Những bí ẩn không lời giải trong lăng mộ Càn Long

Những bí ẩn không lời giải trong lăng mộ Càn Long

(Kiến Thức) - Quan tài của Càn Long tự "di chuyển" chặn cửa để tránh kinh động giấc ngủ thiên thu của 5 vị phi tần. Đó là bí ẩn không lời giải suốt bao năm qua. 

Càn Long là một trong vị hoàng đế vĩ đại của triều Thanh Ông tinh thông văn học, nghệ thuật và được coi là một nhà quân sự tài ba. Dưới sự trị vì của Càn Long, triều Thanh đã đạt đến giai đoạn hoàng kim của sự phát triển.
Càn Long là một trong vị hoàng đế vĩ đại của triều Thanh Ông tinh thông văn học, nghệ thuật và được coi là một nhà quân sự tài ba. Dưới sự trị vì của Càn Long, triều Thanh đã đạt đến giai đoạn hoàng kim của sự phát triển.
Khi tiến hành xây dựng lăng mộ cho mình, ông cũng muốn xây dựng khác người. Nhằm thể hiện quốc lực triều Thanh dưới thời cai trị của mình Dụ Lăng được xây dựng với quy mô vô cùng xa hoa, tráng lệ. Sự khác biệt của Dụ lăng với các lăng mộ đế vương triều Thanh khác là xung quanh địa cung trong Dụ lăng được thiết kế vô cùng tinh xảo.
Khi tiến hành xây dựng lăng mộ cho mình, ông cũng muốn xây dựng khác người. Nhằm thể hiện quốc lực triều Thanh dưới thời cai trị của mình Dụ Lăng được xây dựng với quy mô vô cùng xa hoa, tráng lệ. Sự khác biệt của Dụ lăng với các lăng mộ đế vương triều Thanh khác là xung quanh địa cung trong Dụ lăng được thiết kế vô cùng tinh xảo.
Ông hạ lệnh cho các thợ thủ công và các nghệ nhân khắc tàng văn, phạm văn kinh chú lên tường và mái vòm đỉnh của địa cung. Những nét trạm trổ vô cùng tinh xảo, nét vẽ sống động, chân thực, bố cục chặt chẽ, nghệ thuật điêu khắc trong thời Càn Long đạt trình độ đáng kinh ngạc.
Ông hạ lệnh cho các thợ thủ công và các nghệ nhân khắc tàng văn, phạm văn kinh chú lên tường và mái vòm đỉnh của địa cung. Những nét trạm trổ vô cùng tinh xảo, nét vẽ sống động, chân thực, bố cục chặt chẽ, nghệ thuật điêu khắc trong thời Càn Long đạt trình độ đáng kinh ngạc.
Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc không phải sự xa hoa hoành tráng của Dụ lăng mà là những bí ẩn đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã từng hạ lệnh cho đám quân lính tiến hành đào bới lăng tẩm của Từ Hi và Dụ Lăng của Càn Long. Trong địa cung của Dụ Lăng tổng cộng có lớp cửa đá vô cùng kiên cố. Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, cuối cùng chúng phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn.
Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc không phải sự xa hoa hoành tráng của Dụ lăng mà là những bí ẩn đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã từng hạ lệnh cho đám quân lính tiến hành đào bới lăng tẩm của Từ Hi và Dụ Lăng của Càn Long. Trong địa cung của Dụ Lăng tổng cộng có lớp cửa đá vô cùng kiên cố. Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, cuối cùng chúng phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn.
Điều khiến bọn họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc và sợ hãi là trong địa cung tổng cộng có có 06 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 02 vị hoàng hậu và 03 hoàng phi trong đó có đến 05 chiếc quan tài đều đặt ngay ngắn kiên cố trên thạch sàng (giường đá), chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là “di chuyển” từ thạch sàng chắn ngang cửa đá. Điều này khiến cho mọi người không thể giải thích bởi vì thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng, đồng thời được đặt trên giường đá. 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch). Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau.
Điều khiến bọn họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc và sợ hãi là trong địa cung tổng cộng có có 06 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 02 vị hoàng hậu và 03 hoàng phi trong đó có đến 05 chiếc quan tài đều đặt ngay ngắn kiên cố trên thạch sàng (giường đá), chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là “di chuyển” từ thạch sàng chắn ngang cửa đá. Điều này khiến cho mọi người không thể giải thích bởi vì thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng, đồng thời được đặt trên giường đá. 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch). Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau.
Vì thế quan tài sẽ được đặt vô cùng kiên cố trên giường đá, tức là nó khó có thể tự di chuyển được nếu không dùng một lực cực lớn tác động vào, vì thế việc quan tài của Càn Long “tự dịch chuyển” xuống chắn cửa là điều không thể xảy ra. Có người cho rằng quan tài của Càn Long do nước ngấm vào địa cung và bị trôi ra, nhưng cách giải thích này không khả quan vì nước trong địa lăng rất tĩnh nên không thể tạo ra được sức mạnh công kích nào, không thể làm trôi được cỗ quan tài nặng như thế.
Vì thế quan tài sẽ được đặt vô cùng kiên cố trên giường đá, tức là nó khó có thể tự di chuyển được nếu không dùng một lực cực lớn tác động vào, vì thế việc quan tài của Càn Long “tự dịch chuyển” xuống chắn cửa là điều không thể xảy ra. Có người cho rằng quan tài của Càn Long do nước ngấm vào địa cung và bị trôi ra, nhưng cách giải thích này không khả quan vì nước trong địa lăng rất tĩnh nên không thể tạo ra được sức mạnh công kích nào, không thể làm trôi được cỗ quan tài nặng như thế.
Điều đáng kinh ngạc hơn vào năm 1975 khi cục văn vật quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4. Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước. Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này. Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.
Điều đáng kinh ngạc hơn vào năm 1975 khi cục văn vật quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4. Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước. Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này. Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.
Dụ Lăng được xây dựng vào năm 1752 tức năm thứ 17 Càn Long, khi khởi công xây dựng trong địa cung xuất hiện hiện tượng thấm nước, ông lệnh cho các đại thần phải tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này và đã giải quyết triệt để. Nhưng không hiểu sao đến năm 1928 trong địa cung của Dụ lăng có chỗ nước đọng sâu hơn 2m. Từ năm 1978 đến nay mỗi lần vào mùa mưa ngày nào cũng phải hút nước nếu không nước sẽ dâng cao gây ngập. Hiện tượng đọng nước trong địa cung Dụ lăng đến bây giờ vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Dụ Lăng được xây dựng vào năm 1752 tức năm thứ 17 Càn Long, khi khởi công xây dựng trong địa cung xuất hiện hiện tượng thấm nước, ông lệnh cho các đại thần phải tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này và đã giải quyết triệt để. Nhưng không hiểu sao đến năm 1928 trong địa cung của Dụ lăng có chỗ nước đọng sâu hơn 2m. Từ năm 1978 đến nay mỗi lần vào mùa mưa ngày nào cũng phải hút nước nếu không nước sẽ dâng cao gây ngập. Hiện tượng đọng nước trong địa cung Dụ lăng đến bây giờ vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Tháng 8 năm 1928 sau khi nghe tin lăng mộ của tổ tiên bị đào bới, vua Phổ Nghi đã vô cùng tức giận và lệnh cho người đến xử lý. Khi dọn dẹp trong địa cung của Dụ lăng, mọi người phát hiện ra một thi thể nữ còn nguyên vẹn, điều này cũng được tìm thấy trong nhật ký ghi chép của Thanh thất dị thần khi tham gia chỉnh lý và dọn dẹp khu lăng mộ.
Tháng 8 năm 1928 sau khi nghe tin lăng mộ của tổ tiên bị đào bới, vua Phổ Nghi đã vô cùng tức giận và lệnh cho người đến xử lý. Khi dọn dẹp trong địa cung của Dụ lăng, mọi người phát hiện ra một thi thể nữ còn nguyên vẹn, điều này cũng được tìm thấy trong nhật ký ghi chép của Thanh thất dị thần khi tham gia chỉnh lý và dọn dẹp khu lăng mộ.
Theo phán đoán của các Thanh thất dị thần thì thi thể nữ này là của Lệnh nghi hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi. Trong địa cung của Dụ lăng tổng cộng có 6 ngôi mộ, có người chết và nhập táng trước bà, cũng có người sau bà, có người trẻ hơn có người thì già hơn nhưng tại sao tất cả 5 người khác thì đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có thi hài của bà sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích.
Theo phán đoán của các Thanh thất dị thần thì thi thể nữ này là của Lệnh nghi hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi. Trong địa cung của Dụ lăng tổng cộng có 6 ngôi mộ, có người chết và nhập táng trước bà, cũng có người sau bà, có người trẻ hơn có người thì già hơn nhưng tại sao tất cả 5 người khác thì đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có thi hài của bà sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích.

GALLERY MỚI NHẤT