Nhận diện vũ khí khủng trong “Fast and Furious 7”

Nhận diện vũ khí khủng trong “Fast and Furious 7”

(Kiến Thức) - Siêu bom tấn “Fast and Furious 7” ngoài dàn xế khủng, cảnh quay hoành tráng còn có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí quân sự tối tân. 

Siêu bom tấn  “Fast and Furious 7” (quá nhanh và quá nguy hiểm) đang làm mưa làm gió trong làng điện ảnh trên thế giới. Bộ phim cuốn hút người xem với cảnh quay hoành tráng, những màn rượt đuổi nghẹt thở, các pha hành động thót tim và đặc biệt là 4 phút cuối chia tay diễn viên tài ba Paul Walker ở đoạn cuối lấy đi nước mắt hàng triệu khán giả. Bên cạnh đó, siêu bom tấn của làng điện ảnh thế giới 2015 còn trình diễn hàng loạt công nghệ vũ khí hiện đại của nước Mỹ khiến người xem không khỏi trầm trồ.
Siêu bom tấn “Fast and Furious 7” (quá nhanh và quá nguy hiểm) đang làm mưa làm gió trong làng điện ảnh trên thế giới. Bộ phim cuốn hút người xem với cảnh quay hoành tráng, những màn rượt đuổi nghẹt thở, các pha hành động thót tim và đặc biệt là 4 phút cuối chia tay diễn viên tài ba Paul Walker ở đoạn cuối lấy đi nước mắt hàng triệu khán giả. Bên cạnh đó, siêu bom tấn của làng điện ảnh thế giới 2015 còn trình diễn hàng loạt công nghệ vũ khí hiện đại của nước Mỹ khiến người xem không khỏi trầm trồ.
Hình ảnh những siêu xe của nhóm Dominic Toretto “đổ bộ đường không” từ máy bay vận tải khổng lồ là một trong những cảnh quay hoành tráng nhất của “Fast and Furious 7”. Đó là một chiếc C-17 Globalmaster III – một trong những vận tải cơ quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Hình ảnh những siêu xe của nhóm Dominic Toretto “đổ bộ đường không” từ máy bay vận tải khổng lồ là một trong những cảnh quay hoành tráng nhất của “Fast and Furious 7”. Đó là một chiếc C-17 Globalmaster III – một trong những vận tải cơ quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Máy bay vận tải cỡ lớn C-17 Globemaster III do công ty McDonnell Douglas (sau này sáp nhật vào Boeing) thiết kế và phát triển từ cuối những năm 1980. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ không vận chiến lược, vận tải quân - hàng hóa đi khắp thế giới, tải thương, đổ bộ đường không....
Máy bay vận tải cỡ lớn C-17 Globemaster III do công ty McDonnell Douglas (sau này sáp nhật vào Boeing) thiết kế và phát triển từ cuối những năm 1980. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ không vận chiến lược, vận tải quân - hàng hóa đi khắp thế giới, tải thương, đổ bộ đường không....
Đơn giá mỗi chiếc vào khoảng 218 triệu USD, khoảng 250 chiếc được chế tạo từ năm 1991-2015 và xuất khẩu tới Anh, Australia và Ấn Độ.
Đơn giá mỗi chiếc vào khoảng 218 triệu USD, khoảng 250 chiếc được chế tạo từ năm 1991-2015 và xuất khẩu tới Anh, Australia và Ấn Độ.
Vận tải cơ C-17 có kích cỡ cực kỳ lớn, dài 53m, sải cánh 52m, cao 16,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 265 tấn.
Vận tải cơ C-17 có kích cỡ cực kỳ lớn, dài 53m, sải cánh 52m, cao 16,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 265 tấn.
Để nâng cả con quái vật này lên bầu trời, nhà thiết kế đã trang bị cho C-17 4 động cơ phản lực cực khỏe F117-PW-100, công suất 180 kN/động cơ.
Để nâng cả con quái vật này lên bầu trời, nhà thiết kế đã trang bị cho C-17 4 động cơ phản lực cực khỏe F117-PW-100, công suất 180 kN/động cơ.
Với 4 động cơ, C-17 có thể cất cánh sau khi chạy đà 2.316m (hạ cánh cần 1.060m), tốc độ bay hành trình 830km/h, tầm bay tối đa 10.390km, trần bay hơn 13.000m.
Với 4 động cơ, C-17 có thể cất cánh sau khi chạy đà 2.316m (hạ cánh cần 1.060m), tốc độ bay hành trình 830km/h, tầm bay tối đa 10.390km, trần bay hơn 13.000m.
Khoang hàng của C-17 có thể chứa 77,5 tấn hàng hóa các loại (bao gồm cả chở quân, xe cơ giới).
Khoang hàng của C-17 có thể chứa 77,5 tấn hàng hóa các loại (bao gồm cả chở quân, xe cơ giới).
Theo quảng cáo của nhà sản xuất, máy bay vận tải C-17 có thể chở 102 lính dù hoặc 134 lính với việc bố trí lại ghế...
Theo quảng cáo của nhà sản xuất, máy bay vận tải C-17 có thể chở 102 lính dù hoặc 134 lính với việc bố trí lại ghế...
…hoặc 36 cáng cứu thương cùng các bác sĩ…
…hoặc 36 cáng cứu thương cùng các bác sĩ…
…hoặc một xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hoặc 3 xe thiết giáp Strkyer hoặc 6 xe thiết giáp M1117. Trong ảnh, lựu pháo tự hành PzH-2000 của Đức được không vận bằng C-17.
…hoặc một xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hoặc 3 xe thiết giáp Strkyer hoặc 6 xe thiết giáp M1117. Trong ảnh, lựu pháo tự hành PzH-2000 của Đức được không vận bằng C-17.
Cận cảnh buồng lái của C-17.
Cận cảnh buồng lái của C-17.
C-17 được trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa tầm nhiệt.
C-17 được trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa tầm nhiệt.
Tuy vậy, chiếc vận tải cơ C-17 trong phim thực ra là sản phẩm của kĩ thuật số ghép ảnh. Các cảnh quay thực được thực hiện với một chiếc vận tải C-130, từng ô tô được thả từ C-130 và sau đó được ghép lại trong phim.
Tuy vậy, chiếc vận tải cơ C-17 trong phim thực ra là sản phẩm của kĩ thuật số ghép ảnh. Các cảnh quay thực được thực hiện với một chiếc vận tải C-130, từng ô tô được thả từ C-130 và sau đó được ghép lại trong phim.
Ngoài C-17, “Fast and Furious 7” còn đưa tới người xem loại trực thăng tàng hình bí ẩn ở đoạn cuối bộ phim trong cảnh rượt đuổi từ trên không. Chiếc trực thăng được điều khiển bởi trùm khủng bố Mose Jakande xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ mà không hề bị phát hiện. Nó có kiểu dáng rất kỳ lạ, trang bị hàng loạt công nghệ điện tử - vũ khí khủng. Căn cứ vào hình ảnh trên phim, phần đầu máy bay rất giống với mẫu trực thăng bí ẩn của Quân đội Mỹ được cho là sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden.
Ngoài C-17, “Fast and Furious 7” còn đưa tới người xem loại trực thăng tàng hình bí ẩn ở đoạn cuối bộ phim trong cảnh rượt đuổi từ trên không. Chiếc trực thăng được điều khiển bởi trùm khủng bố Mose Jakande xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ mà không hề bị phát hiện. Nó có kiểu dáng rất kỳ lạ, trang bị hàng loạt công nghệ điện tử - vũ khí khủng. Căn cứ vào hình ảnh trên phim, phần đầu máy bay rất giống với mẫu trực thăng bí ẩn của Quân đội Mỹ được cho là sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden.
Siêu bom tấn “Fast and Furious 7” cũng sử dụng rất nhiều loại súng khủng. Một trong số đó gây cảm giác mạnh với người xem là khẩu súng máy đa nòng với băng đạn dài mà Luke Hobbs dùng để bắn trực thăng của Mose Jakande. Đó là kiểu súng máy Galting nổi danh của Quân đội Mỹ, cỡ 7,62mm với 6 nòng xoay bằng điện, tốc độ bắn vài nghìn phát/phút với mật độ hỏa lực khủng khiếp. Nó thường được trang bị trên trực thăng, máy bay (có thể là cỡ lớn hơn), tàu cao tốc…
Siêu bom tấn “Fast and Furious 7” cũng sử dụng rất nhiều loại súng khủng. Một trong số đó gây cảm giác mạnh với người xem là khẩu súng máy đa nòng với băng đạn dài mà Luke Hobbs dùng để bắn trực thăng của Mose Jakande. Đó là kiểu súng máy Galting nổi danh của Quân đội Mỹ, cỡ 7,62mm với 6 nòng xoay bằng điện, tốc độ bắn vài nghìn phát/phút với mật độ hỏa lực khủng khiếp. Nó thường được trang bị trên trực thăng, máy bay (có thể là cỡ lớn hơn), tàu cao tốc…

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.