Những cái nhất của tàu ngầm Liên Xô, mà Mỹ chẳng đuổi kịp

Những cái nhất của tàu ngầm Liên Xô, mà Mỹ chẳng đuổi kịp

(Kiến Thức) - Dù chiến tranh Lạnh đã kết thúc nhiều thập niên trước, tuy nhiên những cái nhất trong lĩnh vực tàu ngầm mà Liên Xô dành được vẫn sừng sững đứng vững tới tận ngày nay.

Đầu tiên là to nhất, tới tận ngày hôm nay vẫn chưa có một tàu ngầm nào trên thế giới vượt qua được độ giãn nước lên tới 48.000 tấn của  tàu ngầm lớp Akula do Liên Xô sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đầu tiên là to nhất, tới tận ngày hôm nay vẫn chưa có một tàu ngầm nào trên thế giới vượt qua được độ giãn nước lên tới 48.000 tấn của tàu ngầm lớp Akula do Liên Xô sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không những to nhất, dàn hoả lực của tàu ngầm lớp Akula với 20 tên lửa R-39, mỗi tên lửa có trọng lượng 80 tấn cũng là một trong những loại hoả lực kinh hoàng nhất người ta từng "nhét" vào một tàu ngầm. Ước tính số tên lửa của Akula đủ khả năng san phẳng 300 thành phố quy mô lớn trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không những to nhất, dàn hoả lực của tàu ngầm lớp Akula với 20 tên lửa R-39, mỗi tên lửa có trọng lượng 80 tấn cũng là một trong những loại hoả lực kinh hoàng nhất người ta từng "nhét" vào một tàu ngầm. Ước tính số tên lửa của Akula đủ khả năng san phẳng 300 thành phố quy mô lớn trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng đã có 6 tàu ngầm loại này từng được Hải quân Liên Xô đóng mới, tuy nhiên tới nay chỉ còn duy nhất một chiếc đang hoạt động được, số còn lại đã bị cho về hưu do Nga không có nhu cầu và cũng không đủ chi phí để nuôi loại khí tài khổng lồ này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng đã có 6 tàu ngầm loại này từng được Hải quân Liên Xô đóng mới, tuy nhiên tới nay chỉ còn duy nhất một chiếc đang hoạt động được, số còn lại đã bị cho về hưu do Nga không có nhu cầu và cũng không đủ chi phí để nuôi loại khí tài khổng lồ này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong quá khứ, các thuỷ thủ trên tàu Akula thậm chí còn nói vui rằng loại tàu ngầm này nếu chế tạo ra rồi trốn xuống đáy biển thì hơi... phí và cho rằng người ta nên đặt nó ở Quảng Trường Đỏ để "khoe" khả năng chế tạo vũ khí chiến tranh của người Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong quá khứ, các thuỷ thủ trên tàu Akula thậm chí còn nói vui rằng loại tàu ngầm này nếu chế tạo ra rồi trốn xuống đáy biển thì hơi... phí và cho rằng người ta nên đặt nó ở Quảng Trường Đỏ để "khoe" khả năng chế tạo vũ khí chiến tranh của người Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sâu nhất cũng là kỷ lục mà tới nay chưa một tàu ngầm nào của thế giới có thể vượt qua được tàu ngầm K-278 Komsomolets do Liên Xô sản xuất. Theo công bố của Liên Xô, loại tàu ngầm này có thể lặn xuống độ sâu 1000 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sâu nhất cũng là kỷ lục mà tới nay chưa một tàu ngầm nào của thế giới có thể vượt qua được tàu ngầm K-278 Komsomolets do Liên Xô sản xuất. Theo công bố của Liên Xô, loại tàu ngầm này có thể lặn xuống độ sâu 1000 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngày 4/8/1978, Liên Xô đã cho tàu ngầm Komsomolets lặn thử ở vùng biển gần Na Uy và đạt được độ sâu kỷ lục, chính xác là 1027 mét trước khi nó phải ngoi lên vì không ai dám cho nó lặn xuống sâu hơn nữa dù lý thuyết nó có thể xuống sâu tối đa 1300 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngày 4/8/1978, Liên Xô đã cho tàu ngầm Komsomolets lặn thử ở vùng biển gần Na Uy và đạt được độ sâu kỷ lục, chính xác là 1027 mét trước khi nó phải ngoi lên vì không ai dám cho nó lặn xuống sâu hơn nữa dù lý thuyết nó có thể xuống sâu tối đa 1300 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chưa hết, Komsomolets thậm chí còn được thử nghiệm phóng thành công ngư lôi ở độ sâu 800 mét dưới lòng biển - điều mà từ trước tới nay chưa một tàu ngầm nào có thể làm được. Đáng tiếc là tàu Komsomolets đã bị cháy và chìm ở ngoài khơi Na Uy vào năm 1982, tới nay vẫn chưa được trục vớt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chưa hết, Komsomolets thậm chí còn được thử nghiệm phóng thành công ngư lôi ở độ sâu 800 mét dưới lòng biển - điều mà từ trước tới nay chưa một tàu ngầm nào có thể làm được. Đáng tiếc là tàu Komsomolets đã bị cháy và chìm ở ngoài khơi Na Uy vào năm 1982, tới nay vẫn chưa được trục vớt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng là nhanh nhất - tàu ngầm được Liên Xô chế tạo năm 1969 với tên Đề án 661 Anchar tới nay vẫn được coi là tàu ngầm nhanh nhất thế giới dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng là nhanh nhất - tàu ngầm được Liên Xô chế tạo năm 1969 với tên Đề án 661 Anchar tới nay vẫn được coi là tàu ngầm nhanh nhất thế giới dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với ý tưởng sử dụng tốc độ để bỏ chạy khi bị truy đuổi, Đề án 661 không quan tâm tới yếu tố yên lặng của tàu ngầm mà chỉ tập trung vào yếu tố tốc độ. Kết quả là khi thử nghiệm lặn ở độ sâu 100 mét, tàu đã đạt tốc độ tới... 82,8 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với ý tưởng sử dụng tốc độ để bỏ chạy khi bị truy đuổi, Đề án 661 không quan tâm tới yếu tố yên lặng của tàu ngầm mà chỉ tập trung vào yếu tố tốc độ. Kết quả là khi thử nghiệm lặn ở độ sâu 100 mét, tàu đã đạt tốc độ tới... 82,8 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều đáng ngạc nhiên đó là tốc độ 82,8 km/h được tạo ra khi tàu chỉ vận hành lò phản ứng hạt nhân ở 97% công suất. Nghĩa là nếu chạy hết 100% công suất, Đề án 661 có thể sẽ còn đạt tốc độ cao hơn nữa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều đáng ngạc nhiên đó là tốc độ 82,8 km/h được tạo ra khi tàu chỉ vận hành lò phản ứng hạt nhân ở 97% công suất. Nghĩa là nếu chạy hết 100% công suất, Đề án 661 có thể sẽ còn đạt tốc độ cao hơn nữa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm lớn nhất thế giới giờ chỉ còn là đống sắt vụn bị cho nằm cảng.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.