Wulf Schmidt, những điệp viên Đức sa lưới do chúng quá ngu ngốc. Chẳng hạn, một gián điệp Đức cố gắng mua bia vào lúc 10h sáng mà không hề biết rằng, vào thời đó, các quán không bán bia trước giờ người dân ăn bữa trưa. Vì thế mà người dân đoán hắn là gián điệp nên đã báo chính quyền. Hai tên khác sa lưới khi chúng đạp xe ở Scotland ở lề đường bên phải (trong khi người dân ở đây di chuyển ở lề đường bên trái). Sau đó hai tên cố gắng giải thích với cảnh sát bằng giọng Anh không chuẩn. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ phát hiện thân phận của chúng khi họ kiểm tra vali mà chúng mang Khi mở vali, họ thấy xúc xích Đức và kem Nivea (loại kem của Đức).
Đức phái lính đặc nhiệm sang Ba Lan rồi bỏ mặc
Vào tối 25/8/1939, lính đặc nhiệm và gián điệp Đức vượt đèo Jablonkow ở khu vực biên giới Czech - Ba Lan theo lệnh của cơ quan tình báo quân đội Đức. Mục tiêu của đội đặc nhiệm là một nhà ga tàu hỏa ở làng Mosty. Ngoài ra họ cũng muốn chiếm hoặc phá các đài phát thanh, đường dây điện thoại, những cây cầu gần làng Mosty để dọn đường cho quân Đức chiếm Ba Lan.
Xe tăng của phát xít Đức hành quân trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: History.
Xe tăng của phát xít Đức hành quân trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: History. 
Nhưng trước khi chiến dịch diễn ra, Quốc trưởng Adolf Hitler của Đức nhận tin Anh và Pháp sẽ bảo vệ Ba Lan, còn Italy – một đồng minh của Đức – chưa sẵn sàng cho chiến tranh. Vì thế Hitler quyết định hoãn chiến dịch xâm lược Ba Lan. Nhưng không ai trong số những lính đặc nhiệm Đức đang ẩn náu trong lãnh thổ Czech biết quyết định của Quốc trưởng, bởi họ không được phép dùng radio. Họ vẫn tiến hành chiến dịch theo đúng kế hoạch.
Lính đặc nhiệm Đức, dưới sự chỉ huy của một trung tá mang tên Hanz-Albrecht Herzner, tạo được yếu tố bất ngờ và hầu như không hứng chịu tổn thất về nhân sự. Họ áp dụng những thủ thuật ngụy trang tinh vi, đồng thời dọa dẫm dân địa phương rằng một đạo quân lớn của Đức sẽ tràn sang trong vài ngày tới nên người Ba Lan chỉ còn lựa chọn duy nhất là đầu hàng. Với hai cách ấy, họ đã bắt sống vài nghìn lính Ba Lan trên một tàu hỏa quân sự. Song vài giờ sau, khi hoàng hôn buông xuống, Herzner không thể liên lạc với đơn vị quân đội gần nhất trong lãnh thổ Đức. Viên trung tá nhận ra rằng quân Đức sẽ không thể hỗ trợ đơn vị của ông ta. Herzner và các lính đặc nhiệm buộc phải rút về nước với tâm trạng tủi hổ ê chề, bởi người Ba Lan chế giễu họ. Mặc dù vậy, tới ngày 1/9/1939, quân đội Đức vẫn xâm lược Ba Lan. Chiến thắng trong chiến dịch cho thấy khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Đức.
Sự kiện Đức tấn công Ba Lan là điểm khởi phát cho Đại chiến Thế giới thứ hai. Ngay sau đó, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức vào ngày 3/9/1939. Australia, New Zealand, Canada, Nam Phi và nhiều nước đồng minh của Anh, Pháp cũng tuyên chiến với bộ máy chiến tranh của Hitler. Về sau người ta mới biết sự cố Jablonkow là nỗ lực của Wilhelm Canaris, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Đức, nhằm hạ bệ Hitler trước khi trùm phát xít xâm lược Ba Lan. Canaris và những người cùng phe với ông đã cố gắng thuyết phục giới lãnh đạo quân sự không thực hiện chiến dịch xâm lược Ba Lan, nhưng họ không nghe theo yêu cầu của ông.

Ảnh hiếm: Tư lệnh Giáp Văn Cương trong chiến dịch CQ-88

(Kiến Thức) - Sự giản dị và lòng quyết tâm của Tư lệnh Giáp Văn Cương được khắc họa qua loạt ảnh chụp tháng 5/1988.

Ảnh hiếm: Tư lệnh Giáp Văn Cương trong chiến dịch CQ-88
Sự nghiệp của Đô đốc Giáp Văn Cương (13/9/1921 - 23/3/1990) nổi bật với vai trò Tư lệnh trong chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988 tại quần đảo Trường Sa).
 Sự nghiệp của Đô đốc Giáp Văn Cương (13/9/1921 - 23/3/1990) nổi bật với vai trò Tư lệnh trong chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988 tại quần đảo Trường Sa).

Những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa những năm cuối thập kỷ 1980 sẽ nhớ mãi hình ảnh một vị tướng già giản dị và gần gũi, với sự ân cần và tận tụy của một người cha.
 Những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa những năm cuối thập kỷ 1980 sẽ nhớ mãi hình ảnh một vị tướng già giản dị và gần gũi, với sự ân cần và tận tụy của một người cha. 

Phía sau sự mộc mạc ấy là những quyết định táo bạo và sáng suốt, giúp chủ quyền đất nước được bảo toàn trong những thời khắc lịch sử khó khăn.
 Phía sau sự mộc mạc ấy là những quyết định táo bạo và sáng suốt, giúp chủ quyền đất nước được bảo toàn trong những thời khắc lịch sử khó khăn.

Từ năm 1984, do tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến xấu, Tướng Giáp Văn Cương đã được Bộ Quốc phòng điều động làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
 Từ năm 1984, do tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến xấu, Tướng Giáp Văn Cương đã được Bộ Quốc phòng điều động làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).

Trong 2 năm 1986-1987, một mặt, ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác đề xuất với Trung ương kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Kế hoạch của ông đã được chấp thuận.
 Trong 2 năm 1986-1987, một mặt, ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác đề xuất với Trung ương kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Kế hoạch của ông đã được chấp thuận. 

Đầu năm 1988, xác định rõ "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân", toàn quân chủng đã bước vào chiến dịch CQ-88 với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ.
 Đầu năm 1988, xác định rõ "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân", toàn quân chủng đã bước vào chiến dịch CQ-88 với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ.

Tướng Giáp Văn Cương đã ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
 Tướng Giáp Văn Cương đã ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".

Đối với những đảo chìm chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”. Từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 đã lao vượt qua làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, giữ vững chủ quyền Việt Nam.
 Đối với những đảo chìm chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”. Từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 đã lao vượt qua làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, giữ vững chủ quyền Việt Nam.

Với thành quả của chiến dịch CQ-88, trong năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến).
 Với thành quả của chiến dịch CQ-88, trong năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến).

Hầu như không ai biết rằng, vào thời điểm thực hiện chiến dịch CQ-88, Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo. Hai năm sau, ông đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội.
 Hầu như không ai biết rằng, vào thời điểm thực hiện chiến dịch CQ-88, Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo. Hai năm sau, ông đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội.

Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng có lẽ, danh hiệu quan trọng nhất của Đô đốc Giáp Văn Cương là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988” – do các chiến sĩ phong tặng bằng sự kính trọng sâu thẳm trong trái tim mình.
 Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng có lẽ, danh hiệu quan trọng nhất của Đô đốc Giáp Văn Cương là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988” – do các chiến sĩ phong tặng bằng sự kính trọng sâu thẳm trong trái tim mình.

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra…

10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam
Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.
 Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.

Mao Trạch Đông và 5 dự đoán thú vị về cái chết

(Kiến Thức) - Mao Trạch Đông không bao giờ né tránh khi nói về cái chết. Ông còn tự dự đoán về 5 cái chết có thể đến với mình.

Mao Trạch Đông và 5 dự đoán thú vị về cái chết
Trong thời gian làm việc, Mao Trạch Đông tuy chỉ có hai chuyến công du nước ngoài, nhưng ông đã từng diện kiến rất nhiều các chính trị gia quan trọng trên thế giới. Ông sử dụng ngôn ngữ rất sinh động, linh hoạt và để lại những ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Trong thời gian làm việc, Mao Trạch Đông tuy chỉ có hai chuyến công du nước ngoài, nhưng ông đã từng diện kiến rất nhiều các chính trị gia quan trọng trên thế giới. Ông sử dụng ngôn ngữ rất sinh động, linh hoạt và để lại những ấn tượng sâu sắc cho mọi người. 
Năm 1970, khi Edgar Snow nhắc đến “bốn vĩ đại” của Mao Trạch Đông, ông tỏ vẻ không hài lòng và nói: "Nếu có một ngày được bỏ hết mọi thứ, tôi chỉ giữ lại một chữ 'Teacher' đó chính là người thầy. Bởi vì, trước đây tôi vốn là giáo viên và bây giờ vẫn thế".
Năm 1970, khi Edgar Snow nhắc đến “bốn vĩ đại” của Mao Trạch Đông, ông tỏ vẻ không hài lòng và nói: "Nếu có một ngày được bỏ hết mọi thứ, tôi chỉ giữ lại một chữ 'Teacher' đó chính là người thầy. Bởi vì, trước đây tôi vốn là giáo viên và bây giờ vẫn thế". 

Mao Trạch Đông biết tiếng Anh. Có ba lí do khiến ông say mê học thứ tiếng này: Một là do đam mê. Hai là để thay đổi cách nhìn nhận. Ba là có thể tự đọc sách. Ông còn hài hước nói: "Tôi sống một ngày sẽ học một ngày, cố gắng học nhiều một chút, nếu không khi gặp được Karl Heinrich Marx thì làm thế nào. Ai giúp tôi phiên dịch?".
Mao Trạch Đông biết tiếng Anh. Có ba lí do khiến ông say mê học thứ tiếng này: Một là do đam mê. Hai là để thay đổi cách nhìn nhận. Ba là có thể tự đọc sách. Ông còn hài hước nói: "Tôi sống một ngày sẽ học một ngày, cố gắng học nhiều một chút, nếu không khi gặp được Karl Heinrich Marx thì làm thế nào. Ai giúp tôi phiên dịch?". 

Khi khen ngợi người khác, ông cũng luôn dùng cách ví von so sánh rất sinh động. Tháng 10/1975, Mao Trạch Đông từng dùng câu danh ngôn “Én bay thấp trời mưa” khi trò chuyện với nhà ngoại giao Henry Alfred Kissinger: "Ông không thể không bận, khi trời mưa chim én rất bận rộn. Thế giới này không yên bình, mà luôn mưa bão, mưa bão đến thì chim én bận là lẽ đương nhiên rồi!"
Khi khen ngợi người khác, ông cũng luôn dùng cách ví von so sánh rất sinh động. Tháng 10/1975, Mao Trạch Đông từng dùng câu danh ngôn “Én bay thấp trời mưa” khi trò chuyện với nhà ngoại giao Henry Alfred Kissinger: "Ông không thể không bận, khi trời mưa chim én rất bận rộn. Thế giới này không yên bình, mà luôn mưa bão, mưa bão đến thì chim én bận là lẽ đương nhiên rồi!"  

Mao Trạch Đông có cái nhìn rất bình thản về cái chết, thể hiện tinh thần lạc quan của chủ nghĩa duy vật.
Mao Trạch Đông có cái nhìn rất bình thản về cái chết, thể hiện tinh thần lạc quan của chủ nghĩa duy vật. 
Tháng 5 năm 1974, ông hỏi Đường Văn Sinh - phiên dịch tiếng Anh của mình: "Cô tên là Đường Vấn Sinh, tại sao không gọi là Đường Vấn Tử?". Đường Vấn Sinh đáp: “Dạ, như thế thì nghịch tai ạ”. Cái chết không có gì may mắn, nhưng Mao Trạch Đông không né tránh.
Tháng 5 năm 1974, ông hỏi Đường Văn Sinh - phiên dịch tiếng Anh của mình: "Cô tên là Đường Vấn Sinh, tại sao không gọi là Đường Vấn Tử?". Đường Vấn Sinh đáp: “Dạ, như thế thì nghịch tai ạ”. Cái chết không có gì may mắn, nhưng Mao Trạch Đông không né tránh. 
Tháng 9 năm 1961, nguyên soái nước Anh Bernard Law Montgomery lần thứ hai đến thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông chia sẻ với chính khách này về 5 cái chết có thể đến với mình: "Một là có thể bị địch bắn chết. Hai là có thể chết vì tai nạn máy bay. Ba là có thể lật tàu hỏa chết. Bốn là có thể bị chết đuối khi đi bơi. Năm là chết vì bệnh tật".
Tháng 9 năm 1961, nguyên soái nước Anh Bernard Law Montgomery lần thứ hai đến thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông chia sẻ với chính khách này về 5 cái chết có thể đến với mình: "Một là có thể bị địch bắn chết. Hai là có thể chết vì tai nạn máy bay. Ba là có thể lật tàu hỏa chết. Bốn là có thể bị chết đuối khi đi bơi. Năm là chết vì bệnh tật". 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới