Đàm phán thành công hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Thông tin mới nhất từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, sau nhiều nỗ lực, Bộ đã đàm phán thành công với hãng đấu giá Millon, sẽ đưa ấn vàng của vua Minh Mạng hồi hương trong thời gian sớm nhất.

Đàm phán thành công hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”
Vào tối 14/11 (theo giờ Việt Nam), Bộ VHTTDL cho biết kết quả đàm phán hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã ghi nhận thành công và các bên đang xúc tiến những bước tiếp theo.
Trên cơ sở kết quả xác định được tính xác thực của ấn vàng, hai bên đã thống nhất việc chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho phía Việt Nam trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hoà Pháp.
Đồng thời, thống nhất thực hiện quy trình, thủ tục pháp lý liên quan để có thể hồi hương ấn vàng về Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam và Pháp.
Dam phan thanh cong hoi huong an vang “Hoang de chi bao”
Ấn vàng của Vua Minh Mạng.
 
Như vậy, kết quả đàm phán giữa hai bên về việc hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đã thành công tốt đẹp, đảm bảo đúng các bước trong lộ trình thực hiện Phương án hồi hương cổ vật đã được Bộ VHTT&DL xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngay sau đây, Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp với hãng đấu giá Millon để thực hiện lộ trình thủ tục hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, bảo đảm quy định pháp luật của hai nước.
Theo chia sẻ của Bộ VHTT&DL, hồi hương được ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, "chảy máu" ra nước ngoài; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế tại các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
“Hoàng đế chi bảo” là ấn vàng lớn, đẹp, quý và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn. Ấn vàng cao 10,4cm, mặt ấn hình vuông (13,8cm x 13,7cm), nặng 10,78kg. Quai ấn đúc hình một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, trên trán có khắc chữ 王 (vương: vua). Mắt nhìn về phía trước, tư thế vững vàng, vây lưng và đuôi rồng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước, bốn chân rồng đúc rõ năm móng. Căn cứ vào các chữ Hán, chiếc ấn được nhận định khắc dưới thời vua Minh Mạng.

Soi chiếc ấn vàng ròng uy lực nhất của quân đội nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Không chỉ là một hiện vật đặc sắc phản ánh cách thức vận hành của nền hành chính trong quân đội thời nhà Nguyễn, ấn Quốc gia tín bảo còn mang nhiều giá trị tiêu biểu về mỹ thuật, kỹ thuật chế tác kim hoàn của nghệ nhân Việt xưa.

Soi chiếc ấn vàng ròng uy lực nhất của quân đội nhà Nguyễn
Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen
Được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, ấn Quốc gia tín bảo có thể được coi là chiếc ấn có uy lực nhất đối với quân đội nhà Nguyễn.
Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen-Hinh-2
Ấn được đúc bằng vàng vào thời vua Gia Long (1802-1819), dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

Chuyện phong thủy của bạo chúa Tần Thủy Hoàng

Là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người nói rằng, ngoài tài năng và sự tàn bạo sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất được Trung Quốc là nhờ bố cục phong thủy đắc địa của kinh đô Hàm Dương.

Chuyện phong thủy của bạo chúa Tần Thủy Hoàng

Là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người nói rằng, ngoài tài năng và sự tàn bạo sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất được Trung Quốc là nhờ bố cục phong thủy đắc địa của kinh đô Hàm Dương. Thế nhưng, thành bởi phong thủy , bại cũng bởi phong thủy. Chẳng bao lâu sau khi thực hiện cuộc trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh, Tần Thủy Hoàng đột ngột lâm bệnh nặng rồi chết. Ba năm sau đó, đế quốc Đại Tần mà ông ta khổ công xây dựng đã bị thiêu rụi…

Thống nhất thiên hạ nhờ phong thủy

Trong con mắt của các nhà phong thủy, Tần Thủy Hoàng sở dĩ thành đại nghiệp, tiêu diệt lục quốc, thống nhất Trung Quốc, trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là nhờ địa thế lý tưởng của sông núi mà nước Tần chiếm giữ.

Kinh đô Hàm Dương của nước Tần nằm ở phía Nam của núi Cửu Trọng, phía Bắc của dòng Vị Thủy, cả núi lẫn sông đều vượng dương khí, vì vậy nơi đây mới có tên là Hàm Dương. Nếu như nói rằng, nước Tần có được vùng Quan Trung như hổ mọc thêm cánh thì có thể nói Hàm Dương chính là cái vuốt sắc nhọn và lợi hại nhất của con hổ ấy. Thậm chí, có người nói rằng, không có sự phù trợ của kinh đô Hàm Dương, sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng chưa chắc đã hoàn thành dễ dàng như vậy.

Nằm dưới chân ngọn núi Cửu Trọng tráng lệ và hùng vĩ, bình nguyên Tần Xuyên dài 800 dặm mênh mang, lúc ẩn, lúc hiện. Thành cổ Hàm Dương nằm ngay trong lòng của bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn ấy. Vùng đất này có sản vật phong phú, đất đai màu mỡ, là nơi phát tích ra 12 vương triều Chu, Tần, Hán, Tùy, Đường,… Có thể nói, Hàm Dương hoàn toàn không hổ danh là nơi đất tổ của “long mạch”.

Các nhà phong thủy cho rằng, một trong những nguyên tắc cơ bản trong phong thủy là “y sơn, bàng thủy” (dựa vào núi và gần sông, biển). Núi giống như xương sống của đất và là kho thiên nhiên của con người. Còn sông, hồ, biển cả là suối nguồn sự sống của con người. Không có nước, con người không thể nào tồn tại được.

Chuyen phong thuy cua bao chua Tan Thuy Hoang

Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất được Trung Quốc là nhờ bố cục phong thủy đắc địa của kinh đô Hàm Dương.

Trên bình nguyên Tần Xuyên rộng lớn, có một dòng sông Vị Hà chảy xuôi xuống phía Nam, tạo nên sự phong phú cho long mạch vùng đất Hàm Dương. Sông Vị Hà là nhánh lớn nhất của dòng Hoàng Hà, con sông lớn nhất Trung Quốc. Chính vì vậy, có thể nói sự giàu có của Hàm Dương nhờ một phần rất lớn vào dòng sông này.

Truyền thuyết kể rằng, vào ngày lập xuân, Tần Vương Doanh Chính muốn làm lễ tế trời bên dòng sông Vị Hà. Khi đoàn người náo nhiệt kéo tới chỗ được lựa chọn làm lễ tế thì phát hiện trong dòng nước chảy của sông Vị Hà phát ra những âm thanh lạ kỳ, trong khi mặt nước vẫn tĩnh lặng, không hề xảy ra điều gì bất thường.

Sau khi đại lễ bắt đầu thì bỗng nhiên mây đen từ đâu kéo về che kín bầu trời. Khi mọi người còn đang hoảng hốt không hiểu lý do thì dòng Vị Hà sóng nổi cuồn cuộn, những ngọn sóng cao ngất tới tấp đánh vào bờ. Đoàn người tế lễ triều Tần vội vàng xông tới bảo vệ cho Tần Vương. Đúng lúc đó, đột nhiên từ dưới dòng nước bay vụt lên một con rồng màu xanh khiến bọt nước bay đầy trời. Tần Vương Doanh Chính đứng sững người, bình tĩnh quan sát tất cả sự việc đang xảy ra trước mắt mình.

Con rồng xanh sau khi xuất hiện, bay vòng quanh trên bầu trời ba vòng rồi hướng về phía Tần Vương Doanh Chính gật đầu ba cái. Sau đó, còn rồng lại một lần nữa bay vút lên trời cao rồi lao xuống dòng nước sông biến mất. Một lúc sau, dòng sông Vị Hà trở lại vẻ tĩnh lặng ban đầu. Từ đó về sau, sông Vị Hà được Tần Vương Doanh Chính gọi là Thánh Thủy (Sông Thánh).

Nhờ có được sự giúp đỡ của thần sông Vị Hà nên sau khi thành đại nghiệp, thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng tự coi mình thuộc về “thủy đức”. Căn cứ theo quan niệm Âm dương Ngũ hành thì nhà Chu thuộc “hỏa đức”, nhà Tần thay thế nhà Chu, thống nhất Trung Quốc đương nhiên thuộc “thủy đức”. Thủy đức vượng nhất vào tháng 10, vì vậy, khi lập pháp, nhà Tần lấy tháng 10 làm tháng đầu của năm.

Trong Ngũ hành, thủy đức ứng với màu đen, vì vậy, nhà Tần rất chuộng màu đen, từ quần áo tới cờ quạt, tất thảy đều có màu đen. Con số biểu tượng của thủy là số 6, vì vậy, tất cả đều lấy con số 6 làm chuẩn. Chẳng hạn như ấn tín, mũ quan đều dài và cao 6 tấc, xe rộng 6 thước (khoảng 1,8 mét), xe ngựa dùng 6 ngựa và cứ 6 thước thì tính là một bộ… Trong những ghi chép của triều đại nhà Tần, ở đâu cũng có thể thấy được dấu vết của “thủy đức”.

“Y sơn, bàng thủy” không chỉ là tiêu chuẩn lựa chọn của phong thủy, mà về mặt quân sự cũng phát huy những ý nghĩa quan trọng. Từ khi trở thành một chư hầu hùng cứ một phương, nhà Tần đã rất nhiều lần dời đô và gần như tất cả các lần dời đô ấy đều có liên quan tới phong thủy. Chẳng hạn, ban đầu nhà Tần lấy vùng Tần Ninh (nay là huyện Hoa, Thiểm Tây) làm trung tâm chính trị là do Tần Ninh có núi Phượng Hoàng che chở, Bắc có sông Vị Thủy, Tây Nam có các kênh đào bao quanh.

Tiếp đó, nước Tần lại chuyển kinh đô về Ung Thành. Nguyên nhân cũng là vì Ung Thành phía Đông giáp sông Hoành Thủy, phía Tây dựa vào ngọn Linh Sơn, phía Nam giáp Hãn Hà, phía Bắc thì có ngọn Quân Pha. Về mặt quân sự, phía Nam có thể khống chế đường nối giữa Hán Trung và Tứ Xuyên, Tây có thể quản chặt đường giao thông phía Tây. Sau đó, nhà Tần lại dời đô một lần nữa.

Lần này là tới Lịch Dương. Phía Bắc của Lịch Dương là giáp với ngoại tộc, phía Đông thông với ba nước Tam tấn là Hàn – Ngụy – Triệu. Có thể thấy rằng, mỗi lần dời đô, nước Tần đều chú ý chọn được vị trí có ưu thế nhất về mặt quân sự, từ đó mở rộng bản đồ lãnh thổ của mình.

Tới thời Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc này quyết định định đô ở Hàm Dương vẫn là vì nguyên nhân “dựa núi, gần sông biển”, tiến thoái đều dễ dàng, nhờ vậy cuối cùng đã thành được đại nghiệp thống nhất Trung Quốc. Theo đó, có thể thấy rằng vị trí địa lý và hoàn cảnh có vai trò thế nào đối với sự phát triển của một vương quốc.

Có thể nói rằng, nhờ vào vị trí phong thủy cực kỳ đắc địa của Hàm Dương mà Tần Vương Doanh Chính mới có thể đánh bại 6 nước chư hầu, biến nước Tần từ một chư hầu trở thành một vương triều và bản thân mình thì trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử.

Trấn áp khí thiên tử ở Nam Kinh

Sau khi giành được thiên hạ, thống nhất đất nước, do không muốn có kẻ nhòm ngó thiên hạ do mình khổ công giành được, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện chuyến Đông du để trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Đó là chuyện xảy ra vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 37, tức năm 210, cũng là năm Tần Thủy Hoàng mắc bệnh và qua đời.

Theo ghi chép của sử sách thì vào năm này, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện một chuyến Đông du về phía Đông Nam, xuất phát từ Tây An vào tháng 10, tới tháng 11 thì tới Vân Mộng rồi lên thuyền xuôi dòng sông đi xuống phía Nam. Khi Tần Thủy Hoàng đi tới vùng phụ cận Nam Kinh thì lên bờ ở bến Giang Thừa, vào trong thị trấn rồi tới Tiểu Đan Dương. Tiếp đó, theo đường thủy Thái Hồ đi tiếp xuống phía Nam, tới vùng Chiết Giang thì dừng lại.

Trên đường quay về, Tần Thủy Hoàng cũng qua sông ở đoạn Giang Thừa. Do chuyến Đông du của Tần Thủy Hoàng, Nam Kinh đã xuất hiện tuyến đường cao tốc đầu tiên, gọi là “Tần Hoàng trì đạo”. Vào thời bấy giờ, loại đường này gọi là quốc đạo, chỉ dùng cho hoàng gia. Đường này làm rộng và thoáng, cưỡi ngựa có thể chạy rất thoải mái và nhanh, do vậy mới có tên là “trì đạo” (trì nghĩa là cưỡi, phi ngựa).

Vì sao Tần Thủy Hoàng lại chọn tuyến đường này để thực hiện chuyến Đông du của mình? Theo sách “Dư địa chí” ghi chép, thì mục đích chủ yếu của Tần Thủy Hoàng là nhằm trấn áp “khí thiên tử” ở vùng Đông Nam. Chuyện kể rằng, trước đó, một thuật sỹ nói với Tần Thủy Hoàng rằng “Giang Đông (vùng Nam Kinh) có khí thiên tử”.

Vì vậy, Tần Thủy Hoàng mới quyết định lấy thực hiện chuyến Đông du, lấy chính bản thân mình ra để trấn áp khí thiên tử này. Sách “Cảnh Định kiện khang chí” cũng có chép, khi Tần Thủy Hoàng vượt sông, thuật sỹ nọ lại đoán khí, nói một cách chi tiết về thời gian và địa điểm của luồng khí thiên tử nọ với Tần Thủy Hoàng: “500 năm sau, Kim Lăng sẽ có thiên tử khí”.

Ý nghĩa của câu nói này chính là sau 500 năm nữa, tại Nam Kinh sẽ sản sinh ra một vương triều mới. Theo truyền thuyết thì thuật sỹ nọ chính là Từ Phúc, người một năm trước đó đã theo lệnh của Tần Thủy Hoàng đi ra biển Đông cầu thuốc trường sinh bất lão. Từ Phúc cũng là ngự y của Tần Thủy Hoàng, vốn là người cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô ngày nay.

Tần Thủy Hoàng nghe thấy Từ Phúc nói như vậy thì thấy thất vọng vô cùng. Ông ta tự gọi mình là Thủy Hoàng (Hoàng đế đầu tiên) và mong muốn con cháu mình sẽ tiếp nối mình đến hàng vạn đời. Nay, theo lời của Từ Phúc thì sự thống trị của triều Tần cùng lắm cũng chỉ kéo dài được 500 năm. Như vậy là quá ngắn ngủi.

Vì thế, Tần Thủy Hoàng quyết định dừng chân tại Nam Kinh. Đây là lý do mà sử sách ghi chép về hành trình Đông du của Tần Thủy Hoàng đều có đoạn Tần Thủy Hoàng tới vùng phụ cận Nam Kinh thì dừng thuyền và lên bờ. Mục đích của Tần Thủy Hoàng là thay đổi phong thủy của đất Kim Lăng để trấn áp “khí thiên tử”, không cho phép mảnh đất này có thể sản sinh ra một vương triều mới thay thế triều Tần.

Người Trung Quốc xưa quan niệm, muốn thay đổi địa vị, phong thủy của một vùng đất, có ba cách. Một là thay đổi dòng chảy của sông, hai là trấn khí ở những ngọn núi lớn, ba là đổi tên để làm thấp danh vọng của nó. Tần Thủy Hoàng vì muốn trấn áp triệt để khí thiên tử ở Nam Kinh nên thực hiện cùng lúc cả ba biện pháp trên.

Hành động đầu tiên của Tần Thủy Hoàng là thay đổi dòng chảy của dòng sông Tần Hoài. Sông Tần Hoài vốn có tên ban đầu là “Tàng Long Phố”, là một dòng sông đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy của Nam Kinh. Đây chính là con sông đã sản sinh ra nền văn minh lục triều và văn hóa đế vương ở mảnh đất Nam Kinh. Đồng thời, đây cũng là con sông “tiết khí”. Vào năm Minh Đế thứ 2 nhà Đông Tấn, khi Thẩm Sung, Tô Tuấn làm loạn, đã có hơn 3.000 người nhảy xuống sông Tần Hoài tự sát.

Đầu nguồn của sông Tần Hoài bắt nguồn từ hai nơi. Phía Đông bắt nguồn từ Mao Sơn còn phía Tây thì bắt nguồn từ Lô Sơn. Khi hai nhánh này chảy tới núi Phương Sơn thuộc địa phận Giang Ninh thì hợp làm một. Theo truyền thuyết thì con sông này vốn không chảy qua Nam Kinh, tuy nhiên Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho quân lính đào khoét núi Phương Sơn để con sông này chảy lên hướng Bắc, đi xuyên qua thành Nam Kinh, từ đó tạo nên sự xung đột và đẩy toàn bộ vương khí tồn tại ở Nam Kinh ra ngoài.

Vì vậy, người ta nói rằng, sở dĩ dòng sông Tần Hoài ngày nay chảy lên hướng Bắc và qua Nam Kinh là do Tần Thủy Hoàng thay đổi dòng chảy nhằm trấn áp vương khí của Nam Kinh. Con sông “Tàng Long” này cũng vì thế mà bắt đầu có tên là Tần Hoài.

Một điều khiến nhiều người thắc mắc là vì sao thuật sỹ của Tần Thủy Hoàng lại lựa chọn Phương Sơn mà không phải là một ngọn núi nào khác. Điều này cũng có liên quan tới phong thủy. Phương Sơn còn gọi là núi Thiên Ấn, là một ngọn núi lớn ở ngoại thành phía Nam của Nam Kinh. Ngày nay, ngọn núi này nằm ở bên bờ sông Tần Hoài, thuộc địa phận thị trấn Đông Sơn, khu Giang Ninh, là một trong những mảnh đất đắc địa về mặt phong thủy của Nam Kinh.

Vì vậy, xung quanh bốn phía của ngọn núi này đều được người ta lựa chọn làm nơi chôn cất của dòng họ mình. Ngọn núi này có dạng hình vuông, đứng thẳng, đỉnh khá bằng phẳng, vì vậy mới có tên là Phương Sơn (núi vuông). Ngoài ra, vì bốn phía đều vuông vắn, giống như một chiếc ngọc tỉ bằng đá tự nhiên nên người ta mới gọi nó là Thiên Ấn Sơn. Ngọc tỉ là ấn tín của Hoàng đế. Cách gọi này hình thành kể từ thời nhà Tần trở đi, và chỉ có ấn tín của Hoàng đế mới được gọi là ngọc tỉ, giống như cách Hoàng đế tự xưng mình là “trẫm”, chỉ duy nhất Hoàng đế được sử dụng.

Ngọn Phương Sơn còn có một “long nhãn” chính là con suối Bát Quái trên ngọn núi này. Con suối này không bị ảnh hưởng bởi sự hạn hán của thời tiết, lúc nào cũng có nước chảy. Điều kỳ lạ chính là, toàn bộ đất ở Phương Sơn đều có màu đen, chỉ có duy nhất đất ở xung quanh chân núi là có màu đỏ rực rỡ. Vì vậy, người ta mới gọi đất ở xung quanh ngọn núi này là “mực đóng dấu”.

Ngày nay, những người tới Phương Sơn đều có thể nghe một truyền thuyết rất phổ biến như sau: Một ngày, Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy chiếc ấn vàng của mình ra chơi, không may lỡ tay đánh rơi xuống hạ giới.

Chiến ấn vàng rơi đúng vào vị trí của núi Phương Sơn ngày nay, hóa thành một ngọn núi. Do vậy, ngọn núi này mới có hình dạng vuông vắn đặc biệt như vậy. Sau đó, Ngọc Hoàng phái hai vị Điện tiền thị vệ là Thanh Long và Hoàng Hổ xuống trần gian để bảo vệ ngọn núi này. Đây là lý do vì sao ở phía Đông và phía Tây Phương Sơn có hai ngọn núi tên là Thanh Long và Hoàng Hổ. Chính vì vậy, xét từ góc độ nào, Phương Sơn cũng là một ngọn núi thiêng.

Theo những câu chuyện dân gian còn lưu lại, sau khi “đuổi” vương khí ra khỏi Nam Kinh bằng cách thay đổi dòng Tần Hoài, Tần Thủy Hoàng vẫn sợ như vậy chưa triệt hết nguồn khí thiên tử nên đã dùng roi thần tự tay mình đánh thẳng vào ngọn núi này để trấn áp khí thiêng. Đây là chiêu thứ hai trong việc trấn áp khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng. Ban đầu, Tần Thủy Hoàng định dùng “roi thần” chặt đứt phần chân núi.

Tuy nhiên, roi quất xuống không đủ mạnh nên chân núi không đứt mà chỉ làm đứt phần sườn núi. Nửa phần trên bay về hướng Đông Nam hơn 30 dặm, rơi xuống hồ, trở thành màu đỏ như máu nên gọi là Xích Sơn.

Còn nhiều phần nhỏ hơn, bay ra xa khoảng 10 dặm, hình thành Thổ Sơn, Trúc Sơn, Đại Sơn,… Đòn trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Hổ hợp làm một, tiến sát lại núi Phương Sơn. Tần Thủy Hoàng thấy vậy, dùng roi thần đánh tiếp khiến hình thành Bán Biên Sơn.

“Long nhãn” cũng bị Tần Thủy Hoàng làm cho “bị thương”, không ngừng chảy “nước mắt”. Đây chính là suối nước nóng Thang Sơn mà sau này Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh rất thích tới để tắm khi chính quyền Quốc Dân Đảng còn đóng ở Nam Kinh.

Điều đương nhiên, đây chỉ là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Còn địa hình của Phương Sơn và những ngọn núi xung quanh là do kết quả vận động địa chất hàng trăm, hàng ngàn năm. Làm sao một người trần mắt thịt như Tần Thủy Hoàng lại có thể dùng roi mà sắp xếp được. Tuy nhiên, truyền thuyết này cho người ta thấy rằng, vào thời bấy giờ, chắc chắn Tần Thủy Hoàng đã tìm mọi cách để trấn áp “khí thiên tử” ở ngọn Phương Sơn này.

Chiêu thứ ba của Tần Thủy Hoàng để trấn áp khí thiên tử nơi đây chính là thay đổi tên gọi để hạ thấp uy vọng của mảnh đất này. Trong quan niệm phong thủy truyền thống của Trung Quốc, tên gọi có một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, sau khi đã “chặt đứt” khí thiên tử của Nam Kinh, để trừ hậu hoạ một cách vĩnh viễn và cũng là để người ta quên hẳn mảnh đất này, Tần Vương đã quyết định đổi tên Kim Lăng thành Mạt Lăng.

Mạt Lăng có ý nghĩa gì? Đây có thể nói là cái tên không hay ho nhất trong lịch sử của Kim Lăng và Nam Kinh ngày nay. Người Trung Quốc có thành ngữ nói rằng “Mạt mã lệ binh”, nghĩa là trước khi chiến tranh, cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí. Mạt Lăng, trong mắt của Tần Thủy Hoàng, chỉ là nơi mà ông ta cho ngựa ăn. Chiêu này của Tần Thủy Hoàng cực kỳ thâm hiểm. Sau khi con người đã tàn phá, làm hỏng toàn bộ thiên tử khí của mảnh đất này thì biến nó thành nơi để gia súc sinh sống.

Cho tới tận ngày nay, dải đất Giang Tô vẫn còn giữ tập quán nuôi ngựa. Sau khi gian thần thời Nam Tống là Tần Cối chết, nơi đây cũng bị dân chúng biến thành nơi nuôi ngựa để xỉ nhục họ Tần. Sau khi đổi tên, Tần Thủy Hoàng nhập Mạt Lăng vào Chương quận. Đến thời Tây Hán, Mạt Lăng mới được tách ra thành một quận riêng. Tới năm 128 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế trao Mạt Lăng cho con trai là Giang Đô Vương gọi là Mạt Lăng Hầu.

Tuy nhiên, có lẽ việc trấn khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng đã không đạt được mục đích như mong muốn, thậm chí còn quay lại phản tác dụng với chính bản thân ông ta. Sau khi dùng đủ chiêu trò trấn áp khí thiên tử của Nam Kinh, cũng trong chuyến Đông du lần đó, Tần Thủy Hoàng đột nhiên lâm bệnh nặng rồi qua đời. Tệ hơn nữa, sau đó chỉ vỏn vẹn 3 năm, triều Tần do ông ta lao tâm khổ tứ gây dựng đã bị đánh đổ.

Điều quan trọng là, mặc dù Tần Thủy Hoàng tìm mọi cách để trấn áp, song khí thiên tử của Nam Kinh dường như không hề bị tiêu diệt. Tới thời kỳ nhà Hán, đã có đạo sỹ nói: “Vùng Giang Đông có khí thiên tử”. Quả nhiên, chưa tới 500 năm sau đó, từ Nam Kinh đã xuất hiện vị Hoàng đế đầu tiên. Đó là chuyện xảy ra vào năm 229 khi Tôn Quyền xưng đế tại Vũ Xương, không lâu sau đó thì dời đô về Nam Kinh.

Sau đó, khi con cháu Tư Mã Ý đánh bại Thục, Ngô, thống nhất Trung Quốc, thành lập nhà Tây Tấn được 50 năm thì bị diệt vong. Hoàng thất triều Tây Tấn là Tư Mã Duệ tới Nam Kinh thì phát hiện ở ngọn Tưởng Sơn ngoại thành phía Đông có mây tím xuất hiện. Một đạo sỹ nói, đây chính là “khí thiên tử của Giang Đông”.

Duệ mừng lắm, bèn dừng lại ở Nam Kinh rồi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều Đông Tấn, kéo dài hơn trăm năm tại đây. Cũng bắt đầu từ đây, Nam Kinh trở thành mảnh đất đế kinh được nhiều triều đại lựa chọn làm trung tâm chính trị của quốc gia mình. Cho tới thời hiện đại, chính quyền Dân quốc cũng lựa chọn Nam Kinh làm thủ đô. Tuy nhiên, người ta nói rằng, dù không cắt đứt được khí thiên tử, nhưng những chiêu trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến mảnh đất Nam Kinh mắc phải lời nguyền, tất cả những triều đại đóng đô trên mảnh đất này đều không tồn tại được lâu, thậm chí bị tiêu diệt rất nhanh và cực kỳ thảm khốc. 

Vua tôi triều Nguyễn bắt đầu công việc năm mới ra sao?

Khởi đầu công việc của một năm mới, triều Nguyễn, nhất là thời vua Gia Long, vua Minh Mệnh đều đặn tổ chức các nghi lễ khai hạ, khai ấn và duyệt binh.

Vua tôi triều Nguyễn bắt đầu công việc năm mới ra sao?

Theo ghi chép của bộ chính sử Đại Nam thực lục chính biên, ngày nghỉ Tết Nguyên đán của triều Nguyễn được đánh dấu bằng sự kiện phong ấn (cất ấn). Đến đầu năm mới, sau khi làm lễ khai ấn, lễ duyệt binh các công việc mới được tiếp tục trở lại. Năm Gia Long 8 (1809) vua chuẩn định ngày 25 tháng chạp phong ấn, ngày mồng 7 tháng giêng khai ấn, sai quan xuất binh. Đến thời Tự Đức, năm 1874, vua lại cho nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 28 tháng chạp đến ngày 8 tháng giêng.

Trong các ngày Tết Nguyên đán, các vua triều Nguyễn tổ chức rất nhiều hoạt động nghi lễ trong hoàng cung (dưới thời trị vì của các vua khác nhau lại được tổ chức khác nhau) như lễ tế miếu, lễ khánh hạ, lễ ban yến hưởng và ban thưởng, lễ gia ân xá tội cho các tội phạm... Ngày mùng 3 Tết, các vua sai làm lễ hóa vàng cầu âm phúc…

Đọc nhiều nhất

Tin mới