Nhà Trắng xác nhận thủ lĩnh tối cao Taliban đã chết

Ngày 29/7, Nhà Trắng tuyên bố giới chức Mỹ đã kết luận rằng thông tin về cái chết của thủ lĩnh tối cao Taliban Mullah Mohammad Omar là đáng tin cậy.

Người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz không bình luận về khoảng thời gian mà Mullah Omar đã chết, song cho biết cộng đồng tình báo Mỹ đang nghiên cứu kỹ lưỡng các tình huống xung quanh cái chết của Mullah Omar.
Nha Trang xac nhan thu linh toi cao Taliban da chet
Cơ quan tình báo Afghanistan ngày 29/7 cho biết thủ lĩnh tối cao Taliban, Mullah Omar đã chết cách đây hơn hai năm.
Hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn Cục An ninh quốc gia Afghanistan Abdul Hassib Seddiqi, nói rằng thủ lĩnh tối cao Taliban đã chết trong một bệnh viện ở thành phố Karachi của Pakistan vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhân vật này. Trước đó, phó phát ngôn viên của tổng thống Afghanistan, ông Zafar Hashemi cho biết chính phủ đang điều tra những báo cáo rằng thủ lĩnh tối cao của Taliban đã chết. Tuy nhiên, phát ngôn viên Taliban vẫn bác bỏ thông tin này và khẳng định Mullah Omar "vẫn còn sống".
Thông báo trên được đưa ra hai ngày trước khi Chính phủ Afghanistan và phiến quân Taliban tổ chức vòng hòa đàm chính thức thứ hai tại Pakistan nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 năm. Giới phân tích cho rằng xác nhận về cái chết của Omar có thể gây phức tạp cho tiến trình hòa bình khi Taliban vẫn công bố một số thông điệp được cho là từ thủ lĩnh này, trong đó có việc quyết định liệu có tiếp tục chiến tranh hay đàm phán với Chính phủ Afghanistan.
Thủ lĩnh tối cao Taliban Omar là người thành lập phong trào Taliban tại tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan vào năm 1994 và thành lập "Nhà nước Hồi giáo Afghanistan” tự xưng sau khi chiếm thủ đô Kabul năm 1996. Sau khi chế độ Taliban sụp đổ năm 2001, Omar tiếp tục lãnh đạo các hoạt động chống đối của Taliban nhằm vào lực lượng do Mỹ đứng đầu ở quốc gia này. Thủ lĩnh tối cao Taliban đã trốn khỏi sự truy nã của Mỹ trong hơn 14 năm qua và nhiều lần được báo là đã chết nhưng không có bằng chứng rõ ràng.

Có tránh khỏi cuộc chiến đẫm máu IS-Taliban ở Afghanistan?

(Kiến Thức) - Phải chăng  vụ  phiến quân IS tấn công giết chết ít nhất 10 chiến binh Taliban là sự khởi đầu của một cuộc chiến đẫm máu lâu dài nhằm kiểm soát Afghanistan?  

Các phương tiện truyền thông Afghanistan đưa tin  ngày 3/6, phiến quân IS đã phục kích một đoàn xe  của Taliban ở tỉnh Nangarhar và chặt đầu một số người bị bắt.
Ông Abdul Hai Akhondzada, Phó Chủ nhiệm  Ủy ban An ninh quốc gia của Quốc hội Afghanistan,  nói với DW: “Cư dân địa phương và các quan chức an ninh khẳng định rằng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giết chết 10-15 thành viên Taliban ở tỉnh Nangarhar". 

Vì sao Taliban muốn xua đuổi IS khỏi Afghanistan?

(Kiến Thức) - Taliban muốn IS “cút khỏi” Afghanistan vì đất nước này chỉ đủ chỗ cho một trong hai mãnh hổ và con hổ đó không phải là Nhà nước Hồi giáo.

Một vài tháng sau khi thành phố Mosul ở Iraq bị thất thủ hồi mùa hè năm ngoái, có nhiều tin đồn rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang bành trướng về phía đông và tiến vào Afghanistan.
Mức độ hoạt động và sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo ở  Afghanistan xem ra vẫn còn khá mơ hồ, nhưng Taliban đã bắt đầu cảm thấy lo ngại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.