Sai lầm phổ biến khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh mùa đông

Vào mùa đông, nhiều bậc phụ huynh lo lắng về cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Và trên thực tế, không ít cha mẹ mắc sai lầm trong việc này.

Sai lầm phổ biến khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh mùa đông
Mirror đưa tin, các phương pháp thông thường để giữ ấm cho trẻ sơ sinh, bao gồm quấn nhiều lớp và ngủ chung, thực sự có thể nguy hiểm cho bé.
Theo giáo sư Ian Sinha, một bác sĩ nhi khoa tư vấn về hô hấp tại Bệnh viện Nhi Alder Hey (Anh), cảnh báo rằng hành động này thậm chí có thể gây ra hậu quả chết người.
"Không nên quấn nhiều lớp vì nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tử vong trong giường cũi ở trẻ, và trẻ sinh non có nguy cơ cao hơn", bác sĩ nhấn mạnh.
Sai lam pho bien khi giu am cho tre so sinh mua dong
Ảnh minh họa. Ảnh: Getty. 
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Gareth Nye, giảng viên cao cấp tại Đại học Chester chuyên về sức khỏe bà mẹ và thai nhi, nói với Mirror: "Mặc nhiều quần áo cho bé lúc đầu có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng cuối cùng có thể dẫn đến việc con bạn cảm thấy quá nóng. Đó là một yếu tố góp phần gây ra các ca tử vong liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cũng nên tránh trùm đầu bé vì điều này có thể làm gián đoạn khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ".
Ngoài ra, ngủ chung giường với con cũng là một trong những yếu tố nguy cơ.
Chuyên gia gợi ý một số cách an toàn để giữ ấm cho trẻ trong mùa đông, bao gồm:
- Sử dụng túi ngủ đúng cách
- Giữ nhiệt độ phòng phù hợp
- Để ý ống thông gió
- Tránh để trẻ ướt át
- Đặt trẻ trong cũi riêng hoặc ngủ chung thì phải đảm bảo an toàn cho trẻ

Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em (Nguồn video: THĐT)

Thấy dấu hiệu này khi trẻ sơ sinh rụng rốn, mẹ đừng chủ quan

Những bất thường sau khi rụng rốn này là dấu hiệu cảnh báo rốn của trẻ có thể đang bị nhiễm trùng.

Thấy dấu hiệu này khi trẻ sơ sinh rụng rốn, mẹ đừng chủ quan
Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Sau khi cuống rốn rụng ra, rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự lành. Một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Không để trẻ sơ sinh nằm điều hòa? 4 điểm cần lưu ý

(Kiến Thức) - Khi để trẻ sơ sinh nằm điều hòa, phải chú ý nhiệt độ, độ ẩm, thông gió thường xuyên và quan sát liên tục. 

Không để trẻ sơ sinh nằm điều hòa? 4 điểm cần lưu ý
Trẻ sơ sinh có cơ thể vẫn đang phát triển và khả năng thích nghi với môi trường rất yếu. Lúc này, nếu nhiệt độ bên ngoài thay đổi quá lớn, chắc chắn sẽ khiến trung tâm điều chỉnh nhiệt độ của trẻ không theo kịp. Điều này sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ và khiến trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu bạn không chú ý, bé sẽ bị cảm lạnh.
Có nhiều lời khuyên rằng không nên để trẻ sơ sinh nằm điều hòa, vậy có đúng không? Nếu để trẻ sơ sinh nằm điều hòa cần phải chú ý những gì?

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bạn muốn chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách thì hãy ghi nhớ những điều dưới đây nhé.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Đặc điểm làn da của trẻ sơ sinh

Bạn cần biết cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách. Nguồn ảnh: Internet

Da của trẻ rất mỏng: Làn da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1⁄5 so với người lớn và có thể nhìn thấy các mạch máu nằm dưới da bé. Với làn da mỏng manh, cấu trúc da chưa ổn định, da bé rất dễ bị dị ứng hoặc chịu tổn thương bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài;

Da trẻ thường đỏ và nhăn nheo: Nguyên nhân vì ở trẻ sơ sinh, lớp mỡ dưới da của bé chưa được tích lũy nhiều nên da của trẻ không được căng mọng, các lớp biểu bì da xẹp xuống vì không được lớp mỡ nâng đỡ. Sau vài tuần, khi lớp mỡ dưới da hình thành, da bé sẽ hồng hào và trơn láng, bụ bẫm hơn;

Có nhiều lớp da mỏng màu trắng bong ra: Khi ở trong bụng mẹ, da của bé được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng, giúp bảo vệ bé trong môi trường nước ối. Khi bé được sinh ra, lớp màng trắng này bị cọ xát, khô và bong ra. Đây là tình trạng bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng;

Da trẻ sơ sinh có nhiều lông: Cùng với lớp màng màu trắng, lớp lông tơ mọc trên da của bé giúp bảo vệ trẻ trước các tác động của nước ối. Một số bé sẽ bị rụng gần hết lớp lông này khi còn ở trong bào thai nhưng cũng có bé sẽ ra đời với lớp lông này. Lớp lông này sẽ biến mất sau khi bé được khoảng 1 - 4 tuổi;

Mọc nhiều mụn sữa: Các lớp mụn sữa trên da bé có kích thước rất nhỏ, màu trắng giống như ngọc trai. Mụn sữa không nguy hiểm và có thể biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu sau 3 tháng mà mụn sữa trên da trẻ chưa biến mất thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra chính xác.

Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ đúng cách

Bé sơ sinh không nên tắm hàng ngày sẽ làm khô da của bé, nên giữ vệ sinh vùng kín của bé luôn sạch sẽ và lau nhẹ nhàng mặt mũi cho bé. Có thể cho bé tắm từ 2 - 3 lần một tuần khi bé được 1 tháng tuổi ở trong phòng kín gió bằng nước ấm có nhiệt độ khoảng từ 37 - 38 độ C. Chỉ nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ em và trẻ sơ sinh, không nên sử dụng xà bông vì có thể làm khô da bé.

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh thường có một lớp chất gây màu trắng ngà phủ trên da để giữ nhiệt, bảo vệ và che chở da bé, giúp nuôi dưỡng làn da bé những giờ đầu tiên sau sinh, vì vậy phải đợi 24 – 48 tiếng sau mới nên lau rửa sạch.

Chọn lựa tã tốt và chăm sóc kỹ vùng da mặc tã

Ngay cả khi tã không bị bẩn hoặc tã có khả năng thấm hút tốt, mẹ cũng nên thay tã thường xuyên cho bé sau 2-3 tiếng và thay ngay lập tức sau khi bé đi tiêu. Khi thay tã mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông cho bé, dùng khăn mềm lau khô rồi mới thay tã mới, tránh để da bé bị ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bị hăm.

Đặc biệt mẹ cần sử dụng loại tã giấy tốt, có khả năng thấm hút nhanh và khô thoáng. Sử dụng sản phẩm tã đúng với kích thước, cân nặng của bé, tránh chọn nhầm size lớn hơn hoặc nhỏ hơn gây khó chịu cho bé khi mặc.

Được thiết kế đặc biệt dành riêng cho làn da trẻ sơ sinh, miếng lót sơ sinh Jo NewBorn được chứng nhận y khoa, có chất liệu mềm mại an toàn, không gây kích ứng, trầy xước da bé khi sử dụng. Tã có khả năng thẩm hút nhanh chóng, chống thấm ngược, thoáng khí giúp bề mặt luôn khô thoáng tuyệt đối. Tã lót sơ sinh Jo NewBorn còn chứa hàng tỷ siêu phân tử nano bạc giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn virus, bảo vệ làn da bé khỏi bị hăm. Thiết kế màng đáy thông thoáng và dễ dàng lưu thông khí. Vách chống tràn hai bên thông minh với thun kép co giãn linh hoạt ngăn tràn hiệu quả cả khi bé nằm hay cử động. Miếng lót sơ sinh Jo thích hợp với những làn da sơ sinh nhạy cảm nhất.

Sử dụng kem dưỡng da hiệu quả cho bé

Sử dụng kem dưỡng dành riêng cho bé, tuyệt đối không dùng kem dưỡng da của mẹ đang dùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến làn da đang non nớt của bé.

Dùng kem dưỡng đúng liều lượng và quy định. Việc dùng nhiều kem dưỡng không hề tốt cho da cửa bé mà còn rất lãng phí. Mẹ chỉ nên thoa 1 lớp kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ buổi tối thôi.

Dùng kem dưỡng có thành phần tự nhiên, hạn chế có mùi hương hoặc có mùi hương dịu nhẹ, không bị hắc như mùi hoa oải hương, vani, chanh hoặc cam.

Chọn những sản phẩm có thành phần chiết xuất chủ yếu từ các thảo dược tự nhiên, các chất lành tính. Theo các chuyên gia thì kem dưỡng có thành phần chính là mật ong và sữa là tốt nhất cho bé

Cố gắng tìm hiểu thật kỹ thành phần để tránh những sản phẩm có chất dị ứng với bé.

Nên mua những tuýp nhỏ trước để bé dùng thử vì làn da của mỗi bé không giống nhau.

Chọn những địa chỉ uy tín, chính hãng để mua kem dưỡng cho bé. Các mẹ tuyệt đối không nên ham hàng rẻ mà chọn sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

Ngoài việc dùng kem dưỡng ẩm, đối với những bé không còn dùng sữa mẹ, nên chú ý bổ sung nhiều nước cho bé vì nước là thành phần chính giúp làn da luôn mềm mại và mịn màng.

Với các bé bị viêm da cơ địa hay bị chàm thì tần suất bôi kem cần nhiều hơn từ 3-5 lần/ngày. Thậm chí khi nào nhìn thấy da mặt bé có dấu hiệu đỏ hoặc khô thì có thể tiếp tục bôi lớp kem mỏng lên.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.