Nhen nhóm “sóng” giá đất ăn theo quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo

Mặc dù dự án cầu Trần Hưng Đạo chưa được phê duyệt nhưng các dữ liệu thông tin cho thấy, Hà Nội xác định cây cầu là hướng kết nối trọng điểm nhằm phát triển đô thị về phía Bắc sông Hồng. Ngay từ lúc thông tin bắt đầu “rò rỉ” thì các nhà đầu tư, cò đất đã đẩy “sóng” giá đất ở quanh khu vực dự án lên cao.

Nhen nhóm “sóng” giá đất ăn theo quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo
Nhen nhom “song” gia dat an theo quy hoach cau Tran Hung Dao
 Giá đất ở Cổ Linh, Hồng Tiến (quận Long Biên, Hà Nội) đang được đẩy lên cao khi “gắn mác” gần địa điểm thi công cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: Cao Nguyên
Giá đất có dấu hiệu tăng cao
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt đề xuất phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đồng thời chấp thuận giao cho một công ty lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Cầu Trần Hưng Đạo nằm ở khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Toàn tuyến cầu dài khoảng 5,5km, đi qua địa phận các quận Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ), Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy).
Việc tăng tính kết nối, nâng cấp hệ thống giao thông được kỳ vọng sẽ mở thêm hướng phát triển các đô thị vùng ven, thu hút người dân về sinh sống, góp phần thúc đẩy mục tiêu giãn dân khu vực nội đô Hà Nội.
Theo ghi nhận của PV tại khu vực Cổ Linh, Hồng Tiến (quận Long Biên)…, việc rao bán nhà đất tại đây luôn gắn với cầu Trần Hưng Đạo. Một mảnh đất trên đường Hồng Tiến (phường Bồ Đề) rộng 79m2 được chủ nhà rao với giá gần 8 tỉ đồng. Theo lời rao bán của ông chủ này, thời gian gần đây giá đất đang tăng và sẽ tăng cao nữa.
“Khi cầu Trần Hưng Đạo được hoàn thiện thì rất thuận lợi về mặt giao thông. Giá đất ở đây không chỉ dừng lại như vậy. Nếu có tiền thì cứ mua và để đấy thì chắc chắn lãi chứ không bao giờ lỗ được”, vị này nhấn mạnh.
Cũng trên mặt đường Hồng Tiến, căn nhà 90m2, 5 tầng, có thể cho thuê văn phòng, trụ sở công ty được chào bán với giá hơn 16 tỉ đồng (180 triệu đồng/m2). Khi PV tỏ ra lăn tăn vì giá đắt thì được vị chủ nhà này trấn an với “mác” cầu Trần Hưng Đạo mà xây xong thì còn cao nữa. Cũng theo vị này, nhà làm để ở nên nội thất và mọi thứ đều tốt.
Trong vai người đi mua nhà, PV tìm đến một căn nhà 52m2, 4 tầng, mặt đường Cổ Linh được giới thiệu ôtô vào tận nhà, thanh khoản tốt và đặc biệt chỉ mất khoảng 5-10 phút ra tới cầu Trần Hưng Đạo được chào bán với giá hơn 8 tỉ đồng (153 triệu đồng/m2). Cách đó không xa, căn nhà 5 tầng tại Phố Trạm, diện tích 56m2, lô góc 2 mặt thoáng (gần đường Cổ Linh, Aeon Long Biên) đang chào bán 3.85 tỉ đồng (68 triệu/m2)...
Tìm hiểu của PV cho thấy, lượng đăng tải thông tin và rao bán đều được gắn mác với cầu Trần Hưng Đạo sắp được xây dựng nên giá được đẩy cao hơn hẳn. Với thực tế, ở những khu vực này giá đã cao sẵn nên nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo là người mua, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ.
Phải có tầm nhìn dài hạn
Theo báo cáo quý II/2021 của Batdongsan.com.vn, giá rao bán chung cư tại quận Long Biên đã tăng từ 3-6% so với quý trước. Trong đó, phân khúc bình dân tăng 5%, trung cấp tăng 3% và cao cấp tăng 6%. Nhà riêng, nhà mặt phố tại quận Long Biên cũng cho thấy sức hút đáng kể khi có mức độ quan tâm tăng 17%, lượng tin đăng tăng 38%. Tốc độ tăng giá nhà riêng đã tăng khoảng 5% so với quý I.
Báo cáo của tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm của Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng chỉ ra Long Biên và Gia Lâm góp mặt trong những khu vực có mức tăng giá mạnh nhất Hà Nội trong giai đoạn sốt đất đầu năm, tại phân khúc đất nền dự án và chung cư thị trường thứ cấp.
Đối chiếu của PV cho thấy, với mức bán 80-120 triệu/m2, giá bất động sản phía Đông Hà Nội đang ngang ngửa, thậm chí cao hơn đất phía Tây như: Hoài Đức, Hà Đông, Nam Từ Liêm. Dù vậy, các chuyên gia bất động sản nhận định giá vẫn còn tăng nữa.
Nói với Lao Động, ông Đặng Thanh Tùng - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Địa Ốc Nam Việt cho biết, hạ tầng hoàn thiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá bất động sản. Ví dụ như thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, những năm 2017-2018 chỉ loanh quanh khoảng 20-40 triệu/m2, thì nay, nhiều khu đô thị mới “mọc” lên, kéo theo hạ tầng đồng bộ, giá bất động sản trong vùng tăng lên 80-90 thậm chí 100 triệu đồng.
Hay như khu vực Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, năm 2014-2017, giá bất động sản không tăng, thậm chí giảm đến 10 triệu/m2. Nhưng nay, khi hạ tầng đồng bộ, nhiều khu dân cư hiện đại được đầu tư, giá bất động sản tăng lên 60-70 triệu/m2.
Cùng quan điểm, theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, Hà Nội đang hoàn chỉnh hệ thống giao thông rất tốt đặc biệt là các tuyến trục chính xung quanh Thủ đô. Đây là cơ hội rất lớn cho khu vực phía Đông, kết nối tới các dự án lớn ở Gia Lâm, Đông Anh. Với lợi thế đấu nối thẳng vào khu vực phố cổ Hà Nội, cây cầu Trần Hưng Đạo có ý nghĩa rất lớn trong an sinh xã hội, việc giãn dân khu vực phố cổ cũng không phải là khó.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Đức Hùng nhấn mạnh, nhờ vào sự phát triển của hạ tầng thì tăng giá là điều không mấy ngạc nhiên. Tuy nhiên, dù đầu tư để sử dụng hay chờ sinh lời bán sang tay thì người mua cũng phải tìm hiểu kỹ về quy hoạch khu vực và năng lực của chủ đầu tư.
Theo ông Hùng, để cầu Trần Hưng Đạo và các dự án hạ tầng khác được thi công hoàn thành thì cần nhiều năm nữa. Do vậy, các nhà đầu tư định rót vốn vào khu vực này cần có tầm nhìn dài hạn.

Ai đứng đằng sau cơn sốt đất nền vùng ven TP.HCM?

Quận 9 (TP.HCM) được xem là tâm điểm cơn sốt đất nền. Cảnh người dân xếp hàng làm các thủ tục liên quan đến đất đai cộng với giá đất bị đẩy lên cao khiến nhiều người dự đoán giá đất nền sẽ lại vượt đỉnh năm ngoái.

Ai đứng đằng sau cơn sốt đất nền vùng ven TP.HCM?

Quay cuồng với giá đất thay đổi từng ngày

Theo khảo sát của PV Infonet, giá đất tại hầu hết các tuyến đường huyết mạch của quận 9 đều đang nhảy múa, tăng mạnh so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

Hà Nội: Giá đất 4 huyện sắp lên quận tăng "nóng", khách có xuống tiền?

(Kiến Thức) - Trên thị trường, giá đất tại 4 huyện Hà Nội đang được đề xuất lên quận đã tăng đột biến. Trong khi đó, nhiều "cò" ra sức quảng cáo, tung hô để khách xuống tiền.

Hà Nội: Giá đất 4 huyện sắp lên quận tăng "nóng", khách có xuống tiền?
Giá lên cao chót vót
Đầu năm 2019, Hà Nội đã có đề xuất chuyển 4 huyện Thanhh Trì, Hoài Đức, Đông Anh và Gia Lâm lên quận vào năm 2020. Ngay lập tức, giá đất tại những khu vực này đã tăng cao chót vót, khiến không ít người nghi ngờ là do bị "thổi". 

Cận cảnh tuyến đường 'vàng', đắt đỏ nhất Hà Nội

Dù đang có xu hướng giảm so với hồi cuối năm 2019 nhưng giá đất tại phố Nhà Chung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn đang được niêm yết lên đến...

Cận cảnh tuyến đường 'vàng', đắt đỏ nhất Hà Nội

Can canh tuyen duong 'vang', dat do nhat Ha Noi

Theo bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 1.1.2020 đến 31.12.2024 thì quận Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất là gần 188 triệu đồng/m2; giá đất thấp nhất thuộc quận Hà Đông, hơn 4,5 triệu đồng/m2. Ảnh: Phan Anh

Can canh tuyen duong 'vang', dat do nhat Ha Noi-Hinh-2

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế và thông tin trên 1 số trang tin bất động sản, giá đất tại nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội cao gấp nhiều lần so với mức niêm yết của UBND. Dẫn đầu danh sách những tuyến phố đắt nhất  đang là phố Nhà Chung (970 triệu/m2). Được biết mức giá này đã được điều chỉnh giảm khá nhiều so với thời điểm cuối năm 2019. Ảnh: Hoài Anh

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.