Trung Quốc “ngã ngửa” trước lập trường của Nga về Biển Đông

(Kiến Thức) - Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga về Biển Đông sau phán quyết PCA đã khiến cho Trung Quốc “ngã ngửa” vì không giống những gì mà Bắc Kinh hằng mong đợi.

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Anton Tsvetov của Hội đồng Nga về Các vấn đề quốc tế (RIAC) đồng thời là cố vấn chính sách đối ngoại về khu vực Đông Nam Á, trong bài viết đăng trên trang mạng The Dipolomat ngày 16/7/2016.
Ngày 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” cũng như hành vi gây hại cho môi trường và ngư dân Philippines ở Biển Đông của Trung Quốc là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Phán quyết này đã đẩy Bắc Kinh vào tình thế buộc phải giảm thiểu tổn thất, mặc dù Trung Quốc vẫn bác bỏ thẩm quyền của PCA, tuyên bố không tuân thủ phán quyết và liệt kê một loạt các nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông.
Trong danh sách các nước được cho là ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, Nga là nước lớn nhất và có ảnh hưởng nhất.
Chỉ có điều phản ứng của Liên bang Nga trước phán quyết PCA là hơi chậm và gián tiếp trong ngày 14/7, hai ngày sau phán quyết của PCA.
Phản ứng của Nga được đưa ra dưới hình thức trả lời câu hỏi của một nhà báo Trung Quốc tại cuộc họp báo hàng tuần của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Maria Zakharova. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nga không muốn sa vào tranh chấp và không coi Biển Đông là ưu tiên cấp bách hàng đầu.
Như thường lệ, Liên bang Nga bày tỏ ủng hộ giải pháp ngoại giao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên hữu quan, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế - bao gồm UNCLOS và Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) - và sớm kết thúc đàm phán về một bộ luật có tính ràng buộc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Trung Quoc “nga ngua” truoc lap truong cua Nga ve Bien Dong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rõ rằng Moscow không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Ảnh  Sputnik News
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rõ rằng Moscow không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Mặc dù vẫn chống lại sự can thiệp của các nước ngoài khu vực, phát ngôn viên Zakharova đã không đề cập đến việc các nước không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lợi dụng tình hình để mưu cầu lợi ích địa chính trị, một thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ Mỹ.
Cuối cùng, phát ngôn viên Zakharova nhiều lần đề cập đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và hỗ trợ vai trò của UNCLOS trong việc duy trì pháp luật quốc tế trên các đại dương.
Bắc Kinh từng sử dụng các kênh song phương để thúc đẩy Nga theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Chỉ một ngày trước khi phán quyết PCA được công bố, phó đại sứ Trung Quốc ở Moscow đã đến Bộ Ngoại giao Nga để thảo luận về "các vấn đề song phương và toàn cầu hiện nay”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zakharova đã nói rõ rằng Nga không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp Biển Đông và cho thấy khá rõ việc bên nào đang cố gắng lôi Nga vào cuộc.
Như thường lệ, Bắc Kinh vẫn đưa Nga vào danh sách các nước ủng hộ Trung Quốc thách thức phán quyết của PCA. Về phần mình. Liên bang Nga dường như cũng tránh làm phật lòng đối tác chiến lược Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là trong môi trường nhanh chóng thay đổi hiện nay, thành công ngoại giao của Nga sẽ bao gồm tính thực dụng và giảm thiểu áp lực từ đến từ hai phía, ngay cả khi tính trung lập này bị coi là thiếu hỗ trợ “đối tác chiến lược” Trung Quốc.

Yemen giành lại eo biển từ tay phe nổi dậy Houthi

(Kiến Thức) - Lực lượng chính phủ Yemen phối hợp cùng liên quân Ả-rập vừa giành lại eo biển Mandab từ tay phe nổi dậy Houthi.

Reuters dẫn lời người phát ngôn chính phủ Yemen cho biết nước này đã giành lại quyền kiểm soát Mandab – eo biển nối Biển Đỏ với Vịnh Aden – từ tay phe nổi dậy Houthi.
“Với mục tiêu bảo vệ tuyến đường biển quan trọng, trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn ngày 1/10, chính phủ Yemen và lực lượng liên quân Ả-rập đã giải phóng eo biển Bab al-Mandab và đảo Mayun”, Rajeh Badi xác nhận với hãng Reuters qua điện thoại.

Phe Houthi tái chiếm một số khu vực ở miền Nam Yemen

Phe nổi dậy Houthi chiếm lại một số khu vực ở miền Nam Yemen từ tay ​nhóm trung thành với chính phủ của Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi.

Nguồn tin quân sự ngày 8/11 cho biết phe nổi dậy Houthi do Iran hậu thuẫn tại Yemen đã chiếm lại một số khu vực ở miền Nam nước này từ tay ​nhóm trung thành với chính phủ của Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi, lực lượng hiện đang đặt trụ sở tạm thời tại thành phố cảng Aden.
Phe Houthi tai chiem mot so khu vuc o mien Nam Yemen
Binh sỹ Yemen giao tranh với phe Houthi tại tỉnh miền trung Marib ngày 28/9. (Nguồn: Reuters/TTXVN) 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.