Nhóm trai trẻ sản xuất tiền giả bằng máy photo màu và ép plastic

(Kiến Thức) - Chỉ với cách làm tiền giả hết sức thủ công là photo màu rồi ép plastic, Quang đã rao bán công khai trên mạng với giá 3 triệu đồng tiền giả đổi 1 triệu đồng tiền thật.
 

Nhóm trai trẻ sản xuất tiền giả bằng máy photo màu và ép plastic
Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Văn Quang (SN 1991; trú tại Cẩm Chế, Thanh Hà, Hải Dương), Nguyễn Văn Khải (SN 1995; trú tại Hoành Sơn, Kinh Môn, Hải Dương), Quàng Văn Tỉnh (SN 2002; trú tại Nậm Giôn, Mường La, Sơn La), Quàng Văn Quỳnh (SN 2003; trú tại Nậm Giôn, Mường La) về tội Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
Nhom trai tre san xuat tien gia bang may photo mau va ep plastic
Hình ảnh đối tượng Quang in tiền giả. (Ảnh Công an cung cấp). 
Theo điều tra, ngày 21/11, Tỉnh và Quỳnh đi xe ôm tới quán nước ở đường Lê Quang Đạo. Sau đó, Quỳnh nhờ chủ quán nước đổi tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng để trả tiền xe ôm. Khi trả tiền nước, Tỉnh đưa cho nhân viên quán nước một tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng để thanh toán thì bị phát hiện và báo cho cơ quan Công an.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, ngày 19/11, Tỉnh đã đặt mua 9 triệu đồng tiền giả gồm 18 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng với giá 2,8 triệu đồng tiền thật từ tài khoản facebook tên “Quang Thúy”. Sau khi thống nhất, ngày 21/11, Tỉnh cùng em họ là Quỳnh đến khu vực Bến xe Nước Ngầm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai để giao dịch.
Nhom trai tre san xuat tien gia bang may photo mau va ep plastic-Hinh-2

Các đối tượng sản xuất và lưu hành tiền giả. (Ảnh Công an cung cấp).

Mở rộng điều tra, ngày 22/11, Công an quận Nam Từ Liêm đã làm rõ chủ tài khoản facebook “Quang Thúy” là Phạm Văn Quang. Tại cơ quan Công an, Quang thừa nhận mình là người sử dụng đã bán tiền giả cho Tỉnh. Số tiền giả nêu trên do Quang tự in bằng máy phô tô, scan màu và máy ép plastic tại nhà Quang ở thôn Phương La, xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Tiến hành khám xét nơi ở của Phạm Văn Quang, cơ quan Công an đã phát hiện, thu giữ thêm 1 máy scan màu, 1 máy ép plastic, 22 tờ tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam mệnh giá 500.000 đồng, 27 tờ tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng; 22 (hai mươi hai) tờ tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam mệnh giá 5.000 đồng. Tất cả số tiền này đều là tiền giả.

Quang khai ngày 19/11 đã bán 3 triệu đồng tiền giả với giá 1 triệu đồng tiền thật cho một nam thanh niên sử dụng zalo tên “Khải Nguyễn” ở phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào tài liệu điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Khải.

Hiện vụ sản xuât tiền giả bằng máy photo màu và máy ép plastic đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

>>> Xem thêm video: Tự làm tiền giả bán lấy tiền thật

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Tiền giả xuất hiện tại Việt Nam bằng con đường nào?

Tiền giả ở đâu nhiều đến như vậy và tiền giả được xuất hiện trên thị trường Việt Nam bằng con đường nào?

Tiền giả xuất hiện tại Việt Nam bằng con đường nào?
Tiền giả được rao bán công khai trên các trang mạng Internet. Vậy, tiền giả ở đâu nhiều đến như vậy và tiền giả được xuất hiện trên thị trường Việt Nam bằng con đường nào?
Tien gia xuat hien tai Viet Nam bang con duong nao?
 
Tại khu chợ ở phía bên kia biên giới, những người cửu vạn biết rõ về những tên cò mồi và đầu mối chuyên buôn tiền giả. Tuy nhiên, sau nhiều vụ việc công an Việt Nam bắt giữ các đối tượng mua bán tiền giả, những ông trùm ở phía bên kia biên giới đã đi vào hoạt động bí mật hơn, giống như buôn bán ma túy.

Hà Nội: Ổ nhóm dùng tiền giả mua điện thoại sa lưới

(Kiến Thức) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công ổ nhóm chuyên dùng tiền giả để mua điện thoại di động và cướp giật tài sản.

Hà Nội: Ổ nhóm dùng tiền giả mua điện thoại sa lưới
Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Triệu Đình Lợi (SN 1987, trú tại xã Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về hành vi "Cướp giật tài sản" và "Lưu hành tiền giả"; Dương Quốc Sơn (SN 1990) về hành vi "Cướp giật tài sản", Triệu Đình Thọ (SN 1988. cùng ở địa chỉ trên) về hành vi "Tàng trữ tiền giả" và Trịnh Thế Nam (SN 1993, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) về hành vi "Lưu hành tiền giả".
Ha Noi: O nhom dung tien gia mua dien thoai sa luoi
 Nhóm đối tượng bị cơ quan Công an bắt giữ.
Thời gian vừa qua, khi nhận được thông tin trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì (Hà Nội) liên tiếp xảy ra các vụ án cướp giật tài sản, lưu hành tiền giả với thủ đoạn các đối tượng lên mạng xã hội tìm cửa hàng điện thoại di động rồi đặt mua. Sau đó, chúng yêu cầu giao hàng đến các địa điểm vắng vẻ, ít người qua lại. Khi tiến hành giao dịch thì sử dụng tiền Việt Nam giả. Nếu bị phát hiện các đối tượng sẽ cướp giật tài sản rồi lên xe máy tẩu thoát…, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, bắt giữ được nhóm đối tượng trên.

Lên Facebook tung tin tỉnh Quảng Bình lưu hành 200 tỷ đồng tiền giả

Hải khai nhận đã dùng tài khoản Facebook cá nhân để tung tin đồn tỉnh Quảng Bình đang lưu hành 200 tỷ đồng tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.

Lên Facebook tung tin tỉnh Quảng Bình lưu hành 200 tỷ đồng tiền giả
Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Bình vừa xác định được đối tượng đăng hình ảnh cùng bài viết có nội dung tỉnh đang lưu hành 200 tỷ đồng tiền giả mệnh giá 200.000 đồng lên trang Facebook cá nhân.
Len Facebook tung tin tinh Quang Binh luu hanh 200 ty dong tien gia
 Đối tượng Hải tại cơ quan công an

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.