Nhẫn được an vui

Cổ đức dạy: “Giang sơn dễ đổi, tính người khó sửa”. Vì nguyên nhân tập khí nặng nề, nhưng không phải là không sửa được. 

Nhẫn được an vui
Nếu chúng ta có trí tuệ, nỗ lực tu hành sửa đổi thì tính nết gì cũng thay đổi được. 
Lời dẫn: Đức Phật dạy: “Chúng ta ở thế giới này, gọi là thế giới Ta - Bà”. Ta - Bà dịch là “Kham nhẫn”. Ý nghĩa nói người ở thế giới này là kham nhẫn chịu nhiều đau khổ. Chúng ta kham nhẫn chịu nhiều đau khổ những gì? Có rất nhiều đau khổ như hoàn cảnh môi trường bão lụt, động đất, thiên tai, sạt lở. Khí hậu có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, lạnh rét, nóng bức.
Thân người có các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết. Tinh thần có vui buồn, mừng giận, thương yêu phải chia lìa, oán ghét phải luôn gặp mặt, mong cầu không được. Chúng ta phải nhẫn chịu những điều đau khổ như vậy, gọi là thế giới Ta - Bà. Nếu chúng ta không nhẫn chịu được? Là tự mình hủy diệt (Tự sát); hoặc oán trời trách người, làm những điều ác sát, đạo dâm; thậm chí tạo các ác nghiệp để trốn tránh đau khổ. Người nào biết được khổ mà tạo thêm khổ thì càng khổ thêm.
Truyện kể: Ngày xưa có một con cáo và một con nai cùng ở trong rừng dưới một gốc cây cổ thụ. Một hôm, vì gió mạnh làm gãy cành rớt xuống trúng ngay lưng chúng nó. Con nai nghĩ ở trong rừng gió thổi mạnh làm cho cây gãy là chuyện bình thường. Nhưng con cáo chịu không được. Nó dự định rời đi chỗ khác. Khi nó sắp đi, con nai khuyên: “Anh cáo ơi! Cây cổ thụ này chẳng những chắn gió, che mưa cho chúng ta mà còn cung cấp cho chúng ta trái cây thơm ngọt. Vì sao anh muốn rời đi nơi khác?”
Con cáo đáp: “Không! Tôi không chịu đựng nổi, anh cho ở đây tốt thì cứ ở đi. Tạm biệt anh”.
Nó cong đuôi chạt không quay đầu lại.
Con cáo đến một nơi đồng trống, ban ngày thời tiết rất nóng bức, đến ban đêm thì rất lạnh và rét; nó cảm thấy lúc lạnh, lúc nóng rất khó chịu. ở được vài ngày nó lại chịu không nổi rồi đi tiếp. Khi nó sắp đi, một con nai khác đến khuyên: “Này anh cáo! Tại sao anh lại phải đi? Mặc dù ở đây thời tiết thay đổi thất thường nhưng chúng ta sống yên ổn không có cọp sói, chẳng tốt hay sao? Thế gian này làm sao có chuyện hoàn hảo được. Nếu anh đi nơi khác cũng sẽ gặp chuyện không vừa ý. Anh hãy nghe tôi an tâm ở lại đây nhé”.
Con cáo đáp: “Không! Ở đây lúc lạnh lúc nóng tôi không chịu đựng nổi”.
Nó đến vùng rừng núi cây xanh bạt ngàn. Nơi đây khí hậu rất dễ chịu, phong cảnh rất đẹp. Được vài ngày nó lại cho rằng nơi đây cũng không phải là nơi lý tưởng. Bởi vì ở đây có sư tử rất hung dữ, cũng có cả chó sói nham hiểm. Tuy nhiên vì tham phong cảnh đẹp nó vẫn chần chừ ở lại. Một hôm, nó vừa ra ngoài tìm thức ăn liền bị chó sói tóm ăn thịt. Đến phút cuối cùng nó chợt hối hận không chịu nghe lời bạn khuyên nên ngày nay nó mới có kết quả bi thảm như thế.
Bài học đạo lý:
Làm người chẳng có ai hoàn hảo, hoàn cảnh cũng chẳng có nơi nào tốt đẹp trọn vẹn, đây gọi là thế giới Ta bà. Thời tiết có lúc lạnh lúc nóng. Chúng ta sinh ra ở đây, tất nhiên phải thích ứng khí hậu và cuộc sống ở đây. Mỗi dân tộc đều có cách sống riêng của họ, tập quán là sống tự nhiên, chúng ta chịu khổ hay hưởng hạnh phúc nhiều ít đều có nghiệp nhân từ quá khứ.
Mỗi người đều có cá tính riêng, hiểu biết, ưa thích và thói quen cuộc sống đều không giống nhau, biết nhường nhịn lẫn nhau, phải tùy thuận theo người khác thì mới có thể sống chung với nhau được. Làm người ai cũng có hy vọng nhưng tương lai của mỗi người thành tựu thì khác nhau. Do vì mọi người luôn muốn người khác bất cứ việc gì cũng nghe theo mình, nên có xảy ra chuyện thị phi tranh cãi.
Làm người ai cũng có tham, sân, si và cũng có những đức tính lương thiện từ, bi, hỉ, xả, tính nào nhiều thì trở thành thói quen tính ấy. Lục tổ Huệ Năng dạy:
Xưa nay không một vật
Nơi nào dính bụi bặm
Bản tính vốn thanh tịnh thì dính bụi bặm nơi nào? Chỉ vì chúng ta nhiễm thói xấu lâu ngày, đã là tiêm nhiễm thì không phải tự tính, không phải chân thật. Mọi người đều có thể sửa đổi tính xấu trở thành tính tốt, chỉ là mình có chịu làm hay không mà thôi.
Cổ đức dạy: “Giang sơn dễ đổi, tính người khó sửa”.
Vì nguyên nhân tập khí nặng nề, nhưng không phải là không sửa được. Nếu chúng ta có trí tuệ, nỗ lực tu hành sửa đổi thì tính nết gì cũng thay đổi được. Chúng ta sửa đổi thói xấu thì mới ra khỏi sáu đường sinh tử. Cho nên thói xấu không là cố định, cũng không phải không sửa được. Chúng ta cần dựa theo trí huệ để nhìn thấy rõ phá trừ, phải nỗ lực tu hành. Khi ấy thiên hạ thái bình, thoát khỏi luân hồi, được tự tại.

Học chữ nhẫn để không còn đố kỵ, khổ đau

Học chữ nhẫn để không còn đố kỵ, khổ đau
Ả chu cái mỏ nhọn hoắt, dài thượt ra chửi bà Thu quán bên cạnh:

Phước báo của sự tùy hỷ

Người tu học Phật ai cũng biết bố thí hay hoạt động từ thiện là một pháp lành mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 

Phước báo của sự tùy hỷ
Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện được pháp lành này nếu như quan niệm chỉ có tiền bạc, của cải mới có thể bố thí.

Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không?

Trong gia đình, nếu có người thân qua đời, con cháu cúng cầu siêu trong 49 ngày, niệm Phật mỗi đêm trước bàn Phật. 

Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không?
Nhưng sau 49 ngày, thì còn cầu siêu bằng cách niệm Phật tiếp tục nữa không?

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.