Nhật Bản bác tin muốn có tàu sân bay

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa chính thức xác nhận thông tin nước này đang không tìm cách sở hữu tàu sân bay.

Trả lời hãng tin Jane’s ngày 15/1, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bác tin do truyền thông nước này dẫn nguồn các quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nhật về kế hoạch đóng tàu sân bay với các máy bay chiến đấu.
Người phát ngôn này cũng viện dẫn Điều 9 trong Điều lệ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không cho phép lực lượng này vận hành tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay ném bom chiến lược tầm xa hay tàu sân bay.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Năm 2013, Nhật đã hạ thủy tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo (số hiệu DDH-183) do nhà máy IHI Marine United đóng mới cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Con tàu được thiết kế chủ yếu nhằm mục đích chống tàu ngầm và đối phó thảm họa thiên nhiên khi cần.
Theo các chuyên gia nước ngoài, Nhật Bản không hề muốn sử dụng tàu Izumo để tăng cường khả năng tấn công, mà chỉ hy vọng dựa vào các trực thăng trên tàu tăng cường khả năng đổ bộ đường biển của Nhật Bản.
Mặc dù được gọi là tàu khu trục chở trực thăng, nhưng với lượng giãn nước gần 30.000 tấn, JDS Izumo được giới chuyên gia Trung Quốc coi là tàu sân bay hạng nhẹ. Thậm chí đã có đồn đáo cho rằng JDS Izumo có thể được cải tiến để chở máy bay tiêm kích tàng hình F-35B, biến nó thành một tàu sân bay thực thụ.

JDS Izumo: “sát thủ săn ngầm” lớn nhất Nhật Bản

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước 27.000 tấn, JDS Izumo không chỉ là tàu chiến lớn nhất Nhật Bản kể từ sau Thế chiến thứ 2 mà còn là “sát thủ săn ngầm” lớn nhất.

Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua.
 Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua. 
JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United.
JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United. 

Nhận mặt 12 tàu chiến lớn nhất, uy lực nhất thế giới

(Kiến Thức) - Khu trục chở trực thăng JDS Izumo (Nhật Bản), tàu sân bay lớp Nimitz (Mỹ), Kuznetsov (Nga), Liêu Ninh (Trung Quốc)…được xem là những tàu chiến lớn nhất thế giới.

Tàu chiến JDS Izumo vừa mới được Nhật Bản hạ thủy hôm 6/8 được xếp vào kiểu loại tàu khu trục nhưng thiết kế thêm boong phóng máy bay lớn cho phép hoạt động của nhiều máy bay cùng lúc. Con tàu được đặt tên là JDS Izumo theo tên một tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị Mỹ đánh chìm năm 1945. JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 245m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn 970 người, chở tối đa 14 trực thăng săn ngầm, quét mìn, vận tải...
 Tàu chiến JDS Izumo vừa mới được Nhật Bản hạ thủy hôm 6/8 được xếp vào kiểu loại tàu khu trục nhưng thiết kế thêm boong phóng máy bay lớn cho phép hoạt động của nhiều máy bay cùng lúc. Con tàu được đặt tên là JDS Izumo theo tên một tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị Mỹ đánh chìm năm 1945. JDS Izumo có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, dài 245m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn 970 người, chở tối đa 14 trực thăng săn ngầm, quét mìn, vận tải...
JDS Izumo đang bị giới chuyên gia Trung Quốc chỉ trích như là nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản bị hạn chế về xây dựng lực lượng quân sự, nước này chỉ được phép duy trì lực lượng phòng vệ, không được chế tạo vũ khí hạt nhân hay tàu sân bay. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc dẫn đến những lo ngại về sự leo thang trong tranh chấp đảo. Quan chức Nhật Bản khẳng định con tàu sẽ được sử dụng để hỗ trợ hoạt động nhân đạo và sơ tán quy mô lớn.
 JDS Izumo đang bị giới chuyên gia Trung Quốc chỉ trích như là nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản bị hạn chế về xây dựng lực lượng quân sự, nước này chỉ được phép duy trì lực lượng phòng vệ, không được chế tạo vũ khí hạt nhân hay tàu sân bay. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc dẫn đến những lo ngại về sự leo thang trong tranh chấp đảo. Quan chức Nhật Bản khẳng định con tàu sẽ được sử dụng để hỗ trợ hoạt động nhân đạo và sơ tán quy mô lớn.

Tin mới