Những ai là ‘lá chắn’ cho CLB Tình Người? - Kế hoạch ‘chăm sóc’, ‘khai thác’ đáng sợ

Một thành viên cốt cán mới rời bỏ CLB Tình Người tiết lộ: “Lãnh đạo CLB gọi những người nằm trong “danh sách tiềm năng” là “mệnh lớn”. Những “mệnh lớn” sẽ được đích thân những nhân vật chủ chốt trong CLB chăm sóc để khai thác."

Những ai là ‘lá chắn’ cho CLB Tình Người? - Kế hoạch ‘chăm sóc’, ‘khai thác’ đáng sợ
Loạt bài điều tra độc quyền của Báo Đại Đoàn Kết về hoạt động lợi dụng tâm linh để trục lợi của Câu lạc bộ Tình Người, thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng, đã nhận được hưởng ứng rộng rãi của dư luận. Đi đến cùng sự việc, từ số báo này, Đại Đoàn Kết tiếp tục thông tin về hoạt động với nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật của CLB Tình Người. Không thể chấp nhận việc CLB này tuyên truyền đây là “thời mạt”, “mạt vận”, “mạt thế”, thời kỳ thậm chí “mở cửa địa ngục”...
Nhung ai la ‘la chan’ cho CLB Tinh Nguoi? - Ke hoach ‘cham soc’, ‘khai thac’ dang so
Một buổi sinh hoạt của CLB Tình Người. 
Và cũng thật đáng quan ngại khi có những cán bộ, viên chức, đảng viên; một số người có học hàm, học vị đã tham gia vào CLB này. Họ đã bị những người đứng đầu CLB sử dụng làm “lá chắn” nhằm dễ bề hoạt động. Dư luận đòi hỏi những cơ quan, tổ chức có người tham gia vào CLB này phải chịu trách nhiệm và phải có biện pháp xử lý.
Dữ liệu mà chúng tôi thu thập được cho thấy, CLB Tình Người (được thành lập vào tháng 7/2019) đã thu hút được hàng vạn lượt người tham gia thông qua các hoạt động “gieo duyên”, mở lớp chia sẻ... Người lớn tuổi nhất sinh năm 1948. Người nhỏ tuổi nhất tham gia CLB này sinh năm 2011 - lớp “Vĩ nhân tương lai”. Nhưng độ tuổi tập trung chủ yếu là thế hệ 1970 và thế hệ 1980, vốn đang ở độ tuổi lao động, có thu nhập và có địa vị.
Chưa kể CLB này còn mở các lớp đào tạo “Vĩ nhân tương lai” để dạy cho con em của thành viên CLB. Người tham gia CLB có từ những người làm công việc nội trợ tới những người có học hàm, học vị gồm phó giáo sư, thạc sĩ, cử nhân, kĩ sư.
Những ai thuộc về “danh sách tiềm năng”?
Hoạt động của CLB Tình Người đã được Ban Tôn giáo Chỉnh phủ nêu rõ: Mặc dù là một CLB thuộc doanh nghiệp tư nhân không phải một tổ chức tôn giáo nhưng lại hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, có yếu tố mê tín dị đoan.
Nhung ai la ‘la chan’ cho CLB Tinh Nguoi? - Ke hoach ‘cham soc’, ‘khai thac’ dang so-Hinh-2
Một "mệnh lớn" hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng (ảnh trái) và một trưởng khoa đại học đang chia sẻ tại CLB Tình Người.
UBND TP Hà Nội ngày 13/4 trong công văn trả lời Báo Đại Đoàn Kết cũng nêu, cơ quan chức năng của quận đã thu thập được một số tài liệu mà CLB dùng để giảng dạy và chia sẻ. Các tài liệu này có nội dung tôn giáo - tâm linh hỗn hợp và chỉ một số tài liệu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Mặc dù mở ra nhiều lớp chia sẻ các giá trị tốt đẹp của cuộc sống, vì cộng đồng, vô danh, vô lợi…nhưng hoạt động của CLB lại nhắm tới những người có chức vụ, địa vị và có khả năng về kinh tế, tài chính. Đáng chú ý, nếu gia đình nào cả hai vợ chồng đều thành đạt thì lập tức đều trở thành đối tượng đặc biệt quan tâm, chăm sóc của CLB.
Thậm chí, CLB Tình Người còn tỉ mỉ ghi tình trạng của học viên như: tình trạng bình thường, tình trạng tốt, tình trạng đang phát triển tốt… những người này đều làm trong giới kinh doanh.
Thông tin Báo Đại Đoàn Kết có được cho thấy, những người đứng đầu CLB đã liệt kê danh sách “Những người tiềm năng của CLB" tại từng khu vực để có kế hoạch “chăm sóc”, “khai thác”. Đơn cử, tại một khu vực TN tại Hà Nội có 15 người được liệt kê vào “danh sách tiềm năng”. Trong danh sách này có tới 5 cặp vợ chồng nằm trong “tầm ngắm” bị dụ dỗ, lôi kéo vào sinh hoạt tại CLB này.
Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy những người mà CLB Tình Người liệt vào “danh sách tiềm năng” đều có điều kiện kinh tế khá giả, vai vế và địa vị xã hội. Nhiều người trong số họ đang điều hành những doanh nghiệp lớn, ở tại chung cư cao cấp và biệt thự đắt đỏ tại Hà Nội và các tỉnh thành lớn. Họ cũng sở hữu những số điện thoại được thị trường sim số đánh giá vào hàng “hiếm có khó tìm” như: 9999, 8888, 2222, 6868, 6688…
Khi ở trong đích ngắm, những người này đều nhận được những sự chăm sóc đặc biệt của lãnh đạo CLB. Được thành viên chủ chốt của CLB này nhận về để tổ chức các hoạt động “khai tâm”, “dẫn dắt”, hoặc được gieo những “phước báu”, “duyên lớn”. Ngược lại những thành viên không được liệt vào danh sách này thì chỉ được tham gia các hoạt động thường nhật, và không được ghi chú gì. Ví dụ như thành viên nguyên là cán bộ của Bộ Quốc phòng hay cán bộ của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sẽ do ông Trần Ngọc Việt - Phó Chủ tịch CLB “khai tâm”. Nhiều trường hợp là chủ các doanh nghiệp lớn cũng đều do Chủ tịch, Phó Chủ tịch CLB “gieo duyên”, “khai tâm”.
Nhung ai la ‘la chan’ cho CLB Tinh Nguoi? - Ke hoach ‘cham soc’, ‘khai thac’ dang so-Hinh-3
 Một buổi thuyết trình của CLB.
Một thành viên cốt cán mới rời bỏ CLB Tình Người tiết lộ với chúng tôi: “Lãnh đạo CLB gọi những người nằm trong “danh sách tiềm năng” là “mệnh lớn”. Những “mệnh lớn” sẽ được đích thân những nhân vật chủ chốt trong CLB chăm sóc để khai thác tiềm năng về vật chất và vị trí của họ. Tôi đã từng nộp cho CLB số tiền hàng tỷ đồng sau 3 năm tham gia các hoạt động “báo ơn, trả nghiệp” và không rõ số tiền đi về đâu. Tôi được biết, có “mệnh lớn” còn đóng tới 63 tỷ đồng để “báo ơn, trả nghiệp” tương đương với 63 tỉnh thành”. 
Nhiều người có vị trí trong xã hội bị “gieo duyên”
Bản danh sách mà Đại Đoàn Kết có cho thấy, thành phần tham gia CLB này có đủ lĩnh vực, nghề nghiệp từ: cán bộ xã, viên chức, công chức, công an, giáo viên, kĩ sư, kế toán, bác sĩ, giảng viên, cán bộ, hưu trí, kinh doanh tự do, chủ doanh nghiệp…
Đối với cán bộ, đảng viên tham gia CLB được những người tổ chức CLB ghi chú cẩn thận rõ ràng về chức vụ như: chủ tịch xã, phó đội trưởng đội XNC CA TP…, Trưởng Ban Quản lý dự án BCA, đội trưởng đội kiểm tra nội bộ Chi cục Thuế một quận ở HN, giảng viên Học viện Cảnh sát, bộ đội (thiếu tá, Cục Hậu cần, Bộ Tổng tham mưu), thậm chí, trong danh sách có cả Thiếu tướng Công an…
Báo cáo UBND quận Cầu Giấy nêu: “Đáng chú ý, hiện nay một số cộng tác viên tham gia tích cực tại CLB là chỉ huy, nguyên chỉ huy trong lực lượng công an và cơ quan trọng yếu của Nhà nước”.
Điều tra của Báo Đại Đoàn Kết cho thấy, CLB Tình Người đã “gieo duyên” cho nhiều cán bộ, đảng viên tại các cơ quan công an từ cấp phường, quận tới thành phố tại Hà Nội. Không chỉ vậy CLB còn có các học viên đang công tác tại các cơ quan trọng yếu như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội…
Báo cáo của UBND quận Cầu Giấy cho hay: “Theo điều tra của lực lượng chức năng quận Cầu Giấy, CLB sử dụng hình ảnh, uy tín của một số cán bộ đã nghỉ hưu, có chức vụ trong các cơ quan nhà nước để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh”. Thông tin của Đại Đoàn Kết cho thấy, danh sách tham gia CLB cũng có nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội và cả những lãnh đạo đang tại chức nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền.
Danh sách này cũng xuất hiện nhiều lãnh đạo, cán bộ, đảng viên của nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhà nước như Công ty Điện lực Hoàn Kiếm, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực…
Nhiều cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các học viện, trường đại học cũng sinh hoạt tại CLB này, như Đại học Công Đoàn, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Khoa học quân sự, Trường ĐH Y Hải Phòng, Trường cao đẳng FPT, Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Kiểm sát Hà Nội, Đại học Hà Nội, Học viện Phòng không Không quân… Nhiều giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội cũng là thành viên của CLB.
Nhung ai la ‘la chan’ cho CLB Tinh Nguoi? - Ke hoach ‘cham soc’, ‘khai thac’ dang so-Hinh-4
 Trong danh sách này còn có nhiều người làm công tác truyền thông.
Báo cáo của UBND quận Cầu Giấy cũng cho hay: “Cơ quan chức năng nhận định phần lớn người tham gia có xu hướng bỏ bê công việc, gia đình, chỉ tập trung vào hoạt động do CLB tổ chức. Quận cũng ghi nhận gia đình của người tham gia bức xúc với việc sử dụng tài sản của gia đình vào các hoạt động của CLB”. Vậy, những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tham gia CLB này đã dành bao nhiều thời gian cho công việc để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó và Nhân dân tin cậy gửi gắm?
Cần nhanh chóng xử lý sai phạm
Trong loạt bài điều tra độc quyền, Báo Đại Đoàn Kết đã nêu lên những điểm sai trái trong hoạt động tuyên truyền của CLB Tình Người. Thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ và của UBND thành phố Hà Nội cũng cho thấy nhiều hoạt động sai trái của CLB này. Theo Khoản 5, Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động của CLB Tình Người có dấu hiệu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan và có biểu hiện trục lợi.
Tìm hiểu của Báo Đại Đoàn Kết cho thấy, trong việc chia sẻ, tuyên truyền, tặng sách của CLB Tình Người có nhiều thông tin mê tín dị đoan như “vong”, “tà”, gọi cha mẹ là “anh sinh, chị nở”, “mỗi người có 70 vong theo”… còn có cả những thông tin “xấu độc”, những quan điểm trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Cụ thể, trong cuốn sách có tên "Tạo hóa ban tặng nền tảng trí tuệ cho nhân loại" mà CLB Tình Người dùng làm “pháp bảo” để tặng người tham gia CLB nêu đây là thời kỳ “mở cửa địa ngục”, là “thời mạt”, “mạt vận”, “mạt thế”. Việc này được thực hiện tuyên truyền trong thời gian dài, tới hàng vạn lượt người.
Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, Giáo sư Lê Văn Lan nhận định, việc cuốn sách mà CLB Tình Người tuyên truyền đây là “thời mạt”, “mạt vận” tức họ đã “chạm tới quốc gia, xã hội và tới thời đại”. “Trong khi đó, những năm vừa qua toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, công bằng, văn minh. Tôi không hiểu tại sao những cơ quan có trách nhiệm lại để xảy ra chuyện phỉ báng thời đại như vậy”, Giáo sư Lê Văn Lan nêu.
Chiểu theo Quy định 19 điều đảng viên không được làm, có thể thấy đảng viên được làm những việc pháp luật không cấm, nhưng không được ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Điều 6 của Quy định nêu rõ: đảng viên không được “tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật”…Đặc biệt tại Điều 18 quy định đảng viên không được “ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi”.
Khoản 4 Điều 18 của Quy định cũng nêu đảng viên “không được ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. a/ Trực tiếp ủng hộ hoặc vận động tổ chức, cá nhân khác ủng hộ dưới mọi hình thức cho các hoạt động tôn giáo trái quy định. b/ Trực tiếp tham gia hoặc chủ trì, khởi xướng, tổ chức, vận động, lôi kéo, xúi giục, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra hoặc các hoạt động do các tôn giáo tổ chức khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
Câu hỏi đặt ra là: Những cán bộ, đảng viên và cả những người ở vị trí lãnh đạo các cơ quan trọng yếu, tại các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp nhà nước đã suy thoái đến đâu khi tham gia hoạt động và cổ vũ, tuyên truyền cho CLB này? Thậm chí danh sách mà Báo Đại Đoàn Kết điều tra cho thấy có những người đứng đầu đơn vị lại chính là người “gieo duyên” lôi kéo nhiều người trong đơn vị tham gia. Điều này rất cần cơ quan chức năng, trong đó có Ủy ban Kiểm tra các cấp, làm rõ và thông tin rộng rãi tới dư luận trên cơ sở chiểu theo những quy định đối với đảng viên, công chức, viên chức.

CLB Tình Người hoạt động theo dạng “đa cấp tâm linh“

Phương thức hoạt động của CLB Tình Người biểu hiện dạng “đa cấp tâm linh” và những người tham gia tại đây sẽ được yêu cầu đi “gieo duyên” cho người thân, bạn bè.

CLB Tình Người hoạt động theo dạng “đa cấp tâm linh“
Liên quan đến vụ CLB Tình người bị tố hoạt động mê tín dị đoan, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng vừa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Ban và các vụ, đơn vị thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ về  lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, được dư luận và báo chí phản ánh những ngày gần đây.
CLB Tinh Nguoi hoat dong theo dang “da cap tam linh“
Một buổi sinh hoạt của CLB Tình người. 
Tại cuộc họp, báo cáo kết quả thu tập thông tin bước đầu cho thấy, CLB Tình Người thành lập từ tháng 7/2019 tại Hà Nội, đến nay đã mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều địa phương, trong đó có các cơ sở tại TP.HCM, Quảng Trị, Hà Giang, với hàng vạn lượt người tham gia.

Vì sao người trí thức, địa vị vẫn bị CLB Tình Người lừa đảo, "tẩy não"?

GS Lê Văn Lan lý giải việc nhiều người có học thức, thành đạt, có địa vị xã hội nhưng vẫn u mê theo CLB Tình Người và những tổ chức "đa cấp tâm linh".

Vì sao người trí thức, địa vị vẫn bị CLB Tình Người lừa đảo, "tẩy não"?
Bàn luận về chủ đề “Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?", GS Sử học Lê Văn Lan nêu hiện tượng lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng để dụ dỗ con người sa vào u mê, lầm lạc. Đáng chú ý, trong số này không ít người là giới trí thức, có địa vị trong xã hội.

Lý giải việc CLB Tình Người hay những tổ chức tâm linh đa cấp lừa đảo thu hút được nhiều người có học hành, hiểu biết và có địa vị trong xã hội, GS Lê Văn Lan cho rằng, những tổ chức này đã vận dụng khéo léo, tinh vi và quỷ quyệt kỹ thuật chinh phục đám đông hiện đại.
"Hiệu ứng đám đông luôn là một sức mạnh, ở đây sức mạnh đó đã bị lợi dụng", GS Lê Văn Lan lý giải.
Vi sao nguoi tri thuc, dia vi van bi CLB Tinh Nguoi lua dao,
 Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ tại buổi tọa đàm.
"Tôi có thể nói một ví dụ thế này, chúng tôi đi tìm hàng ăn, thấy hàng nào có nhiều xe bên ngoài, tức là đông, tức là ngon. Hiệu ứng đám đông buồn cười như thế. Nếu nó ứng dụng vào kinh doanh là bán hàng đa cấp, hiệu quả rất lớn nhưng hậu quả rất khủng khiếp. Hiệu ứng đám đông đã được vận dụng và chinh phục nhiều người, cả người có trình độ cũng không thoát ra được là vậy", GS Lê Văn Lan nêu ví dụ.

Trục lợi tâm linh mọc lên như nấm, không chỉ CLB Tình người

Ngoài lùm xùm lợi dụng tâm linh để trục lợi của CLB Tình người, thời gian qua nhan nhản câu chuyện kẻ xấu lợi dụng niềm tin vào tâm linh của người dân để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây bức xúc dư luận…

Trục lợi tâm linh mọc lên như nấm, không chỉ CLB Tình người
Truc loi tam linh moc len nhu nam, khong chi CLB Tinh nguoi
 Câu lạc bộ Tình người thời gian qua bị nhiều cơ quan báo chí phản ánh thường xuyên tổ chức các lớp học với sự tham gia của hàng trăm người, có hiện tượng lợi dụng tâm linh để trục lợi khi tuyên truyền các nội dung xung quanh việc  “tạo phúc và trả nợ nghiệp” để thu tiền của người tham gia dưới hình thức quyên góp từ thiện hay mua bán các sản phẩm thờ cúng. 
Truc loi tam linh moc len nhu nam, khong chi CLB Tinh nguoi-Hinh-2
Tại cuộc họp của Ban Tôn giáo Chính phủ, các đại biểu cho rằng, CLB Tình người trực thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng không phải là tổ chức tôn giáo, không có mối liên hệ với bất kỳ tổ chức tôn giáo nào, người đứng đầu CLB cũng không phải là chức sắc tôn giáo.  

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.