Nhật-Mỹ hối thúc TQ tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật-Mỹ  vẫn hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông, ngay cả khi ASEAN né tránh đề cập phán quyết này trong Tuyên bố chung AMM-49.

Trên thực tế, ai cũng nói và chỉ có một mình Tuyên bố chung của AMM-49 là không đề cập đến phán quyết PCA. Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Vietiane của Lào sau một cuộc họp với các đối tác ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ phán quyết PCA và cho rằng Trung Quốc và ASEAN có trách nhiệm duy trì hòa bình trong khu vực. Ông Vương Nghị lặp lại lập trường của Bắc Kinh rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết giữa các bên liên quan.
Nhat-My hoi thuc TQ tuan thu phan quyet PCA ve Bien Dong
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo ngày 4/5/2016 ở Vietiane. Ảnh prokerale.com 
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Vientiane hôm 25/7 rằng tất cả các bên cần tránh leo thang căng thẳng trong khu vực và nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông khẳng định phán quyết PCA về vụ kiện Biển Đông có tính “ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên tranh chấp". Ngoại trưởng Kishida cũng đã gặp riêng Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Brunei và các nước ASEAN khác để nhấn mạnh sự cần thiết của việc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết PCA.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khoảng một tiếng đồng hồ, trong cuộc họp đầu tiên giữa hai quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ-Trung Quốc sau phán quyết PCA.
Nhật Bản và Mỹ trình bày lập trường thống nhất về Biển Đông, lo ngại rằng những tham vọng trên biển của Trung Quốc có thể đe dọa sự ổn định của khu vực. Biển Đông là một tuyến đường biển quan trọng đối với Nhật Bản và việc không ngăn chặn hành động hung hăng bạo ngược của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này tạo điều kiện cho Bắc Kinh có hành động tương tự ở Biển Hoa Đông. Về phần mình, Mỹ cũng muốn duy trì sự cân bằng quân sự hiện có trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ở thủ đô Vientiane, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida và và Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Trong tuyên bố chung, ba vị ngoại trưởng nói trên đã bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông" và "kêu gọi tất cả các nước để kiềm chế các hành động như hút cát đắp đảo quy mô lớn và xây dựng các tiền đồn cũng như việc sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự ”. Ba vị ngoại trưởng Mỹ-Nhật-Australia cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông.
Trước sự hối thúc của Nhật Bản và Mỹ, Trung Quốc tìm cách ve vãn, xoa dịu ASEAN. Trong cuộc họp báo ở Vietiane hôm 25/7, Ngoại trưởng Vương Nghị tiết lộ kế hoạch đạt được một số tiến bộ trong sáu tháng đầu của năm 2017 đối với việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp hàng hải trong khu vực.
Nhưng người ta vẫn còn phải chờ xem cái gọi là “một số tiến bộ” mà ông Vương tiết lộ có ý nghĩa như thế nào?

Trung Quốc “ngã ngửa” trước lập trường của Nga về Biển Đông

(Kiến Thức) - Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga về Biển Đông sau phán quyết PCA đã khiến cho Trung Quốc “ngã ngửa” vì không giống những gì mà Bắc Kinh hằng mong đợi.

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Anton Tsvetov của Hội đồng Nga về Các vấn đề quốc tế (RIAC) đồng thời là cố vấn chính sách đối ngoại về khu vực Đông Nam Á, trong bài viết đăng trên trang mạng The Dipolomat ngày 16/7/2016.
Ngày 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” cũng như hành vi gây hại cho môi trường và ngư dân Philippines ở Biển Đông của Trung Quốc là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Phán quyết này đã đẩy Bắc Kinh vào tình thế buộc phải giảm thiểu tổn thất, mặc dù Trung Quốc vẫn bác bỏ thẩm quyền của PCA, tuyên bố không tuân thủ phán quyết và liệt kê một loạt các nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông.

Indonesia thúc đẩy thảo luận vấn đề Biển Đông tại AMM-49

(Kiến Thức) - Theo báo The Jakarta Post ngày 22/7, Indonesia cố gắng đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM-49) cuối tuần này.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) ở Lào cuối tuần này là cuộc họp lớn đầu tiên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) kể từ sau phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền hầu hết Biển Đông của Trung Quốc.
Indonesia thuc day thao luan van de Bien Dong tai AMM-49
Indonesia thúc đẩy thảo luận về Biển Đông tại AMM-49. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi. Ảnh poskotanews.com 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.