Nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon

Trên phim ảnh, thiên tài quân sự Napoleon thường được khắc họa là một chàng lùn lạch bạch. Tuy nhiên, nhiều tài liệu của Pháp ghi lại rằng Napoleon không hề thấp bé.

Nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon

Thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài.

Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.

Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.

Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805.

Nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon ảnh 1

Tranh vẽ Napoleon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế.

Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoleon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới.

Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime).

Bên cạnh tài cầm quân, những câu chuyện về đời tư của Napoleon Bonaparte luôn được nhiều người quan tâm. Theo đó, vóc dáng, chiều cao của hoàng đế Napoleon Bonaparte nhận được sự chú ý lớn.

Những nhà truyền giáo Anh dưới thời Napoleon thường miêu tả nhà cầm quân này là một người thấp bé.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu của Pháp ghi lại rằng Napoleon cao khoảng 1m68. Chiều cao của nhà cầm quân danh tiếng này còn cao hơn cả chiều cao trung bình của đàn ông Pháp cùng thời.

Năm 1821 Napoleon qua đời. Để lập bia mộ cho một vị quân vương, người ta đã đo được chiều cao của Napoleon là 5 feet 2 inch theo đơn vị foot của Pháp, hay 5 feet 6,5 inch theo foot Anh (Imperial foot), có nghĩa là bằng 1,686 mét, và như vậy, chiều cao của Napoleon tương đương 1m70, còn hơn chiều cao trung bình của người Pháp ở thế kỷ 19. Sau đó, có tài liệu dùng đơn vị đo trên theo hệ thống đo của Anh, trong khi 1 inch của Pháp bằng 2,71 cm còn 1 inch của Anh chỉ bằng 2,54 cm, nên họ suy ra Napoleon chỉ cao khoảng 1m55 - Người châu Âu với chiều cao này thì đúng “lùn”!

Nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon ảnh 2

Hoàng đế Napoleon không hề lùn như nhiều người lầm tưởng.

Thêm một lý do khiến nhiều người hiểu lầm Napoleon thấp bé khác là vì thuở nhỏ, nhà cầm quân này có biệt hiệu Le petit caporal (viên Hạ Sĩ nhỏ bé), nhiều người sẽ nghĩ “petit” có nghĩa là “nhỏ”, hoặc “lùn”.

Thêm nữa, sau khi tốt nghiệp trường quân sự, Napoleon được phong quân hàm rất thấp nên có khoảng thời gian ông bị đồng đội chế nhạo là “chàng lùn".

Ngoài ra, đến khi Napoleon trở thành Hoàng đế, thì ông thường xuyên bị che khuất bởi các lính bảo vệ xung quanh, những người này thường cao to lừng lững, thấp nhất cũng từ 6 feet trở lên, bởi vậy Napoleon đã bị bé nhỏ đứng trong những người “khổng lồ”.

Có lẽ với những dẫn chiếu nêu trên, chúng ta có thể nhìn nhận lại sự “nhầm lẫn của lịch sử” về chiều cao của Napoleon Bonaparte - Người anh hùng của nước Pháp.

Sự hiểu lầm về chiều cao của Napoleon đã bị những kẻ thù của ông lợi dụng để góp phần hạ thấp hình ảnh của vị hoàng đế này, nói về ông một cách khinh miệt, rồi dần dần làm cho mọi người đều nghĩ Napoleon là chàng lùn.

Nhiều người đã lầm tưởng về chiều cao của Hoàng đế Napoleon ảnh 3

Hoàng đế Napoleon là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại.

Tuy nhiên, chuyện hoàng đế Napoleon cao thực sự bao nhiêu, cho đến nay vẫn chưa có công bố chính thức. Và nếu quả thật ông không thấp bé như mọi người vẫn tưởng thì giai thoại liên quan đến một câu nổi tiếng về ông là không có thực: Chuyện kể rằng trong khi nói chuyện, một người vốn ghét Napoleon đã nói vài câu ngầm ý chế giễu chiều cao khiêm tốn của ông. Nhưng Napoleon đã điềm nhiên trả lời một câu làm người đó cứng họng: "Thưa ngài, chiều cao của một người đàn ông tính từ đỉnh đầu lên tới mặt đất, chứ không phải từ đầu đến chân. Vì vậy ngài chỉ dài hơn chứ không cao hơn tôi". Có thể vì hiểu nhầm là Napoleon thấp bé, lại kính trọng tài năng, trí tuệ của ông nên người đời sau đã "sáng tác" ra câu chuyện này, truyền tai nhau rồi ai nấy đều cho rằng đó là chuyện có thật.

Dù tác giả là ai thì câu nói trên cũng là một chân lý. Bởi nhiều thiên tài như Einstein, Lenin, Charlie chaplin không phải là người cao lớn.

5 Hoàng đế Trung Quốc ham chơi, mê du lịch: Càn Long số 1?

Trung Quốc thời cổ đại có rất nhiều Hoàng đế yêu thích du lịch. Nhiều vị lấy danh nghĩa tuần du khảo sát dân tình nhưng thực chất là hưởng thụ ngắm cảnh.

5 Hoàng đế Trung Quốc ham chơi, mê du lịch: Càn Long số 1?

Tùy Dạng Đế thích kéo gia đình cùng đi du lịch Dương Châu; Khang Hi, Càn Long thì thích tung hoành ở miền sông nước Giang Nam. Nhưng Hoàng đế yêu thích du lịch nhất trong lịch sử Trung Quốc là ai?

Người bình thường sẽ nghĩ đến "thánh ăn chơi" Càn Long, bởi vì ông thường xuyên vi hành vòng quanh Giang Nam, lịch sử vui chơi giải trí phong phú có tiếng.

Dòng họ nào có nhiều người làm hoàng đế nhất lịch sử Trung Quốc?

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, 24 triều đại với 494 hoàng đế đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu, dòng họ quyền lực có nhiều người làm vua nhất là họ Lưu với 66 hoàng đế.

Dòng họ nào có nhiều người làm hoàng đế nhất lịch sử Trung Quốc?
Dong ho nao co nhieu nguoi lam hoang de nhat lich su Trung Quoc?
Lịch sử phong kiến kéo dài hàng ngàn năm gắn liền với sự hưng thinh, suy tàn của 24 triều đại. Theo thống kê, 494 hoàng đế thuộc 24 triều đại này đã lần lượt trị vì đất nước với thời gian tại vị khác nhau. 

Để được hoàng đế sủng ái, Triệu Phi Yến nhét thứ này vào người

Triệu Phi Yến từng cùng em gái của mình chiếm trọn sự ân sủng của Hán Thành Đế.

Để được hoàng đế sủng ái, Triệu Phi Yến nhét thứ này vào người

 Đó không phải chỉ dựa vào bề ngoài xinh đẹp mà phía bên trong còn bí mật liên quan đến việc vì sao độc sủng hoàng đế nhưng cả hai chị em lại chẳng thể sinh được đứa con nào.

Mọi người đều biết, Triệu Phi Yến tuy không thể được coi là một trong tứ đại mỹ nhân, nhưng quả thực cũng là đệ nhất mỹ nhân của triều Hán, vì thế mới có thể khiến Hán Thành Đế mê muội điên đảo. Triệu Phi Yến sinh ra trong gia đình nghèo khổ, do gia đình thiếu cái ăn cái mặc, từng bị cha bỏ rơi ở ngoài đường 3 ngày 3 đêm, nhưng 3 ngày 3 đêm nàng cũng không bị chết đói hay bị thú hoang ăn thịt, cha nàng lại không nhẫn tâm nên lại ôm nàng về nuôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới