Những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước

(Kiến Thức) - Linh gọi điện cầu cứu bằng cách nào? Những dấu vân tay trên tường của ai?... là hai trong số những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước.

Sau một thời gian ngắn điều tra, cơ quan công an đã tìm ra được hung thủ và giải quyết được những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước.
Câu hỏi đầu tiên nảy ra khi mọi người tiếp nhận thông tin về vụ án là vì sao hung thủ lại không xuống tay với bé Na, con út của ông bà Mỹ-Nga. Trả lời câu hỏi này, thiếu tướng Tiến cho biết, sau khi gây án xong, đối tượng Nguyễn Hải Dương có xuống tầng 1 để lấy quần áo thay rồi chạy trốn thì phát hiện bé Na đang khóc. Lòng trắc ẩn nổi lên, Dương đã tiến tới dỗ bé ngủ rồi mới tẩu thoát.
Về số tiền 1,7 tỷ đồng mà nạn nhân Linh mới nhận hôm 4/7 về để trả lương công nhân đã không bị lấy đi, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến giải thích do đối tượng không biết trong nhà có tiền vì nạn nhân Nga không nói ra. Bà Nga chỉ mở két mà không đưa mật khẩu cho hung thủ. Tủ của nạn nhân Mỹ ở trong tường, khóa tủ lại bị quần áo che đi nên đối tượng không biết đấy là tủ quần áo, nơi đang giấu tiền, và vì thế đã không lấy được số tiền 1,7 tỷ đồng đi mất.
Bên cạnh đó, nghi vấn liệu những dấu vân tay tìm thấy trên tường có phải của hung thủ cũng được đặt ra. Ông Tiến giải đáp rằng đó là dấu vân tay của thợ điện, thợ sơn để lại trong quá trình thi công các công trình ở ngôi nhà này. Những dấu vân tay này hoàn toàn không phải của hung thủ vụ án.
Nhiều người thắc mắc không hiểu các nạn nhân đã gọi điện cầu cứu ra bên ngoài thế nào. Theo thông tin từ ông Tiến, đối tượng Dương và Tiến thừa nhận, khi đang khống chế bà Nga, có cuộc điện thoại gọi đến. Dương hỏi đó là điện thoại của ai, bà Nga nói là điện thoại của người lái xe đến lấy hàng và khuyên Dương nên trốn đi trước khi có người đến. Đối tượng lập tức không chế bà Nga, buộc bà phải điện thoại lại cho người lái xe, yêu cầu lui thời điểm đến lấy hàng.
Lúc này, đối tượng đã trói tay nạn nhân Linh và Như ra sau ở tầng 2. Do đối tượng chưa kịp lấy điện thoại mà nạn nhân để trong túi sau nên nạn nhân Linh, Như đã thực hiện được  cuộc gọi nhỡ đến cho người cậu tên Hưng của mình. Ông Hưng sau đó có gọi điện lại nhưng Linh, Như đã không thể trả lời được do miệng bị dán băng. Ông Hưng nhắn tin nhưng không thấy Linh trả lời vì vậy ông này gọi điện đến cho bà Nga. 
Nhung cau hoi noi com trong vu tham sat o Binh Phuoc
Công an đang khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước. 
Câu hỏi tiếp theo là ngoài 2 nghi can đã bị bắt, liệu vụ trọng án này có đồng phạm không? Thứ trưởng Bộ công an Lê Quý Vương khẳng định, vụ án này chỉ có duy nhất 2 nghi can là Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.
Câu hỏi nghi phạm quay lại hiện trường như thế nào? Ông Hồ Sỹ Tiến cho biết, sau khi vú nuôi gọi điện thông báo về vụ án, đối tượng Dương đã quay lại hiện trường, quay lại viếng đám tang, tỏ vẻ thương xót và tìm cách dò la sự điều tra của cơ quan công an. 
Sự điều tra nhanh gọn của cơ quan công an được rất nhiều người dân ủng hộ, tuy nhiên câu hỏi khiến nhiều người quan tâm là để phá được vụ án lớn trong một thời gian ngắn như vậy, liệu có oan sai? Thứ trưởng Bộ công an Lê Quý Vương cho biết, quá trình điều tra diễn ra rất khách quan, tỉ mỉ. Bên cạnh lời khai của nghi can, vật chứng, dấu vết hiện trường, tài liệu giám định kỹ thuật, chứng cứ vật chất... đã được sử dụng trong quá trình phá án. Ông Vương khẳng định, trong vụ án này, các chứng cứ vật chứng là rất rõ ràng.
Việc camera nhà nạn nhân không hoạt động có liên quan tới vụ án? Thiếu tướng Hồ Sĩ Tiến cho biết, do đang sửa nhà nên ông Mỹ đã chuyển camera sang chỗ khác. Còn việc điện bị mất đúng lúc hung thủ hành động là do ngẫu nhiên.

Gia đình bị thảm sát ở Bình Phước qua lời kể người dân

(Kiến Thức) - Vợ chồng ông Mỹ, nạn nhân vụ thảm sát ở Bình Phước ngày 7/7, được hàng xóm nhận xét là hòa nhã, chăm lo đời tốt cho sống công nhân.

Chiều 8/7, nhiều người dân vẫn tìm đến trước hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước với 6 người bị giết chết tại Công ty chế biến gỗ Quốc Anh (ấp 2, xã Minh Hưng, Huyện Chơn Thành, Bình Phước) để nghe ngóng tình hình và chia buồn cùng người thân trong đám tang.

Có mặt tại đây, hầu hết mọi người đều khẳng định rằng gia đình ông Lê Văn Mỹ (SN 1968) sống rất có tình có nghĩa ở địa phương. Vợ chồng ông Mỹ sống rất hòa nhã, chăm lo tốt đến đời sống công nhân và có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước theo dõi gia chủ ra sao?

Một câu hỏi đặt ra trong vụ thảm sát ở Bình Phước: hệ thống camera quanh nhà không hoạt động là tình cờ hay do hung thủ ra tay? 

Chiều 8/7, cơ quan chức năng vẫn tổ chức khám nghiệm hiện trường nhằm truy lùng nhóm hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước. Cảnh sát vẫn tiếp tục ghi lời khai những người liên quan.
Căn cứ thông tin mà công an cung cấp với báo chí cho thấy, hung thủ khả năng là một nhóm người - bởi hiện trường có nhiều dấu vân tay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới