Ảnh hiếm: Tư lệnh Giáp Văn Cương trong chiến dịch CQ-88

Ảnh hiếm: Tư lệnh Giáp Văn Cương trong chiến dịch CQ-88

(Kiến Thức) - Sự giản dị và lòng quyết tâm của Tư lệnh Giáp Văn Cương được khắc họa qua loạt ảnh chụp tháng 5/1988.

 Sự nghiệp của Đô đốc Giáp Văn Cương (13/9/1921 - 23/3/1990) nổi bật với vai trò Tư lệnh trong chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988 tại quần đảo Trường Sa).
Sự nghiệp của Đô đốc Giáp Văn Cương (13/9/1921 - 23/3/1990) nổi bật với vai trò Tư lệnh trong chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988 tại quần đảo Trường Sa).
 Những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa những năm cuối thập kỷ 1980 sẽ nhớ mãi hình ảnh một vị tướng già giản dị và gần gũi, với sự ân cần và tận tụy của một người cha.
Những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa những năm cuối thập kỷ 1980 sẽ nhớ mãi hình ảnh một vị tướng già giản dị và gần gũi, với sự ân cần và tận tụy của một người cha.
 Phía sau sự mộc mạc ấy là những quyết định táo bạo và sáng suốt, giúp chủ quyền đất nước được bảo toàn trong những thời khắc lịch sử khó khăn.
Phía sau sự mộc mạc ấy là những quyết định táo bạo và sáng suốt, giúp chủ quyền đất nước được bảo toàn trong những thời khắc lịch sử khó khăn.
 Từ năm 1984, do tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến xấu, Tướng Giáp Văn Cương đã được Bộ Quốc phòng điều động làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
Từ năm 1984, do tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến xấu, Tướng Giáp Văn Cương đã được Bộ Quốc phòng điều động làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
 Trong 2 năm 1986-1987, một mặt, ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác đề xuất với Trung ương kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Kế hoạch của ông đã được chấp thuận.
Trong 2 năm 1986-1987, một mặt, ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác đề xuất với Trung ương kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Kế hoạch của ông đã được chấp thuận.
 Đầu năm 1988, xác định rõ "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân", toàn quân chủng đã bước vào chiến dịch CQ-88 với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ.
Đầu năm 1988, xác định rõ "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân", toàn quân chủng đã bước vào chiến dịch CQ-88 với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ.
 Tướng Giáp Văn Cương đã ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
Tướng Giáp Văn Cương đã ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
 Đối với những đảo chìm chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”. Từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 đã lao vượt qua làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, giữ vững chủ quyền Việt Nam.
Đối với những đảo chìm chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”. Từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 đã lao vượt qua làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, giữ vững chủ quyền Việt Nam.
 Với thành quả của chiến dịch CQ-88, trong năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến).
Với thành quả của chiến dịch CQ-88, trong năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến).
 Hầu như không ai biết rằng, vào thời điểm thực hiện chiến dịch CQ-88, Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo. Hai năm sau, ông đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội.
Hầu như không ai biết rằng, vào thời điểm thực hiện chiến dịch CQ-88, Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo. Hai năm sau, ông đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội.
 Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng có lẽ, danh hiệu quan trọng nhất của Đô đốc Giáp Văn Cương là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988” – do các chiến sĩ phong tặng bằng sự kính trọng sâu thẳm trong trái tim mình.
Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng có lẽ, danh hiệu quan trọng nhất của Đô đốc Giáp Văn Cương là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988” – do các chiến sĩ phong tặng bằng sự kính trọng sâu thẳm trong trái tim mình.

GALLERY MỚI NHẤT