Nhiều sản phẩm từ sâm “made in Việt Nam”

Sản phẩm sâm “made in Việt Nam” sau nghiên cứu đều có tiêu chuẩn cơ sở khoa học chặt chẽ, được thẩm định bởi Viện Kiểm Nghiệm thuốc TP HCM, đạt chất lượng cao trong phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh.

Nhiều sản phẩm từ sâm “made in Việt Nam”

Đó là nghiên cứu thành công của GS.TS Nguyễn Minh Đức, Trung tâm KH&CN Dược Sài Gòn (SAPHARCEN) cùng các cộng sự khi thực hiện  “Nghiên cứu sự tích lũy hoạt chất saponin theo tuổi cây và ứng dụng vào sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao từ Sâm Việt Nam trồng tại Lâm Đồng”.

GS.TS Nguyễn Minh Đức cho biết, nguồn nguyên liệu sâm Việt Nam (SVN) được di thực, gieo trồng bằng công nghệ mới trên đất bằng với mái che nhân tạo tại Lâm Đồng. Cùng với đó, 4 quy trình sản xuất các sản phẩm từ SVN khá đơn giản, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, nên dễ dàng triển khai sản xuất trên quy mô lớn.

Nhieu san pham tu sam “made in Viet Nam”
Bột cao sâm Việt Nam thành công từ nghiên cứu khoa học  

Cụ thể, từ 702 gam bột dược liệu, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã bào chế được khoảng 584 gam Cao lỏng SVN với độ ẩm 29,85% (đạt TCCS Cao lỏng SVN) bằng hệ thống chiết xuất đun hồi lưu.

Cao lỏng có thể chất đặc sánh, màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng, vị rất đắng, đồng nhất, không có váng mốc, không có cặn bã và vật lạ. 

Bằng nguồn cao lỏng SVN thu được, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với một số nguyên liệu khác để bào chế bột chiết chứa 20% cao lỏng SVN (độ ẩm 2,14%). Hiệu suất bào chế đạt 86,67%. Bột chiết có thể chất khô tơi, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ. Sau khi hòa với nước, dung dịch có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, vị đắng nhẹ, đặc trưng của SVN. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 2,4% và hàm lượng M-R2 là 1,2%.

Để bào chế sâm Việt Nam tẩm mật ong, nhóm dùng rễ củ sâm Việt Nam tươi. SVN tẩm mật ong được làm chín trong quá trình chế biến tạo cảm giác mềm, mùi vị dễ dùng, không để lại bã trong miệng, sử dụng tốt cho người bị tiểu đường nhưng vẫn giữ được mùi thơm của sâm và mật ong.

Chế phẩm SVN tẩm mật ong tạo ra có khả năng bảo quản được lâu, thuận tiện cho việc thương mại hóa và sử dụng chế phẩm. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 5,2% và M-R2 là 2,8%.

Nhieu san pham tu sam “made in Viet Nam”-Hinh-2
Sản phẩm Sâm Việt Nam tẩm mật ong từ cây SVN trồng tại Lâm Đồng

Trà hòa tan sâm Việt Nam có thể chất khô tơi, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 2,9% và M-R2 là 1,5%.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Đức, SVN di thực trồng ở Lâm Đồng có tỷ lệ sống, ra hoa, đậu quả cao (trên 85%). Kết quả kiểm nghiệm SVN 6 tuổi trồng tại Lâm Đồng của Viện Kiểm nghiệm Thuốc TPHCM cho thấy, tổng hàm lượng 5 saponin (G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, M-R2 và V-R2) là 13,2% và hàm lượng M-R2 là 6,3%. Đặc biệt, sự tích lũy saponin có xu hướng tăng theo năm tuổi; hàm lượng các saponin chính trong SVN trồng ở Lâm Đồng dùng làm nguyên liệu bào chế thành các sản phẩm cao hơn nhiều so với yêu cầu hàm lượng của dược liệu theo Dược điển Việt Nam - V (2017).

Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý đã chứng minh SVN có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lâm Đồng: Cây siêu quả Magic-S lần đầu công bố tại Việt Nam:
( Nguồn: Nhân Dân)

Khám phá "choáng" về cây sương sâm dùng nhiều ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây sương sâm là loại cây rất được ưa trồng ở Việt Nam bởi nó không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn là một dược liệu quý có nhiều công dụng.

Khám phá "choáng" về cây sương sâm dùng nhiều ở Việt Nam
Kham pha
 Cây sương sâm còn có tên gọi khác là dây sâm lông, lá mối. Tên khoa học của nó là Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers. Ảnh: pgrvietnam.
Kham pha
 Cây sương sâm phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, sương sâm được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: khoahocphattrien.
Kham pha
 Sương sâm thuộc dạng dây leo, có dây dài đến 5m có thân và lá phủ lông mềm. Lá sương sâm có phiến xoan hình tim, hoa vàng, quả mọc thành chùm và chuyển sang màu trắng sữa khi chín. Ảnh: chohoaonline.
Kham pha
 Đặc biệt, lá sương sâm được sử dụng làm thạch và rau ăn, rất mát và bổ dưỡng. Ảnh: hatgiongf1.
Kham pha
 Sương sâm có 2 loại là sương sâm lông và sương sâm lá láng, trong đó sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm lá láng. Ảnh: blogspot.
Kham pha
 Cây sương sâm còn nổi tiếng với công dụng chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol... Ảnh: cooky.
Kham pha
 Ngoài ra, sương sâm còn được dùng trong ẩm thực của một số quốc gia như Thái Lan, Lào... Ảnh: baodanang.

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả, tiết kiệm. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Vườn sâm Ngọc Linh Quang Nam quý hiếm sao được đào hầm chông bảo vệ

Vừa qua thông tin người dân ở Quảng Nam ăn ngủ giữa núi rừng, đào hầm chông bảo vệ cũng như tận tâm chăm sóc những vườn sâm Ngọc Linh trị giá cả tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Vườn sâm Ngọc Linh Quang Nam quý hiếm sao được đào hầm chông bảo vệ
Vuon sam Ngoc Linh Quang Nam quy hiem sao duoc dao ham chong bao ve
 Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện có 1.500 ha sâm Ngọc Linh và hơn 1.500 hộ dân thuộc 7 xã đang đăng ký trồng thêm 2.500 ha; trong đó có hàng chục doanh nghiệp trồng hàng trăm ha loài sâm quý hiếm này. 

7 dịch vụ đang lặng lẽ thu thập dữ liệu cá nhân của bạn

Có một sự thật là chúng ta đang bị chính các thiết bị, dịch vụ của mình theo dõi ở một mức độ nào đó.

7 dịch vụ đang lặng lẽ thu thập dữ liệu cá nhân của bạn

Một ví dụ đơn giản, khi nói đến loa thông minh bao gồm Google Home hoặc Amazon Echo, chúng ta chấp nhận thực tế rằng các công ty công nghệ khổng lồ luôn lắng nghe những gì chúng ta nói. Đó là giao dịch - họ nhận được một ít dữ liệu cá nhân và chúng ta nhận được một chút tiện lợi cá nhân.

Dưới đây là một số dịch vụ và thiết bị thu thập dữ liệu cá nhân của bạn. Hãy kiểm tra nó, bạn có thể ngạc nhiên đấy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới