Germanwings A320: Những bài học gây tranh cãi

(Kiến Thức) - Ngành hàng không và các giới chức hữu quan cần có cách tiếp cận thận trọng khi xử lý các vụ tai nạn máy bay như vụ Germanwings A320.

Germanwings A320: Những bài học gây tranh cãi
Nhung bai hoc qua vu roi may bay Germanwings A320
Máy bay chở khách phản lực Germanwings A320, loại máy bay nổi tiếng an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.
Phải mất đến cả tuần Chính phủ Đức mới thành lập xong một cơ quan đặc nhiệm để tăng cường an toàn hàng không. Đây quả là một tuần căng thẳng chưa từng có đối với ngành bảo hiểm và các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ tai nạn của Germanwings A320 ngày 24/3/2015.  
Đã có tiền lệ cơ phó khóa cửa không cho cơ trưởng vào buồng lái
Vụ tai nạn Germanwings A320 khiến người ta nhớ đến sự cố hàng không ngày 14/2/2014. Ngày hôm đó, chiếc máy bay Boeing 767-300 của  Ethiopian Airlines đang trên đường từ Addis Ababa đến Rome trong chuyến bay mang số hiệu 702. Vào lúc cơ trưởng rời buồng lái để đi vệ sinh, cơ phó cũng đã khóa cửa buồng lái và cướp máy bay. Khi đó, viên cơ phó này có thể làm bất cứ điều gì, kể cả việc lái chiếc Boeing 767-200 lao xuống các thủ đô đông dân như London, Paris hay Berlin. Thế nhưng, viên cơ phó đã quyết định hạ cánh xuống Geneva và xin tị nạn chính trị. Hành khách, phi hành đoàn không hề hấn gì và vụ này đã nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.
Nhung bai hoc qua vu roi may bay Germanwings A320-Hinh-2
Máy bay Boeing 767 của Ethiopian Airlines, cùng loại với chiếc máy bay bị bắt cóc đến Geneva.
Những người đi trên chuyến bay 9525 của Germanwings đã bị chết một cách tức tưởi, còn hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay Ethiopian Airlines 702 thì bị một phen hú vía.
Những bất cập của các qui định bắt buộc
Trong cả hai trường hợp này, một trong hai phi công có thể  kiểm soát máy bay nhờ qui định bắt buộc rằng cánh cửa buồng lái máy bay phải an toàn như cánh cửa két sắt ngân hàng và chỉ có thể mở với sự chấp thuận của phi công đang ở trong buồng lái.
Ngành hàng không và các nhà quản lý đã không rút ra được bài học xương máu, khi phi công lái chiếc Embraer 190 của Hãng hàng không Mozambique (Lineas Aereas de Mocambique) khóa cửa tự sát và khiến cho 33 người trên máy bay phải chết theo trong ngày 13/11/2013.  
Sau đó đã diễn ra nhiều cuộc tranh cãi về việc dỡ bỏ cánh cửa buồng lái an toàn. Thế nhưng, các cuộc tranh luận đều tỏ ra vô ích. Người ta có quá nhiều “lý do chính đáng” để bảo vệ buồng lái trước các phần tử khủng bố mưu toan biến máy bay chở khách thành một trái bom xăng khổng lồ tấn công khủng bố như vụ đâm sập tòa tháp đôi New York ngày 11/9/2001.
Sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay Germanwings A320 ba ngày, Hiệp hội vận tải hàng không (BDL) và Cơ quan quản lý hàng không liên bang (LBA) của Đức mới áp dụng qui định luôn luôn phải có hai người trong buồng lái. Trước đó, qui định nói trên đã được áp dụng ở Mỹ, Canada, New Zealand, Australia và được các hãng hàng không tư nhân châu Âu áp dụng, ngay cả khi các cơ quan quản lý hàng không nước họ không hề yêu cầu.
Thế nhưng quyết định này cũng có nhiều bất cập. Liệu người thứ hai trong buồng lái là tiếp viên hàng không có thể ngăn nổi viên phi công lái máy bay đâm xuống đất? Có lẽ là không vì anh ta không có nghiệp vụ chuyên môn. Trong khi đó, với một con dao trong tay, tiếp viên hàng không nọ lại có thể khống chế phi công để làm những điều rồ dại.
Qui định buồng lái máy bay phải có cánh cửa an toàn  được đưa ra sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Khi đó, người ta chưa tính đến khả năng phi công tự sát. Qui định này được đưa ra với giả định rằng các phi công sẽ không bao giờ làm điều gì đó. Giả định đó đã bị thực tế chứng minh là sai lầm, mặc dù các vụ lái máy bay tự sát của phi công là cực kỳ hiếm hoi.
Có nên “cướp tay lái” của phi công từ mặt đất?
Chưa hết, mới đây Cơ quan kiểm soát không lưu Đức đã kêu gọi ngành công nghiệp hàng không  phát triển công nghệ điều khiển từ xa để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ông Klaus Dieter Scheurle, người đứng đầu cơ quan này, một hệ thống như vậy có thể được sử dụng từ mặt đất để điều khiển máy bay chở khách hạ cánh an toàn.
Nhung bai hoc qua vu roi may bay Germanwings A320-Hinh-3
Máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines. Có giả thiết nói chiếc máy bay cùng loại đi chuyến MH370 đã bị tin tặc "cướp tay lái" và đâm xuống biển.
Ngay lập tức, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của cánh phi công. Chủ tịch Hiệp hội phi công Australia  (AFAP) David Booth nói các phi công rất lo ngại trước ý tưởng một ai đó trên mặt đất lại có thể “cướp tay lái” của  phi công đang bay trên trời. Theo họ, đây là một nguy cơ với những hậu quả khôn lường.  Ông David Booth đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra, nếu nhân viên điều khiển từ mặt đất lại là một kẻ tử xấu (thậm chí có thể là một tên khủng bố)?”
Phát ngôn Markus Wahl của Hiệp hội phi công Anh (BALPA) kêu gọi “phải xem xét cẩn thận” đề xuất nói trên bởi vì việc người ở mặt đất điều khiển từ xa máy bay trên trời “có rất nhiều lỗ hổng an ninh”.
Hiệp hội phi công Đức cũng cho rằng hệ thống điều khiển máy bay từ xa này có thể bị kẻ xấu lạm dụng.
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã cảnh báo rằng tin tặc có thể thâm nhập vào hệ thống giải trí trong máy bay để phá hoại các thiết bị điện tử trong buồng lái.  Đây là “một vấn đề ngày càng nghiêm trọng” mà Cục Hàng không biên bang (FAA) của Mỹ đang bắt đầu nghĩ cách đối phó.
Cảnh báo này là có cơ sở vì khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích ngày 3/8/2014, có thuyết âm mưu nói rằng tin tặc đã “cướp tay lái” từ mặt đất và điều khiển máy bay lao xuống biển.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Cơ phó Airbus A320 là “Ác quỷ bầu trời”

(Kiến Thức) - Cơ phó Lubitz cố ý lái máy bay Airbus A320 lao xuống dãy Alps đã dùng tên đăng nhập “Ác quỷ bầu trời” để tìm kiếm thông tin trên mạng.

Cơ phó Airbus A320 là “Ác quỷ bầu trời”
Tờ báo Bild của Đức đưa rằng, các nhà điều tra đã phát hiện ra tên đăng nhập này trong quá trình kiểm tra máy tính bảng của cơ phó Andreas Lubitz.
Viên cơ phó Lubitz.
Viên cơ phó Lubitz.
Ngoài ra, ngày 4/4, họ cũng thấy rằng, người phi công phụ của chuyến bay 4U9525 định mệnh đó còn tìm kiếm các từ khóa trên mạng liên quan tới chứng rối loạn thần kinh như “rối loạn lưỡng cực” hay “chứng trầm cảm vui buồn thất thường” trên thiết bị công nghệ đó.

Lối sống phương Tây len lỏi vào Triều Tiên

(Kiến Thức) - Lối sống phương Tây vào Triều Tiên, với kinh đô thời trang, phẫu thuật thẩm mỹ, “nhà nghỉ tình yêu” và giao dịch ngầm động sản...

Lối sống phương Tây len lỏi vào Triều Tiên
Thời trang “cũ người, mới ta”
Thành phố Chongjin hiện là kinh đô thời trang ở CHDCND Triều Tiên. Tuy bình quân thu nhập đầu người ở Chongjin còn thấp, nhưng thành phố cảng này đang chuyển mình thành một trung tâm thương mại. Đó là chưa kể  Chongjin còn là điểm đến đầu tiên của thời trang nước ngoài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.