Theo đó, Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tăng cường kiểm soát, có giải pháp tiêu thoát nước hạn chế úng ngập tại các điểm đen về úng ngập khi mưa bão lớn, đặc biệt tại các hầm chui Đại lộ Thăng Long, các tuyến Tỉnh lộ, Quốc lộ dễ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Chuẩn bị tập kết máy móc thiết bị, nhân lực, hậu cần,... triển khai ứng trực, xử lý sự cố. Tăng cường duy trì hệ thống cống, rãnh, ga thu nước mặt,... tăng cường khả năng tiêu thoát nước, giảm thời gian, chiều sâu úng ngập;
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội rà soát, tăng cường chằng chống hệ thống cây mới trồng hạn chế gãy đổ; kiểm tra thực hiện cắt tỉa gọn tán, hạ thấp độ cao đảm bảo an toàn trong mưa bão; Chuẩn bị thiết bị, nhân lực, hậu cần tổ chức ứng trực, kịp thời giải tỏa cây, cành cây gãy đổ không để xảy ra ùn tắc giao thông;
Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị: Đảm bảo an toàn chiếu sáng đô thị, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố (nếu có); Chuẩn bị máy móc thiết bị, nhân lực, hậu cần,... triển khai ứng trực theo quy định.
Cơn bão số 2 vừa qua đã khiến một số cây ở khu vực quận Tây Hồ gãy đổ. (Ảnh: PV) |
Các đơn vị cung cấp nước sạch: Đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ nhu cầu của Nhân dân; Trường hợp mất nước cục bộ do thiên tai, phải có giải pháp cung cấp nước sạch kịp thời: Dự trù các bình, bể chứa di động và phương án cung cấp bằng xe stec hoặc thiết bị chuyên dùng khác không để tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố;
Mời quý vị xem video: Đón dâu ngày mưa bão
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường Thành phố: Tăng cường duy trì, tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trong trường hợp mưa bão, úng ngập; Tăng cường kiểm tra, có kế hoạch phòng ngừa sự cố, tránh gây ô nhiễm không để nước rỉ rác ra môi trường tại các Khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố;
Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội; Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở; Thanh tra Sở Xây dựng; Chi cục Giám định xây dựng: Kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện các khiếm khuyết, hư hỏng của công trình để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho công trình; có biện pháp chống ngập tầng hầm, kiểm tra, rà soát tình trạng hoạt động của các thiết bị, máy móc đảm bảo bơm tiêu phòng chống úng ngập và an toàn phòng cháy chữa cháy trong tầng hầm;
Đối với các công trình đang thi công: Rà soát, đảm bảo an toàn hệ thống cần trục tháp, gia cố các thiết bị như giàn giáo thi công, máy vận thăng,... đảm bảo ổn định, liên kết chắc chắn với kết cấu công trình. Đồng thời, kiểm tra, rà soát các nhà yếu, nhà nguy hiểm: Xây dựng phương án, chuẩn bị địa điểm và tổ chức thực hiện việc di dời dân cư khi công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm (nếu có) do thiên tai giông bão gây ra;
UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây chỉ đạo triển khai ứng phó đảm bảo có hiệu quả theo phương châm "3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, 5 không": Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thiết bị và hậu cần tại chỗ để thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, thiên tai không để xảy ra các tình huống bất ngờ, bị động nhằm ứng phó có hiệu quả với mọi diễn biến của thiên tai; Chủ động rà soát, chỉ đạo, có giải pháp ứng phó đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với các chung cư cũ, xuống cấp gây nguy hiểm, nhà dân dột nát, nguy hiểm; chằng chống gia cố các công trình, nhà ở, cơ sở sản xuất, cần cẩu, cần trục, biển quảng cáo, trạm thu phát sóng đảm bảo an toàn. Trường hợp cần thiết phải chủ động thông báo di dời nhân dân ra khỏi các công trình nguy hiểm đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai dông, bão…