Cha mẹ cần chú ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe của con. Ảnh: Sleepingbaby. |
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh, chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt như người lớn. Do đó, trẻ dễ bị mẩn ngứa, mất nước, kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Máy điều hòa không khí có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi cái nóng như thiêu đốt của mùa hè bằng cách mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ.
Môi trường mát mẻ có lợi cho trẻ sơ sinh có được một giấc ngủ ngon và không bị quấy rầy. Tuy nhiên, trước khi lắp điều hòa trong phòng bé, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng.
Điều hòa có an toàn cho trẻ sơ sinh?
Theo tạp chí Mom Junction, khi được sử dụng điều độ, máy điều hòa không khí có thể giúp giảm nguy cơ mất nước và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) do nhiệt độ phòng trong nhà cao.
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định để duy trì nhiệt độ tối ưu không quá lạnh, vì cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Khi được sử dụng thận trọng, máy điều hòa không khí có một số lợi ích:
Máy điều hòa có thể phản tác dụng nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết:
Phòng ngủ mát mẻ có thể giúp trẻ thoải mái, ngủ ngon trong thời tiết nóng bức. Ảnh: Oneourairftworth. |
Mẹo sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ
Dưới đây là một số lời khuyên cha mẹ nên thực hiện để giảm thiểu bất kỳ vấn đề nào ở em bé do nằm phòng điều hòa không khí.
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của máy điều hòa. Nghĩa là buổi trưa nắng nóng bạn có thể để mát 23 độ C nhưng buổi tối đặt điều hòa ở 26 độ C là mát.
Căn phòng lúc nóng lúc lạnh đôi khi khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ nhiệt độ ở mức ổn định, không quá lạnh cũng không quá nóng, đặt điều hòa ở mức 23-26 độ C là hợp lý.
Không để điều hòa thẳng vào trẻ
Cha mẹ cần nhớ để con bạn ngủ tránh xa luồng gió lạnh từ máy điều hòa. Hãy đảm bảo rằng bạn đặt nôi em bé cách xa lỗ thông hơi của điều hòa. Không khí lạnh trực tiếp có thể khiến bé cảm thấy lạnh.
Mặc quần áo cho bé phù hợp
Mặc cho bé nhiều lớp nhẹ che phủ cánh tay và chân của bé. Bạn cũng có thể sử dụng mũ mềm để bảo vệ đầu, đeo tất mỏng giúp cơ thể bé không bị lạnh.
Mặc dù nhiệt độ phòng có thể ở mức tối ưu, bạn vẫn cần đắp thêm một lớp cho bé khi cho ngủ trong phòng máy lạnh. Tránh dùng chăn quá dày để đắp cho bé (dưới 6 tháng tuổi) vì có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở.
Giữ nhà cửa, điều hòa luôn sạch sẽ
Mọi gia đình cần chú ý đến thời gian bảo dưỡng để đảm bảo điều hòa luôn sạch sẽ và chạy đúng công suất. Thường xuyên dọn phòng sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Nằm nhiều trong phòng điều hòa có thể khiến trẻ bị khô da, cha mẹ nên chú ý điều này. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ để trẻ đỡ khó chịu khi mũi bị khô. Ngoài ra, cha mẹ có thể đặt một bát nước trong phòng để cung cấp độ ẩm vừa phải cho phòng không bị khô.
Đừng đột ngột đưa trẻ ra ngoài trời
Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, cha mẹ không nên đột ngột đưa con ra môi trường bên ngoài. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt.
Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần tắt điều hòa, để trẻ tiếp tục ngồi trong phòng đó, nhiệt độ trong phòng tăng dần sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn. Khi nhiệt độ trong phòng gần bằng với nhiệt độ ngoài trời mới nên đưa trẻ ra ngoài.
Không lạm dụng điều hòa
Điều quan trọng là không nhất thiết phải bật điều hòa 24/24 giờ. Bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp thay thế để giữ cho phòng của bé mát mẻ:
Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.