Nhìn đúng 1 điểm này biết ngay bánh chưng có luộc bằng pin hay không

Những chiếc bánh chưng luộc bằng pin thường có màu sắc bắt mắt hơn nhưng lại vô cùng độc hại đối với người sử dụng.

Bánh chưng thông thường phải luộc từ 8-10 tiếng mới chín. Để rút ngắn thời gian và chi phí nhiên liệu, một số nơi thả lõi pin vào nồi bánh chưng. Cách này giúp bánh nhanh rền hơn do pin thả vào nước tạo thành môi trường kiềm, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên mau chín.
Tuy nhiên, lõi pin chứa rất nhiều thành phần nguy hiểm như chì, magie, mangan... Người lớn ăn phải sẽ bị ngộ độc, gây tổn thương gan, thận, lâu dài dẫn tới ung thư. Trẻ nhỏ có thể bị suy giảm trí tuệ khi hấp thu nhiều chì.
Do đó, để nhận biết bánh chưng có luộc bằng pin hay không, các bà nội trợ cần chú ý những điểm sau:
Nhìn màu lá dong
Thông thường, lá dong sau khi luộc sẽ có màu xanh nhạt hoặc xanh ngả vàng. Ngửi sẽ thấy mùi thơm đặc trưng của lá dong, lá giêng hòa quyện với gạo nếp.
Khi luộc bằng pin, các hợp chất hóa học sẽ làm cho lá dong có màu xanh đen, xanh thẫm hoặc xanh ánh tím. Lá bánh còn khá tươi, không bị khô héo như bình thường do thời gian luộc ngắn hơn.
Nhin dung 1 diem nay biet ngay banh chung co luoc bang pin hay khong
Ảnh minh họa. 
Quan sát phần vỏ và nhân bánh
Bánh chưng luộc bằng pin sẽ không được dền vì bị chín ép trong thời gian ngắn.
Khi bóc ra sẽ thấy vỏ bánh nhớt, hạt nếp có màu trong, bắt mắt. Để bánh lâu dễ bị lại gạo.
Trong khi đó, bánh chưng luộc bình thường sẽ dền, dẻo hơn, hạt bánh ráo, không quá nhớt, hạt gạo đục. Bánh thơm mùi vị đặc trưng của lá dong, lá giềng, gạo nếp.
Để bánh chưng xanh hơn, thông thường người dân sẽ nhuộm gạo bằng lá giềng.
Tuy nhiên, nhiều nơi có thể dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm bánh. Phẩm màu làm cho bánh đẹp, không bị bay màu trong quá trình chế biến, để lâu hỏng. Lạm dụng phẩm màu công nghiệp dễ gây ngộ độc, thậm chí là ung thư.

Mua bánh chưng cúng giỗ, tá hỏa phát hiện rết "ngự" bên trong

Mua bánh chưng về thắp hương cúng giỗ bà, người phụ nữ Hải Phòng tá hỏa khi phát hiện một con rết to nằm "chình ình" bên trong.

Mới đây, nickname Tường Vi đã chia sẻ đoạn video lên mạng xã hội về chiếc bánh chưng chị mới mua ở chợ.

Bánh chưng, bánh dày ngũ sắc lại “lên ngôi” ngày giỗ tổ Hùng Vương

Bên cạnh bánh chưng bánh dày truyền thống, những cặp bánh chưng, bánh dày ngũ sắc cũng được nhiều chị em đặt mua để dâng lên bàn thờ dịp giỗ tổ Hùng Vương.

Bánh chưng, bánh dày là hai thứ không thể thiếu trong những dịp lễ tết lớn, đặc biệt là đại lễ giỗ tổ Hùng Vương. Hai loại bánh truyền thống được làm lúa nếp thơm - sản vật tiêu biểu cho nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng, mang ý nghĩa tâm linh đại diện cho trời và đất và gắn liền với tấm lòng hiếu thảo của hoàng tử Lang Liêu. Chính vì điều này mà những ngày gần đây, thị trường bánh chưng, bánh dày đang trở nên nhộn nhịp hơn, đặc biệt là bánh chưng bánh dày ngũ sắc - tạo thêm phong vị tươi mới cho ngày đại lễ.

Cận cảnh "dây chuyền" làm bánh chưng siêu tốc đầu tiên tại Việt Nam

Tận dụng những thiết bị cơ khí có sẵn trong nhà, anh Tưởng đã nghiên cứu chế tạo ra dây chuyền hỗ trợ sức lực làm bánh chưng siêu tốc.

Can canh
Thông tin về dây chuyền làm bánh chưng siêu tốc đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân thời gian qua. Chủ nhân của chiếc máy này là anh Nguyễn Khắc Tưởng (quận Thủ Đức, TP.HCM), nhân viên của một công ty tài chính. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Thời gian trước tết luôn bận rộn với những cuộc hẹn, tiệc tùng, mua sắm... Việc chia nhỏ từng không gian trong nhà để dọn dẹp không chỉ giảm tải công việc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.