Nhiều điểm trông xe tự phát "chặt chém" người đến chùa Phúc Khánh giải hạn

(Kiến Thức) - Từ khoảng 18h ngày 2/3, hàng trăm người dân bắt đầu ùn ùn kéo nhau đến chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để làm lễ giải hạn sao Thái Bạch. Lợi dụng thời điểm này, nhiều điểm trông giữ xe tự phát đã không tiếc tay “chặt chém” người dân đi lễ chùa.

Nhiều điểm trông xe tự phát "chặt chém" người đến chùa Phúc Khánh giải hạn
Nhiều điểm trông giữ xe máy tự phát, vô tư nhận trả xe trước mặt công an
Để giúp người dân thuận tiện hơn khi đến chùa Phúc Khánh, cơ quan chức năng đã bố trí khu vực vườn hoa Ngã Tư Sở (Hà Nội) làm điểm trông giữ xe miễn phí giúp người dân.
Tuy nhiên, nhằm trục lợi một số cá nhân là người dân sống gần khu vực cửa hầm Ngã Tư Sở đã tự ý lập ra các điểm trông giữ xe máy, "chặt chém" người đến lễ chùa tùy thích với giá 20.000 đồng/xe máy, thậm chí là 30.000 đồng/xe.
Ngoài ra, tại các địa chỉ 362 Tây Sơn, ngõ 376 Tây Sơn cũng xuất hiện các điểm trông giữ xe máy tự phát, thu 20.000 đồng/xe máy.
Trong khi đó, tại khu vực chùa Phúc Khánh lực lượng Công an phường, thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ rất đông, nhưng những người trông giữ vẫn thoải mái nhận, trả xe.
Chia sẻ với PV Kiến Thức một cô gái (26 tuổi) bức xúc: "Ngày lễ họ trông giữ xe thu cao một tý cũng không sao, coi như mình cho lộc. Nhưng bức xúc nhất là điểm gửi xe tự phát số 362 Tây Sơn, khi lấy xe tôi đã trả tiền trước rồi nhưng họ bảo chưa trả. Tại sao công an có mặt lại không xử lý những trường hợp này?".
Dịch vụ cho thuê ghế nhựa giá "chát"
Tại khu vực chùa Phúc Khánh, một số người dân còn tổ chức cho những người đến làm lễ thuê ghế với giá 30.000 đồng/ghế; trong đó tiền ghế là 10.000 đồng và cược thêm 20.000 đồng phòng trường hợp ghế bị mất hoặc bị vỡ.
Theo quan sát của PV, những chiếc ghế cho thuê đều được chủ đánh số, ghi tên rõ ràng.
Điều đáng nói, những người cho thuê ghế tự ý xếp ra ngoài đường cản trở các phương tiện tham gia giao thông. Một số trường hợp chủ cho thuê bị lực lượng công an nhắc nhở nhưng vẫn tái diễn nên bắt buộc công an phải thực hiện biện pháp mạnh.
Người dân đến chùa Phúc Khánh từ cuối giờ chiều nay rất đông.
 Người dân đến chùa Phúc Khánh từ cuối giờ chiều nay rất đông.
Điểm trông giữ ở 362 Tây Sơn.
 Điểm trông giữ ở 362 Tây Sơn.
Cô gái (ngồi xe máy) bức xúc do chủ điểm trông giữ xe tự phát thu thêm tiền, dù trước đó đã trả.
 Cô gái (ngồi xe máy) bức xúc do chủ điểm trông giữ xe tự phát thu thêm tiền, dù trước đó đã trả.
 
Lực lượng chức năng sử dụng biện pháp.mạnh xử lý các trường hợp người cho thuê ghế vi phạm.
Lực lượng chức năng sử dụng biện pháp.mạnh xử lý các trường hợp người cho thuê ghế vi phạm. 

Biển người đổ về chùa Phúc Khánh giải hạn sao La Hầu

Tối mùng 8 tháng Giêng, trong và ngoài sân chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) chật kín người đến làm lễ dâng sao giải hạn nhân dịp đầu năm mới.

Biển người đổ về chùa Phúc Khánh giải hạn sao La Hầu
Video: Biển người đổ về chùa Phúc Khánh giải hạn sao La Hầu:

Ảnh: Biển người chen chân tham dự lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người dân Hà Nội cùng nhiều du khách đã kéo nhau đến chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để tham dự lễ cầu an lớn nhất trong năm vào tối ngày hôm qua.

Ảnh: Biển người chen chân tham dự lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh
Anh: Bien nguoi chen chan tham du le cau an o chua Phuc Khanh
 Mặc dù, đến 19h tối ngày 10/2, mới diễn ra lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) nhưng ngay từ khoảng 16h hàng nghìn người dân Thủ đô đã ùn ùn kéo nhau đến để kịp tìm chỗ đứng ngồi.

Hàng vạn người dân ngồi kín đường dự lễ Vu lan chùa Phúc Khánh

Hàng vạn người dân Hà Nội ngồi kín đường dự lễ Vu lan chùa Phúc Khánh

Hàng vạn người dân ngồi kín đường dự lễ Vu lan chùa Phúc Khánh
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh
 Trong số nhiều ngôi đình, chùa thì Tổ đình Phúc Khánh luôn được xem là tâm điểm của mùa Vu lan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-2
 19 giờ tối, Đại lễ mới chính thức bắt đầu nhưng từ chiều, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
 
 
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-3
 Rút kinh nghiệm nhiều năm trước phải chờ lâu vái vọng ngoài đường, nhiều người dân đã chuẩn bị cả ghế để tham dự nghi lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-4
 So với lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm tại thì lượng người tham gia không thể sánh bằng nhưng số người tham dự lễ Vũ lan tại chùa Phúc Khánh cũng đông nghịt khiến cả một đoạn đường Tây Sơn bị tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-5
 Rằm tháng Bảy không chỉ là ngày lễ Vu lan mà còn là ngày xá tội vong nhân. Dù được cử hành trong cùng ngày Rằm nhưng ý nghĩa, mục đích lại rất khác nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-6
 Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo để cầu siêu cho cha mẹ, tổ tiên được siêu thoát; là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-7
 Hàng ngàn người dân đã tập trung đông nghịt trước con ngõ 382 Tây Sơn để thực hành nghi lễ Vu lan báo hiếu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-8
 Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-9
 Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-10
 Vốn là một ngôi chùa linh thiêng vào bậc nhất Hà Nội, hằng năm vào Rằm tháng Giêng và tháng Bảy âm lịch, chùa Phúc Khánh luôn đông phật tử đến đăng ký làm lễ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-11
 Trong hơn một tiếng đồng hồ, cả khu vực Ngã Tư Sở nơi vốn ồn ào, vội vã bỗng tĩnh lặng lạ thường. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng tụng kinh vẳng vẳng phát ra từ trong chùa và tiếng tụng kinh của Phật tử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-12
 Những em nhỏ được cha mẹ đưa đến để làm lễ báo hiếu bậc sinh thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hang van nguoi dan ngoi kin duong du le Vu lan chua Phuc Khanh-Hinh-13
 Với quan niệm 'âm siêu dương thái', cõi âm có siêu thoát mới có thể phù hộ cho cõi dương thịnh vượng, nội dung chính của Đại lễ Vu lan tại Tổ đình Phúc Khánh sẽ chủ yếu là tụng kinh để cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất được siêu thoát, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.