Những bảo vật nhà Nguyễn được đấu giá ở nước ngoài

Những bảo vật nhà Nguyễn được đấu giá ở nước ngoài

Vào ngày 26/4, kim bài của vua Khải Định, thanh kiếm của vua Hàm Nghi dự kiến được hãng Drouot (Pháp) đấu giá. Trước đó, một số cổ vật nhà Nguyễn được nhà đấu giá nước ngoài rao bán.

Trên website chính thức, hãng đấu giá Drouot (Pháp) thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá có tên Collection Michel Gontier - Décorations De L'Empire D'AnNam vào ngày 26/4. Trong số 273 món đồ thuộc  bảo vật hoàng gia nhà Nguyễn được Drouot sắp đấu giá có kim bài của vua Khải Định và kiếm của vua Hàm Nghi.
Trên website chính thức, hãng đấu giá Drouot (Pháp) thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá có tên Collection Michel Gontier - Décorations De L'Empire D'AnNam vào ngày 26/4. Trong số 273 món đồ thuộc bảo vật hoàng gia nhà Nguyễn được Drouot sắp đấu giá có kim bài của vua Khải Định và kiếm của vua Hàm Nghi.
Chiếc kim bài của vua Khải Định (trị vì 1885-1925) được làm bằng vàng đính ngọc trai và kim cương có tổng trọng lượng 6 carat. Kim bài chạm khắc hình rồng, mặt trước khắc dòng chữ "Thái bình thiên tử" (nghĩa là: Con Trời bình an thịnh vượng), treo cùng đồ trang trí bằng vàng, mô phỏng sợi dây lụa truyền thống, phía trên có hai viên ngọc trai cùng chất liệu và một chiếc nhẫn.
Chiếc kim bài của vua Khải Định (trị vì 1885-1925) được làm bằng vàng đính ngọc trai và kim cương có tổng trọng lượng 6 carat. Kim bài chạm khắc hình rồng, mặt trước khắc dòng chữ "Thái bình thiên tử" (nghĩa là: Con Trời bình an thịnh vượng), treo cùng đồ trang trí bằng vàng, mô phỏng sợi dây lụa truyền thống, phía trên có hai viên ngọc trai cùng chất liệu và một chiếc nhẫn.
Theo thông tin từ Drouot, kim bài thường được vua Khải Định đeo trong những bức ảnh chụp chính thức, những dịp lễ lớn của triều đình. Giá khởi điểm cho bảo vật nhà Nguyễn này là 80.000 - 120.000 euro (2,1-3,2 tỷ đồng), cao nhất bộ sưu tập.
Theo thông tin từ Drouot, kim bài thường được vua Khải Định đeo trong những bức ảnh chụp chính thức, những dịp lễ lớn của triều đình. Giá khởi điểm cho bảo vật nhà Nguyễn này là 80.000 - 120.000 euro (2,1-3,2 tỷ đồng), cao nhất bộ sưu tập.
Trong khi đó, Drouot giới thiệu thanh kiếm của vua Hàm Nghi (trị vì 1884-1885) tặng Tướng Brière de l'Isle (tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, sau này là thống đốc Senegal) vào năm 1885.
Trong khi đó, Drouot giới thiệu thanh kiếm của vua Hàm Nghi (trị vì 1884-1885) tặng Tướng Brière de l'Isle (tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, sau này là thống đốc Senegal) vào năm 1885.
Thanh kiếm có chiều dài 97,5cm, lưỡi kiếm dài 70 cm, đế đơn giản làm bằng đồng thau viền bạc, chuôi bạc chạm khắc hình đầu hổ, trục xoay bằng ngà voi chạm khắc họa tiết hoa lá, phần đế bạc chạm khắc hình rồng. Phần bao kiếm làm bằng gỗ, sơn bóng đẹp mắt có trang trí hoa văn bằng khảm xà cừ.
Thanh kiếm có chiều dài 97,5cm, lưỡi kiếm dài 70 cm, đế đơn giản làm bằng đồng thau viền bạc, chuôi bạc chạm khắc hình đầu hổ, trục xoay bằng ngà voi chạm khắc họa tiết hoa lá, phần đế bạc chạm khắc hình rồng. Phần bao kiếm làm bằng gỗ, sơn bóng đẹp mắt có trang trí hoa văn bằng khảm xà cừ.
Thanh kiếm được đấu giá kèm một tờ giấy đỏ có dấu hoàng gia trang trí rồng vờn mây, bỏ trong một chiếc hộp tre. Bút tích trên tờ giấy được cho là của vua Hàm Nghi (trong ảnh), tạm dịch: "Theo lệnh của Hoàng đế An Nam, các đại thần hân hạnh gửi tới Ngài Brière de l'Isle, Tướng sư đoàn, Tổng tư lệnh Bảo hộ Pháp ở Bắc Kỳ, một thanh kiếm có cán ngà voi, hình đầu hổ, trang trí bằng bạc; cũng như hai chiếc ngà voi. Ngày 16 tháng 1 năm thứ nhất đời Hàm Nghi (2/3/1885)". Vào ngày 26/4, thanh kiếm sẽ được đấu giá với mức giá khởi điểm 3.000 - 3.500 euro (ước tính 82 - 93 triệu đồng).
Thanh kiếm được đấu giá kèm một tờ giấy đỏ có dấu hoàng gia trang trí rồng vờn mây, bỏ trong một chiếc hộp tre. Bút tích trên tờ giấy được cho là của vua Hàm Nghi (trong ảnh), tạm dịch: "Theo lệnh của Hoàng đế An Nam, các đại thần hân hạnh gửi tới Ngài Brière de l'Isle, Tướng sư đoàn, Tổng tư lệnh Bảo hộ Pháp ở Bắc Kỳ, một thanh kiếm có cán ngà voi, hình đầu hổ, trang trí bằng bạc; cũng như hai chiếc ngà voi. Ngày 16 tháng 1 năm thứ nhất đời Hàm Nghi (2/3/1885)". Vào ngày 26/4, thanh kiếm sẽ được đấu giá với mức giá khởi điểm 3.000 - 3.500 euro (ước tính 82 - 93 triệu đồng).
Đây không phải là lần đầu tiên một số cổ vật nhà Nguyễn được các nhà đấu giá nước ngoài rao bán. Trong đó, hãng Millon (Pháp) thông báo tổ chức đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" vào ngày 31/10/2022. Millon giới thiệu kim ấn triều Nguyễn được làm bằng vàng quý hiếm, đúc năm 1823 triều Minh Mạng.
Đây không phải là lần đầu tiên một số cổ vật nhà Nguyễn được các nhà đấu giá nước ngoài rao bán. Trong đó, hãng Millon (Pháp) thông báo tổ chức đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" vào ngày 31/10/2022. Millon giới thiệu kim ấn triều Nguyễn được làm bằng vàng quý hiếm, đúc năm 1823 triều Minh Mạng.
Sau 2 lần thay đổi thời gian tổ chức phiên đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", hãng Millon thông báo chính thức hủy bỏ phiên đấu giá và thông báo đã đạt được thỏa thuận chuyển giao kim ấn. Nhờ đó, ấn vàng của Hoàng đế Minh Mạng được hồi hương.
Sau 2 lần thay đổi thời gian tổ chức phiên đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", hãng Millon thông báo chính thức hủy bỏ phiên đấu giá và thông báo đã đạt được thỏa thuận chuyển giao kim ấn. Nhờ đó, ấn vàng của Hoàng đế Minh Mạng được hồi hương.
Ngoài ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", hãng Millon tiếp tục đấu giá một số cổ vật từ thời Nguyễn từ ngày 27 - 31/10/2022 tại Paris. Các hiện vật được bán đấu giá bao gồm: Các huân chương, huy chương, phù hiệu, đồng tiền, chén vàng… của vua Minh Mạng, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Trong ảnh là Đại Nam Long huân chương.
Ngoài ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", hãng Millon tiếp tục đấu giá một số cổ vật từ thời Nguyễn từ ngày 27 - 31/10/2022 tại Paris. Các hiện vật được bán đấu giá bao gồm: Các huân chương, huy chương, phù hiệu, đồng tiền, chén vàng… của vua Minh Mạng, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Trong ảnh là Đại Nam Long huân chương.
Đồng tiền thời vua Bảo Đại (1926 - 1945), bạc mạ vàng, trên mặt sau có 4 chữ Hán nghĩa là “Đồng tiền hiện tại của Bảo Đại”. Mặt còn lại của đồng tiền có một con rồng cuộn tròn, bảo lãnh được hàn ở trên cùng và dưới cùng, với các tua bằng sợi tơ và ngọc trai và dây. Cổ vật này được Millon bán đấu giá cùng với nhiều hiện vật thời nhà Nguyễn khác.
Đồng tiền thời vua Bảo Đại (1926 - 1945), bạc mạ vàng, trên mặt sau có 4 chữ Hán nghĩa là “Đồng tiền hiện tại của Bảo Đại”. Mặt còn lại của đồng tiền có một con rồng cuộn tròn, bảo lãnh được hàn ở trên cùng và dưới cùng, với các tua bằng sợi tơ và ngọc trai và dây. Cổ vật này được Millon bán đấu giá cùng với nhiều hiện vật thời nhà Nguyễn khác.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương.

GALLERY MỚI NHẤT