5 Hoàng đế Trung Quốc ham chơi, mê du lịch: Càn Long số 1?

Trung Quốc thời cổ đại có rất nhiều Hoàng đế yêu thích du lịch. Nhiều vị lấy danh nghĩa tuần du khảo sát dân tình nhưng thực chất là hưởng thụ ngắm cảnh.

Tùy Dạng Đế thích kéo gia đình cùng đi du lịch Dương Châu; Khang Hi, Càn Long thì thích tung hoành ở miền sông nước Giang Nam. Nhưng Hoàng đế yêu thích du lịch nhất trong lịch sử Trung Quốc là ai?

Người bình thường sẽ nghĩ đến "thánh ăn chơi" Càn Long, bởi vì ông thường xuyên vi hành vòng quanh Giang Nam, lịch sử vui chơi giải trí phong phú có tiếng.

Nhưng nếu so với các Hoàng đế vì thỏa thích trải nghiệm du ngoạn mà băng hà trên đường thì Càn Long vẫn chỉ là "tay mơ".

Xuất thành tuần du của Hoàng đế Trung Quốc xưa có 2 kiểu: Một, vi hành khảo sát, củng cố địa vị. Hai, du lịch đúng nghĩa hưởng thụ cuộc sống.

Vi hành khảo sát, củng cố địa vị

Nếu tính về quãng đường du ngoạn ngoài kinh thành, không Hoàng đế nào có thể vượt qua Tần Thủy Hoàng.

Năm 221 TCN, Tần Vương Doanh Chính thống nhất 6 nước, thành lập triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi hoàn thành những công lao lịch sử này, Tần Thủy Hoàng cũng không nhàn rỗi mà bắt đầu hành trình "du lịch thiên hạ".

5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?
Tạo hình Tần Thủy Hoàng do diễn viên Trương Bân Bân thủ vai.

Thiên hạ rộng lớn, Đông Tây Nam Bắc, Tần Thủy Hoàng như người thích khám phá mọi thứ trên đời, tràn đầy sự tò mò về Trung Quốc đại lục, đã thực hiện 6 chuyến đi quy mô lớn.

Năm 220 TCN, Tần Thủy Hoàng bắt đầu chuyến tuần du đầu tiên. Thủy Hoàng tuần tra Lũng Tây, Bắc Địa, núi Xuất Kê Đầu. Đây là điểm khởi đầu trong chuyến đi của Tần Thủy Hoàng với mục đích củng cố hậu phương.

Đi đến phía tây Ninh Hạ, phía đông Cam Túc, băng qua Lũng Tây, đến huyện Lễ (cố hương của tổ tiên người Tần). Sau đó trở về Hàng Bảo Kê, Kỳ Sơn, Phượng Tường, về thành Hàm Dương. Hành trình lần này là truy tìm gốc gác tổ tiên, tuy rằng quãng đường không xa, nhưng chứa đựng ý nghĩa to lớn.

Tần Thủy Hoàng thực hiện 6 lần tuần du để củng cố hậu phương, tăng cường quản lý, hơn hết chính là tiếp thu kiến thức dân sinh, đất trời. Tần Thủy Hoàng đi vòng quanh lãnh thổ 6 nước, leo núi Thái Sơn tế lễ.

Việc làm này của Tần Thủy Hoàng có lẽ đã trở thành "cái cớ" trong thói quen xuất hành tuần du Bắc Nam của các Hoàng đế sau này.

Ngoài những lý do trên, mê tín dị đoan phong kiến là một yếu tố quan trọng của sở thích đi du lịch hay tuần du.

Thuốc trường sinh bất lão là thứ Tần Thủy Hoàng tha thiết khát khao cả đời. Khi còn trẻ, ông tràn đầy tham vọng, nhưng những năm cuối đời Tần Thủy Hoàng vì quá tham lam công lao, hy vọng có thể vĩnh viễn nắm giữ thiên hạ, thế là sử dụng mọi cách để tìm kiếm thuật trường sinh bất lão trong truyền thuyết. Giai đoạn lịch sử này được ghi chép chi tiết trong "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ".

Ngọc tỷ của Hoàng đế Trung Quốc Càn Long được bán với giá kỷ lục Xem 'Diên Hy Công Lược' nhìn lại 5 phi tần làm thay đổi lịch sử Trung Quốc

Sự chấp mê chấp muội này khiến Tần Thủy Hoàng mất hết lý trí, cuối cùng đã qua đời trên đường đi tìm tiên dược vì bạo bệnh.

Song, trên phương diện mục đích và tính chất, Tần Thủy Hoàng vi hành đúng nghĩa, chứ không phải hưởng thụ cuộc sống.

Trong lịch sử Trung Quốc, không chỉ có mỗi Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế duy nhất băng hà trên đường đi vi hành tìm kiếm thuốc trường sinh.

Hán Vũ Đế cũng là người thích du lịch. Phương Bắc không thể đi vì nhiều năm chiến tranh không ngừng, Hán Vũ Đế tiến về phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên, chuyến du ngoạn của Hán Vũ Đế không chỉ đơn thuần là ngắm cảnh hưởng thụ, mà còn song song với mục đích giống với Tần Thủy Hoàng, đó là tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão.

Du lịch hưởng thụ cuộc sống

Dưới đây là 5 vị Hoàng đế yêu thích du lịch nhất trong lịch sử Trung Quốc với những câu chuyện cực kỳ thú vị:

1. Càn Long "mê" Giang Nam
 5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?-Hinh-2
Tạo hình Càn Long do diễn viên Trương Thiết Lâm thủ vai trong phim Hoàn Châu Cách Cách.

Càn Long có thể được xem là người rất thích đi du lịch, không chỉ vòng quanh miền sông nước Giang Nam trên danh nghĩa vi hành khảo sát đời sống nhân dân, nhưng thật ra cũng là để tận hưởng cuộc sống.

"Trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng". Miền Giang Nam Trung Quốc xưa là vùng đất trù phú, sản sinh ra những nhà thơ đại tài, mỹ nữ cũng vô số kể.

Nếu đặt vào thời hiện đại, Càn Long chắc chắn được xem là một siêu blogger du lịch, chuyên giới thiệu về vùng đất Giang Nam của thi ca, cổ trấn và những con sông êm đềm.

5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?-Hinh-3
Chuyến tuần du Giang Nam xa hoa của Càn Long.

Bộ phim truyền hình "Hí thuyết Càn Long" năm 1992 kể về Càn Long đi tuần du miền Nam Trung Quốc thời bấy giờ, đặc biệt là câu chuyện tình sóng gió của ông với những vị mỹ nữ Giang Nam từng "làm mưa làm gió" một thời với những ai yêu thích điện ảnh Trung Quốc.

Có thông tin rằng Càn Long 74 tuổi đã thực hiện chuyến tuần du phương Nam thứ 6. Một chuyến đi dài như vậy thật sự không hề dễ dàng đối với người có tuổi như Càn Long nếu không có niềm đam mê du lịch bất diệt.

2. Vũ Tông ham chơi

5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?-Hinh-4

Minh Vũ Tông trong phim cổ trang Trung Quốc.

Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu nhà Minh được đánh giá là vị Hoàng đế yêu thích vui chơi giải trí. Ngoại trừ cuộc sống đặc sắc trong Hoàng cung, ông cũng rất thích ra ngoài tuần du, thậm chí còn gây ra một sự kiện khá lớn - "Chính Đức Nam tuần chi tranh" giữa vua và quần thần.

Minh Vũ Tông nhàm chán, muốn ra ngoài chơi, kết quả các đại thần sống chết không chịu, đồng loạt dập đầu trước Hoàng đế, dẫn đến hơn trăm người bị phạt, 14 đại thần tử vong. Ngay cả Hàn Lâm viện cũng bị liên lụy, sau đó quan thần cầu cứu Thái y viện ra mặt khuyên nhủ. Vũ Tông cuối cùng cũng không thể "chiến thắng" quần thần, hủy bỏ chuyến Nam tuần.

3. Chân Tông "hối lộ" để du lịch
 5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?-Hinh-5

Tống Chân Tông trong phim cổ trang Trung Quốc.

Tống Chân Tông Triệu Hằng cũng là một đế vương có đời sống cá nhân phong phú, ngoại trừ tinh thông cầm kỳ thi họa, cũng rất thích đi du ngoạn khắp nơi.

Đương nhiên, Tống Chân Tông đi du lịch chủ yếu là tế lễ trời đất, thể hiện mình là minh quân, nhưng vị Hoàng đế này không phải là minh quân thật sự.

Tống Chân Tông mấy lần muốn đi tế trời, thuận tiện quan sát đời sống dân tình, nhưng bị Tể tướng Vương Đán ngăn cản. Tống Chân Tông "hối lộ" Tể tướng, lấy danh nghĩa đưa rượu để được đồng ý. Đây có thể xem như là quân vương đầu tiên của Trung Quốc hối lộ quan thần để được đi du lịch.

4. Mục vương lập kế hoạch đi du lịch

Thời kỳ Thương Chu, đế vương du ngoạn song song với dẹp loạn thổ phỉ trừ dại cho dân. Đây cũng được xem là khái niệm du lịch mới mà các đế vương nghĩ ra cho mình. Vương triều chế độ nô lệ được thành lập, các đế vương có nguy cơ cao bị hãm hại trong cung đình, song đế vương cũng không được tùy tiện ra ngoài du ngoạn.

Đến thời Chu Mục Vương - một vị đế vương này tương đối "bất cần và tùy hứng", dẫn theo văn võ đại thần đi du lịch khắp nơi, hơn nữa còn có kế hoạch hành trình hẳn hoi. Đi đến đâu, Chu Mục Vương để lại rất nhiều cuộc tình dang dở, hậu thế Trung Quốc làm phim cũng không kể hết.

5. Tùy Dạng đế "vì du lịch quên thân"
 5 Hoang de Trung Quoc ham choi, me du lich: Can Long so 1?-Hinh-6
Tùy Dạng đế trong phim cổ trang Trung Quốc.

Theo sử ký ghi lại, Tùy Dạng đế là vị đế vương đã băng hà trên đường đi du lịch tuần du. Sau khi kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng hoàn thành, Tùy Dạng đế cảm thấy tự hào vì thời trước không thành tựu này, huống hồ phong cảnh ven kênh đào vô cùng xinh đẹp, không đi du lịch thật sự quá lãng phí.

Thế là ông đã tổ chức đội ngũ hùng hồn, đóng một chiếc thuyền du lịch khổng lồ, đi lang thang trên kênh đào Kinh Hàng trong nhiều tháng, để lại không ít câu chuyện tình lãng mạn ở Giang Hoài. Cuối cùng, Tùy Dạng đế cũng khó thoát khỏi số phận tương tự như Tần Thủy Hoàng, chết trên đường đi du lịch.

Ám ảnh cái chết, Tần Thủy Hoàng “trốn” xuống cung điện ngầm mỗi tối?

Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất. Íi ai ngờ ông hoàng này ám ảnh bởi cái chết. Vậy nên, Vua Tần được cho xây dựng cung điện ngầm và ở đó vào buổi tối.

Am anh cai chet, Tan Thuy Hoang “tron” xuong cung dien ngam moi toi?
 Là vị vua thứ 36 của nhà Tần, Tần Thủy Hoàng, tên thật là Doanh Chính, là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.

Vì sao mộ con trai Tần Thủy Hoàng khiêm tốn như thường dân?

Trong khi Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong lăng mộ khủng, Tần Nhị Thế lại được chôn cất trong ngôi mộ khiêm tốn như của thường dân. Điều này khiến hậu thế tò mò vì sao lại như vậy?

Vi sao mo con trai Tan Thuy Hoang khiem ton nhu thuong dan?
 Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà khi đang đi tuần du. Sau đó, người con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng là Doanh Hồ Hợi nối ngôi hoàng đế, gọi là Tần Nhị Thế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới