Nhà xác hết chỗ ở tâm dịch mới của thế giới

Nhà xác hết chỗ ở tâm dịch mới của thế giới

Hình ảnh những thi thể của nạn nhân chết vì Covid-19 xếp dọc hành lang bệnh viện ở thủ đô Bucharest đã lột tả sự khốc liệt của làn sóng dịch mới.

Các nhân viên nhà tang lễ kéo xe đẩy đựng quan tài rời khỏi nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest, Romania để đưa nạn nhân  Covid-19 đi chôn cất hôm 8/11. Hàng trăm người đã chết mỗi ngày trong hai tháng qua ở Romania, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch mới đang càn quét các quốc gia Trung và Đông Âu, khu vực có ít người được chủng ngừa hơn nhiều so với Tây Âu.
Các nhân viên nhà tang lễ kéo xe đẩy đựng quan tài rời khỏi nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest, Romania để đưa nạn nhân Covid-19 đi chôn cất hôm 8/11. Hàng trăm người đã chết mỗi ngày trong hai tháng qua ở Romania, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch mới đang càn quét các quốc gia Trung và Đông Âu, khu vực có ít người được chủng ngừa hơn nhiều so với Tây Âu.
Các túi thi thể nạn nhân Covid-19 được đặt dọc hành lang Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest do hết chỗ hôm 8/11. Nhà xác trong bệnh viện lớn nhất của Romania không còn chỗ cho người chết. Đợt sóng Covid-19 đang càn quét nước này hiện lên rõ nét nhất ở hình ảnh những thi thể của nạn nhân chết vì Covid-19 - được bọc trong túi nhựa đen - xếp dọc hành lang bệnh viện ở thủ đô Bucharest.
Các túi thi thể nạn nhân Covid-19 được đặt dọc hành lang Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest do hết chỗ hôm 8/11. Nhà xác trong bệnh viện lớn nhất của Romania không còn chỗ cho người chết. Đợt sóng Covid-19 đang càn quét nước này hiện lên rõ nét nhất ở hình ảnh những thi thể của nạn nhân chết vì Covid-19 - được bọc trong túi nhựa đen - xếp dọc hành lang bệnh viện ở thủ đô Bucharest.
Trong ảnh, một nhân viên y tế khử trùng quan tài của nạn nhân Covid-19 tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest trước khi các nhân viên nhà tang lễ, mặc trang phục bảo hộ màu trắng, mang đi chôn cất, ở Bucharest, hôm 8/11. Quốc gia 19 triệu dân hiện nằm trong số các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất ở châu Âu. Tỷ lệ tử vong trung bình hàng ngày ở Romania trong tuần trước lên tới 23,7 trên một triệu người và tới nay giảm xuống còn 21, theo Our World in Data. Tỷ lệ này vẫn cao hơn 30 lần so với các nước Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha, đồng thời cao hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 3,1%.
Trong ảnh, một nhân viên y tế khử trùng quan tài của nạn nhân Covid-19 tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest trước khi các nhân viên nhà tang lễ, mặc trang phục bảo hộ màu trắng, mang đi chôn cất, ở Bucharest, hôm 8/11. Quốc gia 19 triệu dân hiện nằm trong số các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất ở châu Âu. Tỷ lệ tử vong trung bình hàng ngày ở Romania trong tuần trước lên tới 23,7 trên một triệu người và tới nay giảm xuống còn 21, theo Our World in Data. Tỷ lệ này vẫn cao hơn 30 lần so với các nước Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha, đồng thời cao hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 3,1%.
Các nhân viên y tế cùng với nhân viên nhà tang lễ tại nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest đặt thi thể của một nạn nhân Covid-19 vào quan tài.
Các nhân viên y tế cùng với nhân viên nhà tang lễ tại nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest đặt thi thể của một nạn nhân Covid-19 vào quan tài.
Nhân viên y tế kiểm tra túi thi thể của nạn nhân Covid-19 tại nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Theo Bộ Y tế Romania, hơn 90% trường hợp tử vong là những người không tiêm vaccine và khoảng 85% ở độ tuổi trên 60. Các nhà chức trách Romania đã áp đặt biện pháp phòng dịch tăng cường cách đây hai tuần, bao gồm lệnh giới nghiêm lúc 22h và người dân bắt buộc phải trình giấy chứng nhận tiêm chủng nếu muốn tham gia hoạt động như tập thể dục, tới rạp chiếu phim hoặc trung tâm mua sắm.
Nhân viên y tế kiểm tra túi thi thể của nạn nhân Covid-19 tại nhà xác Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Theo Bộ Y tế Romania, hơn 90% trường hợp tử vong là những người không tiêm vaccine và khoảng 85% ở độ tuổi trên 60. Các nhà chức trách Romania đã áp đặt biện pháp phòng dịch tăng cường cách đây hai tuần, bao gồm lệnh giới nghiêm lúc 22h và người dân bắt buộc phải trình giấy chứng nhận tiêm chủng nếu muốn tham gia hoạt động như tập thể dục, tới rạp chiếu phim hoặc trung tâm mua sắm.
Nhân viên của nhà tang lễ chỉnh trang bộ đồ bảo hộ khi đưa quan tài của một nạn nhân Covid-19 đi chôn cất từ Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest hôm 8/11. Maria Sajin, người đứng đầu một nhà tang lễ địa phương, cho biết một số nạn nhân Covid-19 tử vong ở độ tuổi 20 hoặc 25. “Họ đã không hiểu thông suốt về sự cần thiết của việc tiêm chủng, rằng chưa có sẵn thuốc chữa bệnh này”.
Nhân viên của nhà tang lễ chỉnh trang bộ đồ bảo hộ khi đưa quan tài của một nạn nhân Covid-19 đi chôn cất từ Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest hôm 8/11. Maria Sajin, người đứng đầu một nhà tang lễ địa phương, cho biết một số nạn nhân Covid-19 tử vong ở độ tuổi 20 hoặc 25. “Họ đã không hiểu thông suốt về sự cần thiết của việc tiêm chủng, rằng chưa có sẵn thuốc chữa bệnh này”.
Một bệnh nhân ngồi trên giường tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Nhiều khu vực trong bệnh viện đã phải chuyển đổi để chữa trị bệnh nhân Covid-19 do số người nhập viện tăng vọt. Giải thích về những trường hợp tử vong trẻ tuổi, Valeriu Gheorghita - người đứng đầu chiến dịch tiêm chủng của Romania - nói với Reuters rằng hiện tồn tại một kiểu tâm lý tự cho rằng “ở tuổi của tôi, tôi sẽ sống miễn bản thân muốn thế”. “Rất khó thuyết phục mọi người tiêm phòng - vấn đề là cách họ nhìn nhận cuộc sống và nguy cơ mắc bệnh", ông giải thích.
Một bệnh nhân ngồi trên giường tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Nhiều khu vực trong bệnh viện đã phải chuyển đổi để chữa trị bệnh nhân Covid-19 do số người nhập viện tăng vọt. Giải thích về những trường hợp tử vong trẻ tuổi, Valeriu Gheorghita - người đứng đầu chiến dịch tiêm chủng của Romania - nói với Reuters rằng hiện tồn tại một kiểu tâm lý tự cho rằng “ở tuổi của tôi, tôi sẽ sống miễn bản thân muốn thế”. “Rất khó thuyết phục mọi người tiêm phòng - vấn đề là cách họ nhìn nhận cuộc sống và nguy cơ mắc bệnh", ông giải thích.
Bên trong một phòng chữa trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Thất vọng và làm việc quá tải, các bác sĩ của Romania đang phải phải vật lộn mệt mỏi với làn sóng mới của đại dịch. "Một ngôi làng biến mất mỗi ngày ở Romania!", tiến sĩ Catalin Cirstoiu, người đứng đầu Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest, nói. “Còn trong một tuần hay một tháng thì sao? Một ngôi làng lớn hơn? Hay một thành phố? Chúng ta sẽ dừng lại ở đâu?”.
Bên trong một phòng chữa trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Thất vọng và làm việc quá tải, các bác sĩ của Romania đang phải phải vật lộn mệt mỏi với làn sóng mới của đại dịch. "Một ngôi làng biến mất mỗi ngày ở Romania!", tiến sĩ Catalin Cirstoiu, người đứng đầu Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest, nói. “Còn trong một tuần hay một tháng thì sao? Một ngôi làng lớn hơn? Hay một thành phố? Chúng ta sẽ dừng lại ở đâu?”.
Bệnh nhân thở qua mặt nạ dưỡng khí tại khu Covid-19 của Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest hôm 8/11.
Bệnh nhân thở qua mặt nạ dưỡng khí tại khu Covid-19 của Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest hôm 8/11.
Cho tới nay, Romania ghi nhận 1,72 triệu ca nhiễm SARS- CoV-2, trong đó có 51.483 trường hợp tử vong. Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử một nhóm đến trợ giúp ứng phó với đại dịch tại Romania.
Cho tới nay, Romania ghi nhận 1,72 triệu ca nhiễm SARS- CoV-2, trong đó có 51.483 trường hợp tử vong. Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử một nhóm đến trợ giúp ứng phó với đại dịch tại Romania.
Qua tấm nhựa ngăn cách có thể nhìn thấy một bệnh nhân thở qua mặt nạ dưỡng khí tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Tỷ lệ tiêm chủng thấp ở Romania và các nơi khác trong khu vực được cho là kết quả của sự thiếu tin tưởng chung vào giới chức trách, khoảng cách giáo dục và phong trào chống tiêm chủng. “Chúng tôi đang kiệt quệ về tài chính... và cả về thể chất lẫn tâm lý", tiến sĩ Cirstoiu chia sẻ. Ông nhấn mạnh rằng "nếu 70% dân số được tiêm chủng, chúng tôi đã không phải gánh chịu làn sóng dịch thứ tư”.
Qua tấm nhựa ngăn cách có thể nhìn thấy một bệnh nhân thở qua mặt nạ dưỡng khí tại Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest. Tỷ lệ tiêm chủng thấp ở Romania và các nơi khác trong khu vực được cho là kết quả của sự thiếu tin tưởng chung vào giới chức trách, khoảng cách giáo dục và phong trào chống tiêm chủng. “Chúng tôi đang kiệt quệ về tài chính... và cả về thể chất lẫn tâm lý", tiến sĩ Cirstoiu chia sẻ. Ông nhấn mạnh rằng "nếu 70% dân số được tiêm chủng, chúng tôi đã không phải gánh chịu làn sóng dịch thứ tư”.
Các chuyên gia đổ lỗi tình trạng số ca tử vong tăng vọt cho tỷ lệ tiêm chủng thấp ở Romania, nơi khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 75%.
Các chuyên gia đổ lỗi tình trạng số ca tử vong tăng vọt cho tỷ lệ tiêm chủng thấp ở Romania, nơi khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 75%.
Một bệnh nhân ngồi xe lăn đang được hỗ trợ thở qua mặt nạ dưỡng khí tại phòng cấp cứu tại Bệnh viện Cấp cứu quận Giurgiu, ở Romania ngày 4/11.
Một bệnh nhân ngồi xe lăn đang được hỗ trợ thở qua mặt nạ dưỡng khí tại phòng cấp cứu tại Bệnh viện Cấp cứu quận Giurgiu, ở Romania ngày 4/11.
Valeriu Gheorghita, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Điều phối Các hoạt động tiêm chủng ngừa Covid-19, tiêm vaccine cho một người đàn ông trong chiến dịch tiêm chủng marathon ở Bucharest hôm 24/10.
Valeriu Gheorghita, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Điều phối Các hoạt động tiêm chủng ngừa Covid-19, tiêm vaccine cho một người đàn ông trong chiến dịch tiêm chủng marathon ở Bucharest hôm 24/10.

GALLERY MỚI NHẤT