Nhóm G7 siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga

(Kiến Thức) - Các nhà lãnh đạo Nhóm G7 đã nhất trí siết chặt thêm các biện trừng phạt Nga để làm áp lực cho việc giải quyết xung đột ở miền đông Ukraine.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức, các nhà lãnh đạo nói các biện pháp trừng phạt Nga hiện hành sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Nga giúp thực thi đầy đủ một kế hoạch hòa bình đã được đồng ý hồi tháng Hai ở Minsk, Belarus. Điều đó cho thấy các thành viên Châu Âu trong Nhóm G7 ủng hộ việc gia hạn các biện pháp trừng phạt chủ yếu của Liên minh Châu Âu tại cuộc họp thượng đỉnh trong tháng này.
Nhom G7 siet chat cac bien phap trung phat Nga
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 nói các biện pháp trừng phạt Nga hiện hành sẽ vẫn có hiệu lực.
Thông cáo của Nhóm G7 cảnh báo: “Chúng tôi cũng sẵn sàng tiến hành thêm các biện pháp hạn chế để gia tăng thiệt hại đối với Nga nếu cần".
Đài VOA dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama nói các biện pháp trừng phạt hiện hành đã làm tê liệt nền kinh tế Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin phải quyết định liệu có “tiếp tục gây tan hoang nền kinh tế đất nước và tiếp tục bị cô lập” hay không. Ông Obama nói: "Sự vĩ đại của Nga không lệ thuộc vào việc vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các nước khác".
Các nhà lãnh đạo của Nhóm  G7 còn lại đã cam kết tăng cường  ủng hộ các nỗ lực cải cách và tăng trưởng kinh tế của Ukraine, nhưng không nói gì về viện trợ quân sự mà một số nước G7 cung cấp trên cơ sở song phương.
Nhóm G7 cũng đề cập đến những mối đe dọa từ phía các nhóm cực đoan như  Nhà nước Hồi giáo và Boko Haram, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo của Iraq, Tunisia và Nigeria.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng kêu gọi tất cả các quốc gia chống nạn buôn bán người, đang gây ra một vụ khủng hoảng người tị nạn ở một số nước Châu Âu ven Địa Trung Hải và hợp tác để thành lập một chính phủ quốc gia ở Libya để giúp ngăn chặn luồng người tị nạn.
Phần lớn thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức được dành cho những vấn đề như biến đổi khí hậu, sức khỏe và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo cam kết hợp tác hướng tới việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại mà họ cho là sẽ góp phần vào sự tăng trưởng bền vững.
Nhóm G7 cam kết gia tăng viện trợ cho các nước đang phát triển và theo đuổi các mục tiêu về kiểm soát lượng khí thải tại hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Pháp hồi tháng 12 năm ngoái. Các nhà lãnh đạo G7 muốn các chính phủ và các doanh nghiệp chi ra 100 tỷ USD mỗi năm để giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhóm G7 dự định tăng cường khả năng của các nước Châu Phi nhằm phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Lãnh đạo G7 cũng đã đưa ra cam kết hợp tác với 60 nước để cải thiện y tế và tránh những dịch bệnh như vụ bộc phát Ebola mới đây ở Tây Phi.

Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp hậu quả

(Kiến Thức) - Trong nhiều năm qua, Trung Quốc xâm lấn Biển Đông bất chấp mọi hậu quả và bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới.

Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore dường như bị sa vào lối mòn. Mỹ và các nước bạn bè ở Châu Á chỉ trích Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, gây sự ở các vùng biển xung quanh, còn Trung Quốc cực lực bác bỏ, rồi… “ai về nhà nấy”.

Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq

(Kiến Thức) - Chỉ có cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ  mới có thể “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Đó là nhận định của một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải, trong đó tái khẳng định rằng để cứu Iraq, quân đội Mỹ cần cộng tác với Iran.
Vệ binh Cách mạng Iran trên tuyến đầu chống IS

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.